Ấn Độ tuyên bố quyết tâm giành ưu thế trên không trước Trung Quốc

Ấn Độ tuyên bố quyết tâm giành ưu thế trên không trước Trung Quốc

(Kiến Thức) - Theo kế hoạch, ngày 27/7 Công ty Dassault của Pháp sẽ bàn giao 4 chiếc Rafale đầu tiên, trong tổng số 36 chiếc (2 phi đội) cho Không quân Ấn Độ;  Ấn Độ hy vọng với số máy bay Rafale, họ sẽ giành ưu thế trên không tuyệt đối với Pakistan và cân bằng sức mạnh trên không với Trung Quốc.

Là một quốc gia lớn ở châu Á, từ khi giành lại độc lập từ tay người Anh (1947), Ấn Độ đã xây dựng quân đội, được trang bị hiện đại, nhằm đối phó với 2 đại kình địch là Pakistan và Trung Quốc cũng như các mối đe dọa phi truyền thống như khủng bố, ly khai... Ảnh: Chiến đấu cơ Su-30MKI của  không quân Ấn Độ - Nguồn: Wikipedia.
Là một quốc gia lớn ở châu Á, từ khi giành lại độc lập từ tay người Anh (1947), Ấn Độ đã xây dựng quân đội, được trang bị hiện đại, nhằm đối phó với 2 đại kình địch là Pakistan và Trung Quốc cũng như các mối đe dọa phi truyền thống như khủng bố, ly khai... Ảnh: Chiến đấu cơ Su-30MKI của không quân Ấn Độ - Nguồn: Wikipedia.
Qua các cuộc chiến với đại kình địch Pakistan, các nhà lãnh đạo Ấn Độ luôn nhận thấy vai trò quan trọng của lực lượng không quân; Ấn Độ là quốc gia đầu tiên ở châu Á sở hữu máy bay chiến đấu MiG-21, loại máy bay thuộc loại hiện đại nhất lúc bấy giờ; năm 1982, Ấn Độ cũng là quốc gia đầu tiên được Pháp bán cho máy bay chiến đấu Mirage 2000H. Ảnh: Chiến đấu cơ MiG-21 Bison của không quân Ấn Độ - Nguồn: Wikipedia.
Qua các cuộc chiến với đại kình địch Pakistan, các nhà lãnh đạo Ấn Độ luôn nhận thấy vai trò quan trọng của lực lượng không quân; Ấn Độ là quốc gia đầu tiên ở châu Á sở hữu máy bay chiến đấu MiG-21, loại máy bay thuộc loại hiện đại nhất lúc bấy giờ; năm 1982, Ấn Độ cũng là quốc gia đầu tiên được Pháp bán cho máy bay chiến đấu Mirage 2000H. Ảnh: Chiến đấu cơ MiG-21 Bison của không quân Ấn Độ - Nguồn: Wikipedia.
Gần đây, Ấn Độ lại tiếp tục mạnh tay chi 8,8 tỷ USD để mua 36 chiếc Rafale (tương đương 240 triệu USD/chiếc); đây là loại máy bay chiến đấu thế hệ 4++, được đánh giá có sức mạnh nhất trong máy bay chiến đấu thế hệ 4; Ấn Độ hy vọng, với số máy bay chiến đấu trên, họ sẽ giành ưu thế trên không tuyệt đối với Pakistan và cân bằng sức mạnh trên không với Trung Quốc. Ảnh: Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ Rajnath Singh phát biểu trong lễ bàn giao tiêm kích Rafale tại nhà máy Dassault Aviation, tây nam Pháp - Nguồn: Dassault Aviation.
Gần đây, Ấn Độ lại tiếp tục mạnh tay chi 8,8 tỷ USD để mua 36 chiếc Rafale (tương đương 240 triệu USD/chiếc); đây là loại máy bay chiến đấu thế hệ 4++, được đánh giá có sức mạnh nhất trong máy bay chiến đấu thế hệ 4; Ấn Độ hy vọng, với số máy bay chiến đấu trên, họ sẽ giành ưu thế trên không tuyệt đối với Pakistan và cân bằng sức mạnh trên không với Trung Quốc. Ảnh: Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ Rajnath Singh phát biểu trong lễ bàn giao tiêm kích Rafale tại nhà máy Dassault Aviation, tây nam Pháp - Nguồn: Dassault Aviation.
Máy bay chiến đấu Rafale là loại máy bay chiến đấu đa nhiệm, có thể trang bị cho cả không quân và không quân hải quân; có thể dùng chiếm ưu thế trên không, tiến công các mục tiêu mặt đất, trinh sát và cả tiến công hạt nhân. Ảnh: Máy bay chiến đấu Rafale - Nguồn: Dassault Aviation.
