Ăn bánh chưng ngày Tết: Ngon thì có ngon nhưng chớ ăn nhiều

Đây là loại thức ăn có nhiều chất dinh dưỡng nhưng bên cạnh đó ăn bánh chưng nhiều cũng có thể gây tác hại xấu đối với sức khỏe.

Ăn bánh chưng ngày Tết: Ngon thì có ngon nhưng chớ ăn nhiều
Gây béo phì: Bánh chưng rất giàu năng lượng, nhiều tinh bột, do đó ăn quá nhiều món ăn này sẽ rất dễ bị tăng cân, dẫn đến béo phì. Đặc biệt là đối với những người đã thừa cân, béo phì, thì nên hạn chế ăn bánh chưng trong những ngày tết, nhất là bánh chưng rán vì bánh chưng rán nhiều chất béo có thể khiến bạn tăng cân nhanh chóng.
Không tốt cho người huyết áp cao: Những người bị cao huyết áp cũng không nên ăn nhiều bánh chưng. Bánh chưng có hàm lượng dinh dưỡng khá cao vì bánh có nhân bằng thịt mỡ, nhiều chất béo có thể gây tăng tiết axit dịch vị,nên không thích hợp cho nhóm người cao huyết áp. Người bệnh cao huyết áp chỉ nên ăn bánh chưng ở mức độ thưởng thức, tránh ăn quá nhiều gây hậu quả xấu.
Tăng nhiệt độ cơ thể, dễ nổi cáu: Ăn bánh chưng hay đồ nếp nói chung làm gia tăng nhiệt độ cơ thể và dễ gây nổi cáu ở một số người máu nóng.
An banh chung ngay Tet: Ngon thi co ngon nhung cho an nhieu
Ảnh minh họa.
Có hại cho những người suy thận: Bánh chưng là loại bánh rất giàu năng lượng. Loại bánh này có nhiều chất béo, ít có lợi cho sức khỏe, nhất là ở bệnh nhân suy thận mạn đã có tăng huyết áp, rối loạn mỡ máu và ở bệnh nhân có hội chứng thận hư có tăng mỡ máu. Bên cạnh đó, bánh chưng cùng với dưa muối, thịt đông là những món ăn chứa một hàm lượng muối cao, nhiều chất béo, không tốt cho người mắc bệnh thận có kèm thêm tăng huyết áp hoặc bị phù.
Bị mụn nhọt: Những người bị mụn nhọt nên ăn ít bánh chưng vì loại bánh này là đồ nếp gây nóng trong, làm nặng hơn tình trạng mụn nhọt.
Tóm lại, bánh chưng là loại thức ăn bổ dưỡng và là món ăn truyền thống không thể bỏ qua ở mỗi gia đình. Nhưng với hàm lượng kalo cao bạn chớ nên lạm dụng bánh chưng trong ngày tết , hãy ăn ở mức vừa phải để bảo vệ sức khỏe và có một kỳ nghỉ tết vui vẻ bên gia đình.

Cháy bệnh viện Tiền Giang, bệnh nhân hoảng loạn

Khoảng 20h ngày 26/3, tại Bệnh viện Đa khoa trung tâm tỉnh Tiền Giang xảy ra hỏa hoạn làm bệnh nhân và người thăm nuôi hoảng loạn.

Cháy bệnh viện Tiền Giang, bệnh nhân hoảng loạn
Ngọn lửa xuất phát tại tầng 1 của bệnh viện sau đó bùng phát dữ dội. Nhận được tin báo cháy bệnh viện, Phòng cảnh sát Phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ (Công an tỉnh Tiền Giang) đã huy động hàng chục cán bộ, chiến sĩ và phương tiện đến chữa cháy.

Cô gái tử vong sau khi truyền nước ở phòng khám Thành Mỹ, TPHCM

Cô gái 20 tuổi ở quận Tân Phú (TP HCM) bị mệt và đến Phòng khám Đa khoa Thành Mỹ để truyền nước nhưng sau đó đã tử vong.

