Ám ảnh tiền tài, danh vọng của những người Mỹ "sống ảo"

Đó là một trong những bức ảnh của Lauren Greenfield ở California, người đã dùng nhiếp ảnh ghi lại sự biến đổi của giấc mơ Mỹ trong hơn 25 năm qua.

Trong bữa tiệc Quốc khánh ngày 4/7/1993, Lindsey, 18 tuổi, ngồi bên một hồ bơi ở Los Angeles với vẻ mặt suy tư. Tấm băng phẫu thuật màu trắng dán giữa khuôn mặt cô từ lông mày đến môi trên.
Hầu hết bạn học của cô đều đã phẫu thuật thẩm mỹ, nâng ngực hoặc thu nhỏ ngực, hút mỡ, làm mũi. Cuối cùng, Lindsey cũng được thỏa ước nguyện.
Đó là một trong những bức ảnh của Lauren Greenfield ở California, người đã dùng nhiếp ảnh ghi lại sự biến đổi của giấc mơ Mỹ trong hơn 25 năm qua.
Greenfield bị thu hút tiền bạc và danh vọng hay "ảnh hưởng của sự giàu có" theo cách gọi của cô về việc mọi người cố gắng sống như những người giàu.
Ảo tưởng giàu sang
Thành quả của Greenfield là 300 bộ ảnh dành cho các báo và tạp chí kể về những khía cạnh của văn hóa tiêu dùng quá mức: sự hào nhoáng, danh vọng, ái kỷ.
600 bức ảnh của cô đã được lựa chọn để tập hợp trong cuốn sách "Thế hệ giàu sang", phản ánh nỗi ám ảnh tiền bạc và danh vọng của người Mỹ ngày nay.
Trong một bức ảnh, Greenfield ghi lại hình ảnh thu nhỏ của hoa hậu nhí Eden Wood, 6 tuổi, qua tấm kính vào năm 2011. Cô bé mặc bộ trang phục biểu diễn màu hồng trị giá 3.500 USD.
Eden Wood từng giành 200 giải thưởng trong các cuộc thi nhan sắc dành cho thiếu nhi và đang chuẩn bị "nghỉ hưu" để tập trung phát triển sự nghiệp người mẫu cũng như tham gia chương trình truyền hình thực tế "Thế giới của Eden".
Am anh tien tai, danh vong cua nhung nguoi My "song ao"
Lindsey, 18 tuổi, tham dự một bữa tiệc mừng ngày Quốc khánh. Lindsey cho biết cô mong ước phẫu thuật mũi từ năm 12 tuổi. Ảnh: Lauren Greenfield. 
Suzanne Rogers, 40 tuổi, vợ của một tỷ phú người Canada cũng xuất hiện trên một số trang sách để thể hiện tính quốc tế hóa của giấc mơ Mỹ. Bà đứng giữa những tủ đồ theo mùa trong căn nhà ở Toronto năm 2010, rạng rỡ khoe những đôi giày đắt tiền và túi xách hiệu Hermes. Mỗi hộp giày đều dán ảnh đôi giày bên trong để dễ dàng nhận diện.
Trong khi đó, những người đàn ông phô trương sự giàu có của mình trên khuôn mặt. Tại lễ trao giải âm nhạc ở Los Angeles năm 2004, rapper kiêm nhà sản xuất Lil Jon đã bọc các chiếc răng hàm trên bằng kim cương và bạch kim trị giá 50.000 USD.
Vào kỳ nghỉ ở St. Barts, Brett Ratner, 29 tuổi, đạo diễn loạt phim "Giờ cao điểm", trông như vừa trúng số. Một người bạn của Ratner đang phe phẩy xấp tiền 100 USD ngay trước ống kính của Greenfield.
Greenfield cho biết phải đến cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008 cô mới nhận ra thông điệp ẩn sau công việc của mình. "Chúng ta đã quên đi đạo đức và tiếp tục tiệc tùng trên boong tàu Titanic đang chìm", cô nói.
Khao khát cuộc sống vương giả
Nữ nhiếp ảnh gia tin rằng cô đã ghi lại được sự chuyển dịch căn bản trong xã hội Mỹ. Trong quá khứ, người Mỹ thường so sánh bản thân với hàng xóm của họ và mong mỏi được như hàng xóm nếu họ khá giả hơn mình một chút. Truyền hình thực tế đã thay đổi tất cả.
"Chúng ta biết về những nhân vật trên TV còn rõ hơn hàng xóm của mình và thèm muốn những gì họ có", cô nói.
Mọi người đều muốn trở nên đẹp hơn, mặc quần áo đắt tiền hơn, đi xe xịn hơn, ở trong ngôi nhà rộng lớn hơn, có bể bơi và sống trong khu sang trọng tràn ngập ánh nắng ở California, Las Vegas và Florida.
Am anh tien tai, danh vong cua nhung nguoi My "song ao"-Hinh-2
Jackie Siegel, nhân vật chính trong phim tài liệu "Nữ hoàng Versailles" năm 2012 của Greenfield, và bạn bè khoe những chiếc túi Versace năm 2007. Ảnh: Lauren Greenfield. 
Báo cáo năm 2017 của Hiệp hội Phẫu thuật Thẩm mỹ Mỹ cho thấy người Mỹ đã chi 16,4 tỷ USD cho phẫu thuật thẩm mỹ vào năm 2016, so với mức 9,4 tỷ USD vào năm 2005.
Theo Cục điều tra dân số, trong khoảng thời gian 30 năm từ 1983 - 2013, trung bình một ngôi nhà của người Mỹ đã mở rộng từ 160 m2 đến 240 m2. Cục Dự trữ Liên bang cho biết tính đến ngày 31/3, tổng nợ thế chấp quốc gia là 8.360 tỷ USD. Nhiều người muốn sống trong những ngôi nhà sang trọng và rộng lớn như những người giàu bất chấp khả năng tài chính có hạn.
Bộ ảnh "Thế hệ giàu sang" ghi lại hình ảnh của những người nổi tiếng và những đồ vật mà nhiều người khao khát: một chiếc xe thể thao Chrysler Crossfire bám bụi bị bỏ lại ở Sân bay Dubai sau khi chủ sở hữu dường như đã bỏ trốn, một chiếc ví phiên bản giới hạn chứa đầy những viên pha lê Swarovski hay nhà vệ sinh bằng vàng trong một cửa hiệu trang sức ở Hong Kong.
Nhiều người đã tới để ngắm nhìn, chạm tay vào chúng và để chụp ảnh selfie. Greenfield cho rằng thực tế đó phản ánh văn hóa của "thế hệ giàu sang" đã lan tràn tới mức nào.