Máy bay chiến đấu Rafale là loại máy bay chiến đấu đa nhiệm, có thể trang bị cho cả không quân và không quân hải quân; có thể dùng chiếm ưu thế trên không, tiến công các mục tiêu mặt đất, trinh sát và cả tiến công hạt nhân. Ảnh: Máy bay chiến đấu Rafale - Nguồn: Dassault Aviation.
Máy bay Rafale do công ty Dassault của Pháp phát triển và chế tạo; đây cũng là công ty sản xuất loại chiến đấu cơ Mirage 2000H cho Không quân Ấn Độ; điểm mạnh của máy bay Rafale đó là khả năng cơ động, radar mảng pha điện tử chủ động RBE2 và tên lửa không đối không ngoài tầm nhìn MICA. Ảnh: Máy bay chiến đấu Rafale - Nguồn: Dassault Aviation.
Máy bay Rafale do công ty Dassault của Pháp phát triển và chế tạo; đây cũng là công ty sản xuất loại chiến đấu cơ Mirage 2000H cho Không quân Ấn Độ; điểm mạnh của máy bay Rafale đó là khả năng cơ động, radar mảng pha điện tử chủ động RBE2 và tên lửa không đối không ngoài tầm nhìn MICA. Ảnh: Máy bay chiến đấu Rafale - Nguồn: Dassault Aviation.
Với radar RBE2, phi công của Rafale có thể phát hiện theo dõi và tấn công đa mục tiêu ở khoảng cách đến 150 km. Còn tên lửa không đối không phóng ngoài tầm nhìn MICA, cự ly tiêu diệt mục tiêu lên đến 120 km. Với sự kết hợp giữa radar RBE2 và tên lửa MICA, cho Rafale khả năng chiếm ưu thế trên không vượt trội so với các loại máy bay chiến đấu của Pakistan và Trung Quốc. Ảnh: Radar RBE2 trang bị trên máy bay chiến đấu Rafale - Nguồn: Dassault Aviation.
Với radar RBE2, phi công của Rafale có thể phát hiện theo dõi và tấn công đa mục tiêu ở khoảng cách đến 150 km. Còn tên lửa không đối không phóng ngoài tầm nhìn MICA, cự ly tiêu diệt mục tiêu lên đến 120 km. Với sự kết hợp giữa radar RBE2 và tên lửa MICA, cho Rafale khả năng chiếm ưu thế trên không vượt trội so với các loại máy bay chiến đấu của Pakistan và Trung Quốc. Ảnh: Radar RBE2 trang bị trên máy bay chiến đấu Rafale - Nguồn: Dassault Aviation.
Điểm yếu của chiến đấu cơ Rafale đó là phi công không được trang bị thiết bị ngắm mục tiêu trong tầm nhìn gắn trên mũ bay (HMS), với lý do là Rafale là loại máy bay có khả năng cơ động tốt cũng như radar và tên lửa đủ sức phát hiện và tiêu diệt máy bay địch từ xa; tuy nhiên nếu cần, Ấn Độ có thể trang bị mũ bay HMS và cả vũ khí của Israel cho Rafale. Ảnh: Tên lửa MICA trang bị trên máy bay chiến đấu Rafale - Nguồn: Dassault Aviation.
Điểm yếu của chiến đấu cơ Rafale đó là phi công không được trang bị thiết bị ngắm mục tiêu trong tầm nhìn gắn trên mũ bay (HMS), với lý do là Rafale là loại máy bay có khả năng cơ động tốt cũng như radar và tên lửa đủ sức phát hiện và tiêu diệt máy bay địch từ xa; tuy nhiên nếu cần, Ấn Độ có thể trang bị mũ bay HMS và cả vũ khí của Israel cho Rafale. Ảnh: Tên lửa MICA trang bị trên máy bay chiến đấu Rafale - Nguồn: Dassault Aviation.
Với khả năng cơ động, khiến cho Rafale của Ấn Độ sẽ rất lợi thế trong không chiến, kết hợp với số Su-30MKI hiện đang là chiến đấu cơ chủ lực của Không quân Ấn Độ, sẽ tạo thành lực lượng mạnh, chiếm ưu thế tuyệt đối so với số F-16 và FC-1 của không quân Pakistan. Ảnh: Máy bay chiến đấu Rafale - Nguồn: Dassault Aviation.