Cô gái tử vong sau khi truyền nước ở phòng khám Thành Mỹ, TPHCM
Theo thông tin từ người nhà cô gái tử vong sau khi truyền nước ở phòng khám, khoảng 9h ngày 12/6, Trần Thị Tố Uyên (20 tuổi, ngụ quận Tân Phú) bưng mâm quả đám cưới cho người thân. Sau đó, Uyên than mệt nên về nhà sớm.
Một lúc sau, Uyên được cha chở ra Phòng khám đa khoa Thành Mỹ (131 Tân Hương, phường Tân Quý, quận Tân Phú) để kiểm tra sức khỏe. "Tại đây, bác sĩ nói với tôi không có bệnh, chỉ cần truyền nước biển, lấy mẫu xét nghiệm là hết. Tuy nhiên, sau khi truyền nước vào một thời gian ngắn thì Uyên co giật có biểu hiện biến chứng. Sau đó, một y tá đã đón taxi chở mọi người đến Bệnh viện quận Tân Phú. Trên đường đi, Uyên đã tử vong", người nhà nạn nhân trình bày.
Điều khiến người nhà Uyên bức xúc là khi đến bệnh viện tuyến quận, y tá không khai báo mà bỏ mặc ở đó rồi ra về. "Lúc đưa đến nhà xác Bình Hưng Hòa để khám nghiệm tử thi, chúng tôi cũng chẳng thấy đại diện phòng khám đến ghi nhận. Gọi điện thoại thì không ai nghe máy, phòng khám cũng đóng kín cửa", người thân nạn nhân kể.
Để làm rõ thông tin, phóng viên nhiều lần liên hệ Phòng khám Thành Mỹ thì bác sĩ Nguyễn Văn Thành - người trực tiếp điều trị cho Uyên, nói: “Sau khi truyền nước biển cho Uyên, phát hiện có biến chứng nên chúng tôi đã lập tức chuyển bệnh nhân đến Bệnh viện quận Tân Phú. Từ trưa đến giờ, chúng tôi phải làm việc với cơ quan công an nên không đến thăm gia đình nạn nhân được. Chúng tôi không có ý định trốn tránh trách nhiệm”.
Phòng khám Đa khoa Thành Mỹ ở quận Tân Phú, TP HCM.
 Phòng khám Đa khoa Thành Mỹ ở quận Tân Phú, TP HCM.

Lật tẩy trò lừa đảo của “nhà thuốc ma” Hoàng Trung Đường

Vài năm trở lại đây, các "nhà thuốc ma" bắt đầu ngập tràn mạng xã hội Facebook, trong đó nổi lên phòng khám Hoàng Trung Đường.

Lật tẩy trò lừa đảo của “nhà thuốc ma” Hoàng Trung Đường

Lâu nay, thế giới mạng tràn ngập thông tin quảng cáo các loại thuốc, chữa đủ các loại bệnh nhưng... không khỏi. Nhóm PV điều tra Báo điện tử VTC News đã vào cuộc tìm hiểu, và lật tẩy trò ma của chúng.

Khoảng 2 năm nay, trên mạng xã hội, đặc biệt là Facebook tràn ngập thông tin về các nhà thuốc, mà một số người hiểu biết về thảo dược, thuốc men, mạng xã hội, thì đó là những “nhà thuốc ma”. Sở dĩ, gọi như vậy, vì chúng chỉ có ở trên mạng xã hội, thay đổi tên như bóng ma, và không biết tìm chúng ở đâu. Tất nhiên là chúng không được cấp phép theo quy định.

Trong số hàng loạt cái gọi là nhà thuốc như Thiệu Khang Đường, Đông y Việt Nam, Thuốc xoang Bà Mười, Đông y Gia truyền điều trị Dạ dày..., thì nổi bật và tràn ngập mạng xã hội, ai ai cũng nhìn thấy hàng ngày, là “nhà thuốc” Hoàng Trung Đường.

Theo tìm hiểu của PV, thì từ khoảng 2 năm nay, Hoàng Trung Đường là “nhà thuốc ma” trên mạng xã hội. Mới đây, nhà thuốc này mới hợp lý hóa bằng cách đăng ký với Sở y tế, đứng tên một ông thầy lang, và đặt tên là Phòng chuẩn trị y học cổ truyền Hoàng Trung Đường (thuộc Công ty TNHH Hoàng Trung Đường), đặt địa chỉ tại số 3, ngách 37, ngõ 167, phố Tây Sơn, quận Đống Đa, Hà Nội.

Tuy nhiên, việc đặt địa chỉ, cùng phòng khám và có một ông lang, cùng cô nhân viên ngồi đó, chỉ là cái cớ. Còn mọi giao dịch hầu như qua mạng và bán thuốc “on-lai”. Nhóm phóng viên đã nhiều lần đóng vai bệnh nhân gọi điện, và đều được tư vấn viên tìm mọi cách để khách mua qua bưu điện, chứ không khuyến khích đến trực tiếp.

