Ám ảnh bà trùm Phúc “bồ” thét ra lửa ở chợ Phùng Hưng

Phúc “bồ”cùng với Khánh “trắng” trở thành nỗi ám ảnh cho người dân và bà con tiểu thương quanh khu vực chợ tạm Phùng Hưng, Đồng Xuân (Hà Nội).

Tuổi thơ dữ dội
Sau tất cả những bão táp cuộc đời, những ân oán trả vay trong giới giang hồ, bà trùm Phúc “bồ” tưởng sẽ được bình yên và hạnh phúc trong những ngày tháng cuối đời. Thế nhưng, số phận vẫn không buông tha, Phúc “bồ” bị 3 lần tai biến.
Những ngày cuối đời trong bệnh tật, thần trí không tỉnh táo, hàng loạt câu chuyện và những góc khuất chưa từng biết đến của bà trùm Phúc "bồ" dần dần được khai lộ.
Am anh ba trum Phuc
 Bà trùm Phúc ''bồ'' thét ra lửa chợ Đồng Xuân một thời.
Là con thứ 3 trong gia đình có 4 anh chị em, Phúc “bồ” tên thật là Nguyễn Thị Phúc, sinh năm 1957. Là cô gái Hà Nội gốc nhưng Phúc lại không “thừa hưởng” được sự nhẹ nhàng, nền nã của người con gái Hà thành. Từ thuở thiếu thời, Phúc đã là một đứa trẻ hiếu động và cá tính.
Ngay từ lúc mẹ Phúc mang thai cô, bà đã có những cảm giác nghén giống như mang thai con trai vậy. Ngày ấy làm gì có siêu âm như bây giờ, vì thế mọi người trong nhà đinh ninh rằng bà sẽ sinh thêm một đứa con trai nữa. Thế nên khi Phúc ra đời, mọi người ai nấy đều không khỏi bất ngờ.
Cha mất sớm, nhưng không vì thế mà Phúc thiếu đi sự chăm sóc của gia đình. Là một người con gái mạnh mẽ, không cần đến sự chăm sóc, quan tâm của người khác, Phúc sớm bỏ bê học hành, tụ tập với những người bạn hư hỏng. Vì quậy phá, 15 tuổi, Phúc bị đưa đi trường giáo dưỡng 2 năm.
Những tưởng ở trong môi trường giáo dưỡng, Phúc sẽ trở nên thuần tính hơn, biết suy nghĩ cho người khác và cho gia đình hơn. Thế nhưng, “giang sơn dễ đổi, bản tính khó dời”, Phúc như một con ngựa bất kham, bất chợt tung vó khi đến độ trưởng thành.
Vậy là, ngay từ khi còn là thiếu nữ, đặc biệt là từ ngày đi trường giáo dưỡng về, không hiểu sao Phúc tự nhiên lại có uy với đám bạn cùng trang lứa. Thậm chí, nhiều người đàn ông hơn tuổi hay những người có “số má” (những người đã từng vào tù, ra tội) trong giới anh chị ở đất Hà thành cũng phải kiêng nể.
Từ người vợ đảm đến trùm giang hồ “máu lạnh”
Đến năm 19 tuổi, Nguyễn Thị Phúc kết hôn với chàng trai Hà thành là Nguyễn Văn Long, nhưng Phúc không hề biết chồng mình là người dính vào ma túy. Với vẻ ngoài khá thư sinh, Long dễ dàng chinh phục được trái tim của Phúc.
Cưới nhau được một thời gian, Phúc liên tiếp sinh hai người con trai, đứa lớn đặt tên là Nguyễn Tuấn Anh, đứa bé tên là Nguyễn Xuân Tuấn.
Lúc này, cuộc sống gia đình khó khăn, một nách Phúc phải nuôi 4 miệng ăn, ông chồng nghiện ngập. Thế nhưng, dù vất vả, Phúc chưa hề kêu than nửa lời.
