Ấn Độ phản đối bản đồ phi pháp của Trung Quốc

Truyền thông Ấn Độ ngày 28/6 lên tiếng phản đối mạnh mẽ việc Trung Quốc vừa công bố bản đồ mới khi đưa Tây Tạng vào lãnh thổ Trung Quốc.

Theo phóng viên TTXVN tại New Delhi, truyền thông Ấn Độ ngày 28/6 đã lên tiếng phản đối mạnh mẽ việc Trung Quốc vừa công bố bản đồ mới, trong đó thể hiện Arunachal Pradesh – bang Đông Bắc Ấn Độ - như một phần thuộc Tây Tạng.
Báo India Today trích truyên bố của Bộ Ngoại giao Ấn Độ khẳng định “Arunachal Pradesh là bộ phận không thể tách rời của Ấn Độ. Vấn đề này đã được Ấn Độ nhiều lần chuyển tải đến chính quyền Trung Quốc.
Bản đồ phi pháp của Trung Quốc được in hàng loạt.
 Bản đồ phi pháp của Trung Quốc được in hàng loạt.
Chính quyền bang Arunachal Pradesh cực lực lên án hành động trên của Trung Quốc và đề nghị chính phủ Ấn Độ phải tìm giải pháp.
Thủ hiến bang Arunachal Pradesh, ông Nabam Tuki, phát biểu: “Chúng tôi phản đối và lên án tuyên bố chủ quyền (của Trung Quốc) đối với Arunachal Pradesh. Chúng tôi muốn Chính phủ đàm phán với Trung Quốc để tìm giải pháp cho vấn đề này".
Những tranh cãi liên quan đến bản đồ mới của Trung Quốc xuất hiện khi Phó Tổng thống Ấn Độ Hamid Ansari đang ở Bắc Kinh tham dự các sự kiện kỷ niệm 60 năm ký hiệp định Panchsheel, trong đó có 5 nguyên tắc cùng tồn tại hòa bình giữa Ấn Độ và Trung Quốc.
Trong cuộc họp báo hôm 26/6, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam, ông Lê Hải Bình cũng đã khẳng định, việc phát hành bản đồ trên của Trung Quốc là hành vi vi phạm nghiêm trọng luật pháp quốc tế khi đưa ra "đường 10 đoạn" nuốt gần trọn Biển Đông.
Nhiều nước trên thế giới cũng lên án tấm bản đồ phi pháp này, cho rằng nó đi ngược lại luật pháp quốc tế và Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 mà Trung Quốc là một bên tham gia.

TQ trắng trợn phát hành bản đồ nuốt trọn Hoàng Sa, Trường Sa

(Kiến Thức) - Trung Quốc ngày 25/6 chính thức phát hành bản đồ khổ dọc lớn đầu tiên, ngang nhiên bao trọn gần như các đảo ở Biển Đông vốn thuộc chủ quyền của Việt Nam.

“Bản đồ Nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa” là bản đồ khổ dọc lớn đầu tiên do chính nước này xuất bản, ngang nhiên đưa gần như toàn bộ các vùng biển đảo ở Biển Đông vào trong phạm vi cái gọi là “chủ quyền” mà Bắc Kinh yêu sách, xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán của các quốc gia ven biển Biển Đông, trong đó có Việt Nam.

Bản đồ khổ dọc phi pháp của Trung Quốc.
Bản đồ khổ dọc phi pháp của Trung Quốc.  
“Các đảo ở Biển Đông (vốn thuộc chủ quyền Việt Nam) trên bản đồ truyền thống của Trung Quốc được để riêng trong một ô vuông nhỏ nằm ngang. Điều này khiến các độc giả không thể nhìn thấy toàn bộ lãnh thổ của Trung Quốc”, tờ Nhân dân Nhật Báo của Trung Quốc ngang ngược cho hay.

Mỹ nói gì về bản đồ “Đường 10 đoạn” của TQ?

(Kiến Thức) - Đại sứ Mỹ tại Philippines chỉ trích bản đồ “Đường 10 đoạn” của Trung Quốc.

Đại sứ Philip Goldberg tuyên bố, Mỹ ủng hộ Philippines phản đối bản đồ dọc mới của Trung Quốc khi ôm trọn cả hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa vốn thuộc chủ quyền của Việt Nam.
Bản đồ khổ dọc phi pháp của Trung Quốc.
Bản đồ khổ dọc phi pháp của Trung Quốc.
Cùng với đó, phái viên Mỹ này cho biết, việc Bắc Kinh tiến hành cải tạo đất trái phép trên rạn san hô trên ở biển tranh chấp là hành vi vi phạm Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển (UNCLOS). Đồng thời, ông còn lên án rằng, việc một quốc gia đang cố tình xâm phạm luật pháp về vùng biển của một nước khác làm dấy lên mối quan ngại trong khu vực.

TT Ukraine: Nga không làm gì để chấm dứt thảm hoạ chiến tranh

(Kiến Thức) - Tân Tổng thống Petro Poroshenko cáo buộc Nga không làm gì để chấm dứt “thảm họa” chiến tranh ở đông Ukraine.

Ngoài ra, ông Poroshenko còn cho rằng, lực lượng đòi ly khai ở hai tỉnh Donetsk và Lugansk nằm dưới quyền kiểm soát của Tổng thống Putin.
Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko trả lời phóng viên trong khuôn khổ Hội nghị EU ở Brussels.
 Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko trả lời phóng viên trong khuôn khổ Hội nghị EU ở Brussels.
Trong cuộc phỏng vấn với tờ The Guardian và 4 báo khác ở châu Âu ngày 27/6 ở Brussel, ông Poroshenko cho hay, các phần tử ly khai ở hai tỉnh miền đông trên đã thực hiện “hơn 150 vụ tấn công” chống lại quân đội chính phủ từ ngày 20/6, thời điểm lệnh ngừng bắn có hiệu lực.

Đọc nhiều nhất

Thót tim cảnh chăn cừu trên vách đá ở Thụy Sĩ

Thót tim cảnh chăn cừu trên vách đá ở Thụy Sĩ

Sean Gallup, một nhiếp ảnh gia của Getty Images, đã đi cùng những người chăn cừu ở Thụy Sĩ trong chuyến chăn cừu “Schäful” hàng năm của họ ở những đồng cỏ trên núi cao, gần sông băng Oberaletsch và Grosser Aletsch.

Tin mới

Ông Trump rút Mỹ khỏi Tổ chức Y tế Thế giới

Ông Trump rút Mỹ khỏi Tổ chức Y tế Thế giới

Tổng thống Donald Trump ngày 20/1 đã ký sắc lệnh hành pháp rút Mỹ khỏi Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), ân xá cho khoảng 1.500 người từng tham gia cuộc bạo loạn tại tòa nhà Quốc hội Mỹ đầu năm 2021.
Thót tim cảnh chăn cừu trên vách đá ở Thụy Sĩ

Thót tim cảnh chăn cừu trên vách đá ở Thụy Sĩ

Sean Gallup, một nhiếp ảnh gia của Getty Images, đã đi cùng những người chăn cừu ở Thụy Sĩ trong chuyến chăn cừu “Schäful” hàng năm của họ ở những đồng cỏ trên núi cao, gần sông băng Oberaletsch và Grosser Aletsch.