Lat tay tro lua dao cua “nha thuoc ma” Hoang Trung Duong
  Một ông "bác sĩ" ngồi ở nhà thuốc Hoàng Trung Đường tại Hà Nội. Còn nhà thuốc ở bản Lác chỉ là nhà thuốc ma, được dựng lên để bán thuốc không có nguồn gốc qua mạng.

Điều đặc biệt, là phòng khám Hoàng Trung Đường có địa chỉ ở Hà Nội, nhưng các bài quảng cáo lại toàn ăn cắp hình ảnh của những thầy lang uy tín, nổi tiếng, rồi lại lòng vòng giới thiệu thuốc của một ông lang ất ơ nào đó, tận bản Lác (Chiềng Châu, Mai Châu, Hòa Bình). Thầy lang, nhà thuốc Hoàng Trung Đường, các loại thuốc đều được quảng cáo có nguồn gốc ở bản Lác. Tuy nhiên, rất nhiều bệnh nhân phản ánh đến tòa soạn, là họ đã lên bản Lác tìm nhà thuốc Hoàng Trung Đường, và nhiều nhà thuốc khác, đều không có. Vậy nên, có tin đồn, nhà thuốc Hoàng Trung Đường cùng với nhiều “nhà thuốc ma” khác, lấy địa chỉ và ông lang bịa tạc ở bản Lác, đều do một kẻ nào đó đứng sau.

Để xác minh thông tin, nhóm PV điều tra đã lên bản Lác (Mai Châu), để tìm hiểu thực hư.

“Một lũ lừa đảo!”

Đó là lời khẳng định của bà Hà Thị T. ở đầu bản Lác, khi chúng tôi hỏi thăm đến. Cụ bà nắm quá rõ sự việc khi hai năm nay, bản Lác xáo động khi mỗi ngày lại có hàng loạt người tìm đến. Nhưng họ không đến để đi du lịch thông thường, mà đến tìm mấy nhà thuốc, trong đó có nhà thuốc Hoàng Trung Đường. Những “nhà thuốc ma” này quảng cáo chữa đủ các loại bệnh như dạ dày, giảm cân, trĩ, xương khớp, xoang, tăng cường sinh lý...

Cụ T. cho biết, suốt cả năm nay người dân cứ tưởng khách du lịch đến đông đúc, ai ngờ những người đến đủ các thể loại, sang trọng có, bình dân có, nghèo khổ có, đi ô tô cũng có hoặc đi xe máy, hoặc bắt xe khách lên rồi cuốc bộ vào cũng có. Mới đầu, họ cứ hỏi nhà thuốc Hoàng Trung Đường cùng một số cái tên khác, dân bản Lác ai cũng ngẩn tò te vì mới nghe thấy lần đầu. Rồi cứ thế, đoàn người tỏa ra khắp bản, gặp ai cũng hỏi. Người ta hỏi nhiều nhất là thuốc trị dạ dày, đại tràng.

Lat tay tro lua dao cua “nha thuoc ma” Hoang Trung Duong-Hinh-2
Bản Lác không có ông lang nào bốc thuốc, cũng không có nhà thuốc Hoàng Trung Đường  

Hỏi mãi cũng không thể ra được những nhà thuốc bí ẩn ấy. Và một sự thật hiển nhiên được dân bản Lác xác nhận, ở đây chỉ thuần làm du lịch, không có bất cứ một thầy lang nào đủ khả năng chế ra được bài thuốc trị bệnh công hiệu. Có chăng, ở bác Lác vẫn thường bán cho khách du lịch một số cây cỏ họ hái được trên núi, tốt cho sức khỏe như giảo cổ lam, chuối hột…

Khi hỏi mãi không được, những người lạ mặt đến tìm thuốc ủ rũ quay về, thậm chí thất vọng chửi rủa um trời. Thậm chí, có cặp vợ chồng còn quay sang chửi nhau, vợ thì bảo không tin vào những lời quảng cáo trên mạng, chồng cãi lại bảo Hoàng Trung Đường cam kết trên mạng chắc chắn lắm, nên mới cất công từ trong Quảng Bình tìm đến bản Lác. Vợ chồng đó tý nữa thì đánh nhau luôn giữa thanh thiên bạch nhật, làm dân bản phải xúm vào can ngăn, náo loạn cả lên.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Nam giới ăn gì bổ tinh hoàn?

Nam giới ăn gì bổ tinh hoàn?

Một chế độ dinh dưỡng lành mạnh không chỉ giúp cải thiện sức khỏe toàn diện mà còn nâng cao chức năng tinh hoàn, hỗ trợ quá trình sinh tinh và sản xuất hormone sinh dục.