Dù đã dùng mọi cách khuyên giải, nhưng ông Long không nghe mà còn điên cuồng lao vào ma túy hơn. Vừa vất vả, vừa cay đắng với số phận, Phúc ngày trở nên cộc cằn, ghê gớm hơn đúng với bản chất vốn có từ khi còn là con gái.
Vất vả kiếm tiền nuôi 2 đứa con nhỏ, cùng với việc phải chăm sóc và lo lắng cho người chồng nghiện ngập mà Phúc vẫn không đủ tiền trang trải. Sau khi đứa con thứ hai được 3 tuổi, Phúc tìm đường ra chợ Phùng Hưng kiếm tiền.
Những ngày đầu, Phúc chỉ tham gia buôn bán kinh doanh nhỏ lẻ. Là một người nhanh nhạy, Phúc nắm bắt được sự lỏng lẻo trong quản lý, cũng như nhìn thấy được lợi nhuận từ công việc bốc xếp hàng hóa.
Vì thế, Phúc quyết định bỏ công việc kinh doanh, tập hợp đám bạn giang hồ, Phúc âm thầm lập nên các tổ bốc xếp ở khu vực chợ tạm Phùng Hưng, Đồng Xuân và một số vùng lân cận.
Con đường giang hồ ủa Phú “bồ” bắt đầu từ đây, đến giữa những năm 90, Phúc trở thành một trùm giang hồ có máu mặt ở Hà Nội.
Mặc dù mang tiếng là trùm xã hội đen, nhưng cô Phúc vẫn là một người phụ nữ, là mẹ của hai đứa con trai ngoan ngoãn. Vì thế, sau mỗi trận “thư hùng” với các nhóm giang hồ để bảo vệ lãnh địa hay sau những lần đâm thuê, chém mướn, Phúc trở về nhà với vai trò là người "mẹ hiền, vợ đảm”.
Điều ngạc nhiên hơn, phía sau bà trùm một thời “thét ra lửa”, còn là một người phụ nữ rất mê tín. Không chỉ có “số má” trong giới giang hồ, Nguyễn Thị Phúc còn là một trong những bà đồng cốt có tiếng ở đất Hà thành lúc bấy giờ.
Từ cuối những năm 80, đầu năm 90, cô Phúc đã mê mẩn chuyện hầu đồng, hầu bóng. Vì thế, sau khi trở thành trùm giang hồ, cô Phúc sẵn sàng bỏ ra hàng trăm triệu đồng để trình đồng, mở phủ. Thời điểm ấy, sau những trận chiến giang hồ, cô Phúc trở về bên bàn thờ Phật của gia đình rồi sám hối.
Với những người tiểu thương ở khu vực chợ tạm Phùng Hưng, Đồng Xuân, không ai có thể ăn bớt, hay qua mặt Phúc “bồ” được một đồng.
Đặc biệt những món nợ ân oán giang hồ, những đồng tiền đâm thuê chém mướn thì lại càng không thể. Thế nhưng, với thế giới tâm linh, Phúc “bồ” tuyệt đối không hề bủn xỉn, hay tính toán dù chỉ một cắc. Nhất tâm với phật, nữ tướng giang hồ cảm thấy nhẹ nhàng, thanh thản hơn sau mỗi ngày.
Có tâm là vậy, nhưng phạm pháp thì vẫn phạm pháp. Phúc “bồ” đã trở thành một cái tên đủ để làm khiếp sợ cho bất kỳ ai mỗi khi nhắc đến hay sự nể phục từ các băng nhóm xã hội khác.
Thế nhưng, cuộc đời có vay có trả, Phúc “bồ” phải trả giá cho một thời ngang tàng, “chọc trời khuấy nước” là những ngày tháng trong tù. Có lẽ bản án dai dẳng còn theo bám Phúc “bồ” cho đến hết đời chính là bản án của lương tâm.
(Còn nữa...)

