Ấn Độ gây sốc khi bắn thử ồ ạt nhiều loại tên lửa

Ấn Độ gây sốc khi bắn thử ồ ạt nhiều loại tên lửa

(Kiến Thức) - Tần suất Ấn Độ thử nghiệm tên lửa dày đặc khi chỉ trong vòng 1 tuần nước này đã bắn thử Agni-II và BrahMos III.

 Ấn Độ thử nghiệm tên lửa Agni-II vào hôm thứ tư vừa rồi trên một hệ thống phóng di động. Việc phát triển tên lửa tầm trung có khả năng phóng từ bệ phóng di động sẽ giúp tăng cường khả năng triển khai các trận địa tên lửa ở bất cứ đâu, rút lui sau khi khai hỏa, đảm bảo an toàn tuyệt đối trong quá trình chiến đấu. Nguồn ảnh: Sputnik.
Ấn Độ thử nghiệm tên lửa Agni-II vào hôm thứ tư vừa rồi trên một hệ thống phóng di động. Việc phát triển tên lửa tầm trung có khả năng phóng từ bệ phóng di động sẽ giúp tăng cường khả năng triển khai các trận địa tên lửa ở bất cứ đâu, rút lui sau khi khai hỏa, đảm bảo an toàn tuyệt đối trong quá trình chiến đấu. Nguồn ảnh: Sputnik.
Tên lửa Agni-II của Ấn Độ là loại tên lửa đạn đạo tầm trung đất đối đất có khả năng mang theo đầu đạn hạt nhân. Nguồn ảnh: Fresh.
Tên lửa Agni-II của Ấn Độ là loại tên lửa đạn đạo tầm trung đất đối đất có khả năng mang theo đầu đạn hạt nhân. Nguồn ảnh: Fresh.
Theo các thông tin trang Sputnik có được từ Bộ Quốc Phòng Ấn Độ thì loại tên lửa đạn đạo này có chiều dài khoảng 20 mét, trọng lượng khoảng 17 tấn và có khả năng mang theo đầu đạn nặng 1 tấn. Nguồn ảnh: Scroll.
Theo các thông tin trang Sputnik có được từ Bộ Quốc Phòng Ấn Độ thì loại tên lửa đạn đạo này có chiều dài khoảng 20 mét, trọng lượng khoảng 17 tấn và có khả năng mang theo đầu đạn nặng 1 tấn. Nguồn ảnh: Scroll.
Với việc mang theo đầu đạn nặng 1 tấn quả tên lửa Agni-II có thể dễ dàng mang theo đầu đạn hạt nhân vì cỡ nhỏ nhất của đầu đạn hạt nhân chỉ là 500 kg, bằng một nửa so với khả năng của Agni-II. Nguồn ảnh: Youtube.
Với việc mang theo đầu đạn nặng 1 tấn quả tên lửa Agni-II có thể dễ dàng mang theo đầu đạn hạt nhân vì cỡ nhỏ nhất của đầu đạn hạt nhân chỉ là 500 kg, bằng một nửa so với khả năng của Agni-II. Nguồn ảnh: Youtube.
Phía Ấn Độ cũng cho biết, loại tên lửa Agni-II này được trang bị công nghệ dẫn đường kiểu mới do nước này phát triển, công nghệ mới cho phép tên lửa tự điều chỉnh đường bay khi bị gián đoạn. Nguồn ảnh: Solonews.
Phía Ấn Độ cũng cho biết, loại tên lửa Agni-II này được trang bị công nghệ dẫn đường kiểu mới do nước này phát triển, công nghệ mới cho phép tên lửa tự điều chỉnh đường bay khi bị gián đoạn. Nguồn ảnh: Solonews.
Agni-II cũng là một trong số ít các tên lửa của Ấn Độ sử dụng nhiên liệu rắn. Việc sử dụng nhiên liệu rắn sẽ giúp tên lửa này có khả năng hoạt động lâu hơn, chống chịu ăn mòn khi vận chuyển, cung cấp lực đẩy tốt hơn và khả năng cơ động cao hơn do kiểm soát được hệ thống động cơ đẩy. Nguồn ảnh: Gettyimg.
Agni-II cũng là một trong số ít các tên lửa của Ấn Độ sử dụng nhiên liệu rắn. Việc sử dụng nhiên liệu rắn sẽ giúp tên lửa này có khả năng hoạt động lâu hơn, chống chịu ăn mòn khi vận chuyển, cung cấp lực đẩy tốt hơn và khả năng cơ động cao hơn do kiểm soát được hệ thống động cơ đẩy. Nguồn ảnh: Gettyimg.
Tần suất thử nghiệm tên lửa của phía Ấn Độ đang ngày một tăng cao khi trong tuần vừa rồi, nước này đã thử nghiệm tên lửa Agni-II vào hôm thứ năm, thử nghiệm tên lửa BrahMos III vào hôm thứ tư và một loại tên lửa tầm xa khác chưa được tiết lộ tên vào hôm thứ ba. Nguồn ảnh: Gettyimg.
Tần suất thử nghiệm tên lửa của phía Ấn Độ đang ngày một tăng cao khi trong tuần vừa rồi, nước này đã thử nghiệm tên lửa Agni-II vào hôm thứ năm, thử nghiệm tên lửa BrahMos III vào hôm thứ tư và một loại tên lửa tầm xa khác chưa được tiết lộ tên vào hôm thứ ba. Nguồn ảnh: Gettyimg.
Sơ đồ mô phỏng tầm bắn của các dòng tên lửa Agni do Ấn Độ tự nghiên cứu và sản xuất. Nếu sơ đồ này là chính xác thì Ấn Độ hoàn toàn có khả năng kiểm soát toàn bộ khu vực châu Á và cả một phần châu Phi với các loại tên lửa đạn đạo có khả năng mang theo đầu đạn hạt nhân của mình. Nguồn ảnh: Defence.
Sơ đồ mô phỏng tầm bắn của các dòng tên lửa Agni do Ấn Độ tự nghiên cứu và sản xuất. Nếu sơ đồ này là chính xác thì Ấn Độ hoàn toàn có khả năng kiểm soát toàn bộ khu vực châu Á và cả một phần châu Phi với các loại tên lửa đạn đạo có khả năng mang theo đầu đạn hạt nhân của mình. Nguồn ảnh: Defence.

GALLERY MỚI NHẤT