Những thói quen của người Mỹ khiến nước khác “bực mình”

(Kiến Thức) - Một số thói quen của người Mỹ bị coi thô lỗ, trịch thượng ... hay mất lịch sự ở các nước Châu Á và Châu Âu.

Nhung thoi quen cua nguoi My khien nuoc khac “buc minh”
Đút tay vào túi quần là một trong những thói quen của người Mỹ. Tuy nhiên, ở một số nước như Thổ Nhĩ Kỳ hay Hàn Quốc, hành động này bị coi là thô lỗ hay kiêu ngạo.
Nhung thoi quen cua nguoi My khien nuoc khac “buc minh”-Hinh-2
Người Mỹ thường mở quà ngay sau khi được nhận. Tại một số quốc gia Châu Á như Trung Quốc, Nhật Bản, điều đó bị coi là một thói quen xấu, khiến bạn giống như một kẻ tham lam.
Nhung thoi quen cua nguoi My khien nuoc khac “buc minh”-Hinh-3
Nói to.
Nhung thoi quen cua nguoi My khien nuoc khac “buc minh”-Hinh-4
Người Mỹ vô tư xì mũi ở nơi công cộng.
Nhung thoi quen cua nguoi My khien nuoc khac “buc minh”-Hinh-5
Ở Mỹ, việc hỏi công việc hay lương của một ai đó ngay khi vừa mới gặp mặt là chuyện bình thường.
Nhung thoi quen cua nguoi My khien nuoc khac “buc minh”-Hinh-6
Tại nhà hàng ở Mỹ, thực khách sẽ nhận được hóa đơn trước khi yêu cầu thanh toán. Tuy nhiên, tại Châu Âu, hành động như vậy không khác gì mang ý đuổi khách.

Những điều kỳ quặc mà người Mỹ vẫn “nhẹ dạ cả tin“

(Kiến Thức) - Sự tồn tại của Bigfoot là một trong số những điều kỳ quặc nhưng người Mỹ vẫn "nhẹ dạ cả tin".

Nhung dieu ky quac ma nguoi My van
Khoảng 1/3 dân số Mỹ tin rằng nguyên nhân dẫn đến biến đổi khí hậu chủ yếu là do "sự biến đổi tự nhiên trong môi trường".
Nhung dieu ky quac ma nguoi My van
Cứ trong 5 người Mỹ thì có một người tin rằng, loài người chịu trách nhiệm về thời tiết trong vòng 10 năm tới. Đây là một trong những điều kỳ quặc nhưng người Mỹ vẫn cả tin.
Nhung dieu ky quac ma nguoi My van
Khoảng 1/5 người dân Mỹ luôn cho rằng Trái Đất là trung tâm của vũ trụ.
Nhung dieu ky quac ma nguoi My van
Khoảng 25% người Mỹ rằng thuyết tiến hóa của Darwin không có thực.
Nhung dieu ky quac ma nguoi My van
20% số người Mỹ tin rằng chơi xổ số là một kế hoạch tài chính vững chắc.
Nhung dieu ky quac ma nguoi My van
Điều "điên rồ" mà 1/3 dân số  Mỹ vẫn luôn tin đó chính là sự tồn tại của người cõi âm.
Nhung dieu ky quac ma nguoi My van
Cứ 5 người Mỹ thì có 1 người tin chắc rằng chính phủ nước này đang giấu bí mật về người ngoài hành tinh.
Nhung dieu ky quac ma nguoi My van
Khoảng 10% người Mỹ không tin rằng con người đã đặt chân lên Mặt Trăng.
Nhung dieu ky quac ma nguoi My van
Hơn 7% người Mỹ cho rằng ca sĩ, diễn viên Elvis vẫn còn sống khỏe mạnh.
Nhung dieu ky quac ma nguoi My van
Hơn 1/3 người Mỹ đồng tình với ý kiến rằng Bigfoot (loài sinh vật có bàn chân khổng lồ) thực sự tồn tại.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Làng hương cổ ở Hà Nội tất bật hàng Tết

Làng hương cổ ở Hà Nội tất bật hàng Tết

Những ngày cận Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, làng nghề làm hương tại xã Quảng Phú Cầu (Hà Nội) lại tất bật. Khắp các xưởng, không khí lao động trở nên hối hả, máy móc hoạt động hết công suất.