Ầm ĩ ngày ‘ông trùm’ Khánh ‘trắng’ đền tội, đàn em theo tiễn độ

Ngày ông trùm Khánh trắng đền tội, thông tin bị lộ, đám "đàn em" chạy theo xe tù tiễn độ, rú còi xe ầm ĩ, lực lượng THA lo lắng.

Ngày Dương Văn Khánh (tức ông trùm Khánh “trắng”), một trùm giang hồ khét tiếng, tội ác chất chồng là nỗi ám ảnh của người lương thiện lẫn các băng nhóm tội phạm phải đền tội cũng đến. Rạng sáng ngày 13/10/1998, bản án tử hình Khánh ‘trắng’ được thực thi tại trường bắn Cầu Ngà. Thời điểm áp giải tử tù từ trại giam ra trường bắn, mặc dù có nhiều vòng chốt an toàn nhưng các lực lượng thi hành án (THA) tử hình vẫn phảng phất nhiều nỗi lo, dù ai cũng biết chuyện cướp tù khó hơn …lên trời. Đến bây giờ, Thượng tá Hồ Như Vọng còn tâm sự báo Người đưa tin: “Người nhà, đàn em của Khánh ‘trắng’ chạy theo xe phạm hàng dài không lo sao được…”
"Ông trùm" Khánh "trắng" nỗi ám ảnh của tiểu thương chợ Đồng Xuân những năm 90 của thế kỷ trước.
"Ông trùm" Khánh "trắng" nỗi ám ảnh của tiểu thương chợ Đồng Xuân những năm 90 của thế kỷ trước. 
Tử tù thư sinh, mối thâm thù với Dung Hà
Mặc dù nhiều năm trôi qua, nhưng nhắc đến Khánh trắng thì tiểu thương chợ Đồng Xuân vẫn lắc đầu, le lưỡi. Khánh “trắng” có vẻ ngoài nho nhã, thư sinh song lại được xem là một sát thủ máu lạnh đội lốt một ông đội trưởng bốc xếp. Với vẻ ngoài hào hoa lịch lãm và làm nhiều công tác từ thiện đều là để che mắt thiên hạ nhưng để tranh giành lãnh địa, Khánh “trắng” và Phúc Bồ (kẻ thù truyền kiếp mang mối thâm thù không đội trời chung) đã có nhiều trận huyết chiến. Chuyện chém, giết của hai nhóm tội phạm này xảy ra như cơm bữa, và chính Khánh cũng đã bị người của Dung Hà từ Hải Phòng lên tạt cho cả ca a-xít vào bộ mặt trắng trẻo thư sinh ấy.
Ngày đầu mới “nhập kho”, Dương Văn Khánh không hổ danh là một ông trùm thế giới ngầm. Khánh khá bình thản, ăn nói lễ phép. Hắn bình tĩnh được là do nghĩ mình bị bắt chỉ vì vụ cướp trên phố Kim Mã, còn những vụ án trước đã khép hồ sơ, không ai lục lại làm gì. Khánh "trắng" có một đặc điểm không bao giờ nhìn thẳng vào người đối diện mà thường nhìn xuống chân. Thỉnh thoảng hắn mới liếc trộm bằng ánh mắt sắc như dao đầy gian xảo. Lúc nào Khánh bực tức, cái sẹo - hậu quả của vụ tạt a-xít lại đỏ rực lên. Tuy nhiên, phải thừa nhận Khánh rất giỏi trong việc tiết chế cảm xúc.