Với khả năng cơ động, khiến cho Rafale của Ấn Độ sẽ rất lợi thế trong không chiến, kết hợp với số Su-30MKI hiện đang là chiến đấu cơ chủ lực của Không quân Ấn Độ, sẽ tạo thành lực lượng mạnh, chiếm ưu thế tuyệt đối so với số F-16 và FC-1 của không quân Pakistan. Ảnh: Máy bay chiến đấu Rafale - Nguồn: Dassault Aviation.
Với không quân Trung Quốc, hiện nay họ đưa vào loại máy bay chiến đấu thế hệ 5 J-20; tuy nhiên khả năng chiến đấu của J-20 vẫn chưa được kiểm chứng một cách chính xác, mặc dù J-20 có khả năng tàng hình và cũng được trang bị tên lửa không đối không ngoài tầm nhìn PL-15. Ảnh: Máy bay chiến đấu J-20 - Nguồn: Wikipedia.
Với không quân Trung Quốc, hiện nay họ đưa vào loại máy bay chiến đấu thế hệ 5 J-20; tuy nhiên khả năng chiến đấu của J-20 vẫn chưa được kiểm chứng một cách chính xác, mặc dù J-20 có khả năng tàng hình và cũng được trang bị tên lửa không đối không ngoài tầm nhìn PL-15. Ảnh: Máy bay chiến đấu J-20 - Nguồn: Wikipedia.
Tuy nhiên không quân Trung Quốc hiện đang được trang bị một số lượng lớn chiến đấu cơ thế hệ 4 như J-11B, J-16, Su-35; đây là những loại chiến đấu cơ có tính năng kỹ chiến thuật không hề kém Rafale, thậm chí J-16 và Su-35 còn có những tính năng vượt trội Rafale. Ảnh: Máy bay chiến đấu J-16 - Nguồn: Wikipedia.
Tuy nhiên không quân Trung Quốc hiện đang được trang bị một số lượng lớn chiến đấu cơ thế hệ 4 như J-11B, J-16, Su-35; đây là những loại chiến đấu cơ có tính năng kỹ chiến thuật không hề kém Rafale, thậm chí J-16 và Su-35 còn có những tính năng vượt trội Rafale. Ảnh: Máy bay chiến đấu J-16 - Nguồn: Wikipedia.
Bên cạnh đó, Trung Quốc hiện là quốc gia có năng lực sản xuất quốc phòng rất lớn, họ có khả năng "sao chép ngược" các loại máy bay chiến đấu hiện đại của Nga (cụ thể gần đây J-16 là phiên bản copy của Su-35, mà Nga mới bán cho Trung Quốc); và sản xuất loạt máy bay theo kiểu "bánh bao". Ảnh: Máy bay chiến đấu Su-35 của Không quân Trung Quốc - Nguồn: Sina.
Bên cạnh đó, Trung Quốc hiện là quốc gia có năng lực sản xuất quốc phòng rất lớn, họ có khả năng "sao chép ngược" các loại máy bay chiến đấu hiện đại của Nga (cụ thể gần đây J-16 là phiên bản copy của Su-35, mà Nga mới bán cho Trung Quốc); và sản xuất loạt máy bay theo kiểu "bánh bao". Ảnh: Máy bay chiến đấu Su-35 của Không quân Trung Quốc - Nguồn: Sina.
Vì vậy, nếu chỉ dựa vào 36 chiếc Rafale mà Ấn Độ hy vọng giành ưu thế trên không so với Trung Quốc là điều khó khăn. Theo các nhà phân tích quân sự, các nhà lãnh đạo Ấn Độ phải có tầm nhìn xa, trang bị các loại máy bay chiến đấu thế hệ 5 Su-57 của Nga hoặc F-35 của Mỹ, kết hợp với số máy bay chiến đấu hiện có, Ấn Độ mới có hy vọng cân bằng sức mạnh trên không với Trung Quốc. Ảnh: Máy bay chiến đấu Su-57 - Nguồn: Wikipedia.   Video Trung - Ấn giãn quân sau đụng độ biên giới, châu Á căng thẳng - Nguồn: VTC NOW
Vì vậy, nếu chỉ dựa vào 36 chiếc Rafale mà Ấn Độ hy vọng giành ưu thế trên không so với Trung Quốc là điều khó khăn. Theo các nhà phân tích quân sự, các nhà lãnh đạo Ấn Độ phải có tầm nhìn xa, trang bị các loại máy bay chiến đấu thế hệ 5 Su-57 của Nga hoặc F-35 của Mỹ, kết hợp với số máy bay chiến đấu hiện có, Ấn Độ mới có hy vọng cân bằng sức mạnh trên không với Trung Quốc. Ảnh: Máy bay chiến đấu Su-57 - Nguồn: Wikipedia.

Video Trung - Ấn giãn quân sau đụng độ biên giới, châu Á căng thẳng - Nguồn: VTC NOW

GALLERY MỚI NHẤT