Âm mưu phế truất thái tử bất thành của Hoàng Thái hậu triều Lý

Thời Lý, có một bà Hoàng Thái hậu đã tìm mọi cách đưa con mình, vốn là trưởng tử lên ngôi vua nhưng bất thành, do triều đình có những trung thần răm rắp tuân theo di chiếu, khiến âm mưu của bà thất bại.

Âm mưu phế truất thái tử bất thành của Hoàng Thái hậu triều Lý
Vua Lý Anh Tông vốn có người con trưởng là Hoàng tử Lý Long Xưởng, nhưng do ăn chơi phóng dật lại vô đạo, bị tố cáo dám quyến rũ cung phi của vua cha, nên năm 1174 bị vua truất ngôi vị thái tử, giáng xuống làm Bảo Quốc Vương.
Ngôi vị này cùng với ngôi báu tương lai được trao cho hoàng tử Lý Long Trát, lúc đó mới có hơn một tuổi.
Đến khi Lý Anh Tông ốm nặng, mẹ đẻ của Bảo Quốc Vương Long Xưởng cố tìm cách thuyết phục Anh Tông trao lại chức Thái tử cho con bà. Sách Đại Việt sử kí toàn thư chép rằng:
Trước đó, khi Vua ốm nặng, Hoàng hậu Chiêu Linh lại xin lập Long Xưởng. Vua nói:
- Làm con bất hiếu thì trị dân làm sao được?
Rồi vua lập di chiếu cho Tô Hiến Thành giúp đỡ Thái tử, công việc quốc gia đều phải theo phép cũ mà làm.
Vua Lý Anh Tông lập di chiếu cho Tô Hiến Thành giúp đỡ Thái tử
Vua Lý Anh Tông lập di chiếu cho Tô Hiến Thành giúp đỡ Thái tử 
Khi Lý Anh Tông băng hà năm 1175, Thái tử Long Trát được tôn lên nối ngôi, tức vua Lý Cao Tông. Chiêu Linh thái hậu vẫn không từ bỏ ý định lập con mình làm thái tử, bèn đem vàng bạc tới tặng cho vợ của Tô Hiến Thành là bà Lữ Thị. Tô Hiến Thành biết được chuyện, mắng vợ rằng:
- Ta là đại thần nhận mệnh của tiên đế lo giúp đỡ hoàng thượng còn nhỏ tuổi, nay lại ăn của đút mà làm chuyện phế lập, thì còn mặt mũi nào trông thấy Tiên đế ở suối vàng?
Thái hậu bèn gọi Hiến Thành đến dỗ dành trăm cách, nhưng Hiến Thành vẫn một mực nói rằng:
- Làm việc bất nghĩa mà được giàu sang, kẻ trung thần nghĩa sĩ đâu có chịu làm, huống chi lời của Tiên đế còn ở bên tai, điện hạ lại không nghe việc Y Doãn, Hoắc Quang hay sao? Thần không dám vâng lệnh.
Tuy nhiên Chiêu Linh thái hậu quyết không từ bỏ ý đồ của mình. Đến năm 1178, hết quốc tang vua Anh Tông, Thái hậu ban yến cho các quan ở cung điện riêng rồi nhân đó bảo rằng:
- Hiện nay Tiên đế đã chầu trời, vua nối còn thơ ấu, nước Chiêm Thành thất lễ, người phương Bắc thì cướp phá biên cương. Các khanh chịu ơn nặng của triều đình thì hãy nên lo việc của nước nhà. Kế sách ngày nay không gì hay bằng lập lại Thái tử để vận nước được lâu, lòng dân cũng được yên.
Các quan đều chắp tay, cúi đầu nói:
- Thái phó Tô Hiến Thành nhận mệnh lệnh rõ ràng của Thiên tử. Bệ hạ cũng đã nhiều lần dỗ bảo rồi. Bọn thần không dám trái lệnh.
Nói xong đều lạy tạ mà lui ra. Tô Hiến Thành khi đó trực tiếp chỉ huy cấm binh, nghiêm hiệu lệnh, thưởng phạt công bằng, người trong nước đều quy phục, khiến Thái hậu không dám manh động.
Tượng Tô Hiến Thành.
Tượng Tô Hiến Thành. 
Lần cuối, Chiêu Linh Thái hậu cho mời Tô Hiến Thành đến và dụ dỗ:
- Ông đối với nước có thể gọi là trung đấy. Song, tuổi ông cũng đã về chiều, vua ông đang thờ thì tuổi còn nhỏ, những việc ông làm rồi ai sẽ biết cho? Chi bằng lập trưởng quân thì người đó sẽ mang ơn ông mà cho ông được giàu sang lâu dài, thế có phải là hay hơn không?
Hiến Thành khảng khái đáp:
- Bất nghĩa mà được giàu sang, đó không phải là việc mà bậc trung thần nghĩa sĩ chịu làm. Huống chi, di chúc tiên vương còn văng vẳng bên tai, công luận sẽ nói như thế nào? Thần không dám phụng chiếu.
Rồi ông đi ngay ra khỏi cung Thái hậu. Thái hậu muốn nhanh tay xoay chuyển thế cục, sai người đi mời Bảo Quốc Vương Long Xưởng đến gấp. Bảo Quốc Vương nửa mừng nửa sợ, lấy thuyền nhỏ mà theo sông Tô Lịch vào kinh.
Tuy nhiên Hiến Thành đã có sự chuẩn bị, ông mời các quan chức tả hữu đến, dụ bảo rằng:
- Tiên vương thấy ta và các ngươi hết sức phò vua, không ở hai lòng nên mới phó thác ấu chúa cho chúng ta. Nay Bảo Quốc Vương nghe lời thái hậu, muốn phế bỏ Chúa thượng để tự lập làm vua. Các ngươi phải hết lòng cố gắng, nghe mệnh ta truyền bảo, ai vâng mệnh ta, ta thưởng cho suốt đời, ai trái lệnh ta, ta sẽ giết ở chợ. Các ngươi nên gắng sức!
Các quan ai nấy đều nghe mệnh. Khi Bảo Quốc Vương đến cửa Ngân Hà, tuy Thái hậu cho mời gấp, nhưng các quan giữ cửa ngăn lại, nói rằng:
- Chúng tôi chưa được nghe chiếu chỉ nên không dám phụng mệnh. Nếu Vương cứ cố mà vào thì kẻ phạm đến vương không phải là chúng tôi mà là quân lính đấy.
Bảo Quốc Vương nghe nói thế, vừa sợ vừa thẹn mà bỏ đi.
Uy của Tô Hiến Thành lớn đến mức, năm 1179, ông qua đời, mà Chiêu Linh Thái hậu cũng không dám mua chuộc các quan thêm lần nữa.
Mặc dù vậy, Bảo Quốc Vương vẫn chứng nào tật ấy. Năm 1181, bảo Quốc Vương cầm đầu các gia thuộc nô lệ trộm cướp bừa bãi, muốn mưu làm loạn.
Tới năm sau, Đỗ Thái hậu là mẹ đẻ vua Cao Tông dùng Lý Kính Tu làm thầy vua, trong thì hầu việc giảng sách, ngoài thì dạy dân trung hiếu. Đến khi đó, Chiêu Linh thái hậu và Long Xưởng mới không dám manh tâm âm mưu phế truất thái tử nữa.

