Ăn những bộ phận này của lợn, cẩn thận rước bệnh vào người

Lâu nay những món ăn từ các bộ phận của lợn như gan, óc, phổi là thứ khoái khẩu của nhiều người.

Ăn những bộ phận này của lợn, cẩn thận rước bệnh vào người
Gan lợn, óc lợn hay phổi lợn là những thứ thường có trong món lòng lợn, thậm chí nhiều người còn mua từng bộ phận này về chế biến để ăn. Tuy nhiên, ít người biết rằng, đây là những bộ phận chứa nhiều chất độc hại nhất của lợn.
Gan lợn
Gan lợn là bộ phận chứa nhiều cholesterol và các kim loại nặng. Nhu cầu mỗi người chỉ được phép dung nạp khoảng 300mg cholesterol/ngày. Trong khi đó, cholesterol trong gan lợn rất lớn, nếu chỉ ăn 100g gan, sẽ dung nạp trên 400mg cholesterol.
Tất cả các thức ăn khi lợn ăn vào đều phải đi qua gan để giải độc, quá trình thải độc đó nếu không thực hiện tốt vô tình giữ lại rất nhiều tồn dư chất độc hại, bao gồm chất tăng trưởng trong thức ăn chăn nuôi và rất nhiều hợp chất và kim loại nặng.
An nhung bo phan nay cua lon, can than ruoc benh vao nguoi
Ảnh minh họa. 
Vì thế, bạn nên cân nhắc việc ăn gan lợn và số lượng phù hợp để không bị dư thừa cholesterol, chất độc, kim loại nặng, gây tổn hại cho sức khỏe.
Một số sai lầm thường gặp trong cách chế biến gan lợn khiến độc tố trong gan không được loại bỏ:
- Chọn phải gan của con lợn có bệnh:
Gan của những con lợn có bệnh thường không có màu đỏ tươi, bề mặt gan có nốt sần. Khi ấn tay vào không có độ đàn hồi mà cảm giác nhẽo, chảy nước.
Gan lợn bệnh có thể phân biệt được ở những nốt sần, màu vàng hoặc tím sẫm, mùi hôi. Loại gan này cực kỳ độc hại, không nên mua về ăn.
- Chế biến gan chưa chín hẳn:
Trong gan có thể chứa nhiều ký sinh trùng như sán lá gan lớn, sán lá gan nhỏ, hoặc có chứa virus gây bệnh. Nếu gan không được nấu chín hẳn, còn tái sẽ không diệt hết được các loại virus, ký sinh trùng này.
Nếu ăn loại gan này tức là bạn đã đem mầm bệnh nguy hiểm vào người.
- Trước khi chế biến không bóc lớp màng trên bề mặt, bóp hết máu đọng trong miếng gan lợn:
Lượng máu đọng trong gan chứa rất nhiều độc tố mà gan chưa kịp đào thải, vì vậy trước khi chế biến bạn cần bóp hết lượng máu đọng này. Đồng thời, hãy bóc bỏ lớp màng mỏng trên bề mặt gan để việc vệ sinh gan được triệt để.
Óc lợn
Dù óc lợn được xem là món ăn bổ dưỡng vì chứa canxi, phốt pho, sắt và một số thành phần khác nhưng lại chứa cholesterol Trinidad và Tobago rất cao.
An nhung bo phan nay cua lon, can than ruoc benh vao nguoi-Hinh-2
Ảnh minh họa. 
Trong 100g óc lợn có tới 2.195 mg cholesterol là chất dễ gây xơ vữa động mạch ở người lớn. Nhu cầu cholesterol hàng ngày chỉ cần dưới 300 mg. Nếu ăn 100 g óc lợn thì lượng cholesterol đã cao gấp 7 lần nhu cầu hàng ngày. Điều đó cho thấy óc không phải là thức ăn bổ dưỡng như nhiều người lầm tưởng, nếu ăn quá nhiều thì còn có hại.
Phổi lợn
An nhung bo phan nay cua lon, can than ruoc benh vao nguoi-Hinh-3
Ảnh minh họa. 
Phổi là cơ quan hô hấp, có rất nhiều phế nang, đây được xem là nơi dễ dàng nhất để tích tụ và lắng đọng nhiều bụi trong màng phổi. Vì vậy, phổi lợn là bộ phận tích tụ nhiều độc tố nhất trên cơ thể lợn.
Lợn thường hay hít đất, nguyên nhân khiến một lượng bụi cùng với các kim loại nặng sẽ bị hít sâu vào trong phổi và nằm yên ở đó. Khi con người ăn vào, sẽ vô tình mang theo bụi, kim loại nặng vào theo, thậm chí có cả virus gây bệnh, gây hại rất lớn cho cơ thể.
Theo kết quả kiểm nghiệm, nếu lợn được nuôi bằng thức ăn chứa hóa chất, trong phổi lợn chứa một lượng độc tố chất tạo nạc và những thành phần tăng trọng trong thức ăn chăn nuôi, chiếm tỷ lệ 60% trong toàn bộ thịt lợn. Ăn phổi lợn nếu không xử lý, sơ chế đúng cách có thể bị ngộ độc.
Lợn có thói quen nằm nhiều hơn di chuyển, mọi khí bẩn và ô nhiễm trong chuồng lợn đều bị hít vào phổi và rất khó để đào thải, thanh lọc hết những chất độc này.
Mời quý độc giả xem video Những thực phẩm thường gặp nhưng rất độc (nguồn Youtube):

4 món ăn từ gan lợn giúp bổ sung vitamin D

(Kiến Thức) - Tình trạng thiếu vitamin D nguy hiểm sẽ được cải thiện nếu bạn bổ sung chất này từ các món ăn từ gan lợn sau đây. 

4 món ăn từ gan lợn giúp bổ sung vitamin D
Ảnh minh họa.
 Ảnh minh họa.
Vitamin D rất quan trọng, được coi là hormon của cơ thể, đóng vai trò chính trong việc bảo đảm hoạt động của cơ bắp, tim, phổi và chức năng hoạt động của não. Để cung cấp vitamin D cho cơ thể, ngoài tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, cần trọng dụng các loại thực phẩm như trứng, sữa, bơ, gan cá, nấm hương... và đặc biệt có thể dùng gan lợn để chế các món ăn. 

4 không khi ăn gan lợn ai cũng phải biết

Nếu không biết cách chế biến, bạn có thể biến món gan lợn bổ dưỡng thành "thuốc độc" gây hại cho sức khỏe.

4 không khi ăn gan lợn ai cũng phải biết
Gan lợn là thực phẩm giàu vitamin A và chất sắt. Trong 100g gan lợn có 25mg sắt. Do đó, đây là món ăn có tác dụng chữa trị và phòng chống thiếu máu rất tốt.

Sẽ hết cảm lạnh nếu bạn biết điều này

Biết bí quyết đơn giản dưới đây bạn sẽ hết cảm lạnh ngay trong tích tắc mà không cần tới thuốc tây!

Sẽ hết cảm lạnh nếu bạn biết điều này
Ăn cháo giải cảm

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Nam giới ăn gì bổ tinh hoàn?

Nam giới ăn gì bổ tinh hoàn?

Một chế độ dinh dưỡng lành mạnh không chỉ giúp cải thiện sức khỏe toàn diện mà còn nâng cao chức năng tinh hoàn, hỗ trợ quá trình sinh tinh và sản xuất hormone sinh dục.