Thủ đoạn tàn ác của “sủng phi”- Ly miêu hoán Thái Tử

Chuyện “Ly miêu hoán Thái tử” kỳ thực không phải hư cấu, mà đó là câu chuyện có thật vào thời hoàng đế Tống Chân Tông.

Thủ đoạn tàn ác của “sủng phi”- Ly miêu hoán Thái Tử
Vợ vua khi ấy có Lưu Quý phi và Lý Quý phi cùng lúc mang thai. Lưu Quý phi là người rất thông minh, còn Lý Quý phi tính tình đôn hậu. Tống Chân Tông nói, ai sinh con trai thì sẽ lập người đó làm Hoàng hậu.

Thế phong thủy hoàn hảo ở ngôi chùa linh thiêng triều Lý

(Kiến Thức) - Nằm trên trái núi thiêng theo thuật phong thủy, chùa Đọi Sơn từng được xếp vào hàng “Đại danh lam” kiêm hành cung của hoàng gia thời nhà Lý.

Thế phong thủy hoàn hảo ở ngôi chùa linh thiêng triều Lý
The phong thuy hoan hao o ngoi chua linh thieng trieu Ly
 Toạ lạc trên đỉnh núi Long Đọi, thuộc địa phận huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam, chùa Đọi Sơn là một địa danh tiêu biểu của Hà Nam, đã đi vào tiềm thức người dân nơi đây như một niềm tự hào về lịch sử văn hoá của mảnh đất quê hương.

Ba vụ ám sát kinh hoàng ám ảnh nhất mọi thời đại

(Kiến Thức) - Một số vụ ám sát các nhân vật quyền lực đã góp phần thay đổi vận mệnh thế giới, thậm chí gián tiếp làm hàng chục triệu người chết.

Ba vụ ám sát kinh hoàng ám ảnh nhất mọi thời đại
Ba vu am sat kinh hoang am anh nhat moi thoi dai
Stephen IV đã cai trị Hungary vào thời Trung cổ và là một trong những nhân vật quyền lực trở thành nạn nhân của một vụ ám sát. Vị vua này đã bị người cháu trai cướp ngai báu. Sau khi bị lật đổ, Stephen IV bỏ trốn sang đế chế Byzantine (Đế chế Đông La Mã). 

Đọc nhiều nhất

Tin mới