Năm 1997, Khánh bị đưa ra xét xử với khung hình phạt cao nhất- tử hình. Theo bản án sơ thẩm và phúc thẩm thì Khánh "trắng" phạm 4 tội: giết người, cướp tài sản công dân, trốn thuế và che giấu tội phạm. Khánh phải nhận án tử hình và phải nộp cho Nhà nước gần 3,9 tỷ đồng. Lãnh án tử hình, Khánh được đưa vào buồng biệt giam tại trại giam T16 (Bình Đà). Trước đó, bằng thế lực của mình, Khánh cứ nghĩ vào trại giam cũng chỉ là “tạm nghỉ ngơi, dưỡng sức” rồi chẳng bao lâu lại được ra vẫy vùng trong lãnh địa hắn đã gây dựng bằng những trận thanh toán đẫm máu. Nhưng khi lãnh bản án tử hình, rồi đơn xin ân giảm cũng bị bác thì Khánh biết cái chết đã đến rất gần mà không có một phép mầu nào có thể cứu vãn nổi. Khuôn mặt của Khánh không còn che giấu nổi sự thất vọng, hắn lầm lì đối diện với bốn bức tường bê tông như cái bóng.
Phiên tòa xét xử Khánh "trắng".
Phiên tòa xét xử Khánh "trắng". 
Khánh lặng lẽ, đối diện với chính mình. Không còn bóng dáng của một tên giang hồ cộm cán, trùm giang hồ Khánh “trắng” bỗng trở nên hiền khô, nền nã rất có dáng thư sinh. Ông Vọng kể rằng, thời điểm ấy nhìn thấy Khánh, ít người có thể tưởng tượng được hắn là nỗi ám ảnh của nhiều tiểu thương buôn bán tại chợ Đồng Xuân, giới kinh doanh nhà nghỉ, quán bar, các nhóm tội phạm có tổ chức tại Hà Nội và nhiều tỉnh thành từ Hải Phòng đến TP.Hồ Chí Minh.
“Tôi không hiểu đến khi đối mặt với bản án tử hình, ngồi thúc thủ trong buồng biệt giam, hàng ngày nhìn qua lỗ khoá đếm thời gian trôi, mỗi sáng bình minh lại biết mình sống thêm một ngày thì Khánh nghĩ gì? Có lúc nào, trong hắn rằn vặt, hối hận về những tội ác mình đã gây ra khiến nhiều người vợ sớm phải vĩnh biệt chồng, con cái mất cha mẹ hay không? Chỉ biết rằng, những lúc sắp kết thúc đời người thì những hỉ nộ ái ố, những cảm xúc đan xen lẫn lộn trong con người Khánh. Ngày hắn lầm lỳ là vậy, nhưng đêm đến vẫn lầm rầm khấn nguyện cả người sống, người chết tha thứ. Sự thanh thản chờ ngày ra pháp trường của Khánh chỉ là vỏ bọc bên ngoài, chứ sâu thẳm hắn cũng rúng động khi biết mình sắp phải từ giã cuộc sống mà đã là con người ai cũng yêu quý”, ông Vọng kể lại.
Ngày cuối đời vẫn gây hồi hộp và lo lắng…
Trong câu chuyện kể lại với PV báo Người đưa tin, ông Vọng còn nhớ như in cái ngày 13/10/1998, ngày Khánh ‘trắng’ phải đền tội. Đêm ấy, nghe tiếng bước chân của cán bộ quản giáo đến gần buồng mình, rồi tiếng mở khoá lách cách, Khánh biết thời khắc phải ra đi. Mà cũng có thể, Khánh đã biết thông tin này trước đó (vì ngày tử hình Khánh đã bị lộ). Không ngạc nhiên khi cửa mở, cán bộ quản giáo gọi tên Khánh đi làm thủ tục. Khánh bình tĩnh đón nhận ngày hôm nay với vẻ mặt lạnh băng của trùm băng đảng xã hội đen khét tiếng một thời.
Rạng sáng, áp giải Khánh từ trại giam T16 ra trường bắn Cầu Ngà. Do lộ thông tin tử hình Khánh nên từ cổng trại giam những đoàn xe máy của người nhà, đàn em của Khánh đã ém quân chờ sẵn. Khi xe chở tử tù xuất hiện ngay lập tức cả đoàn xe máy bám theo. Đám “ong” bám theo xe chở phạm không thể cắt nổi. Mặc dù có đủ lực lượng cảnh giới đảm bảo an toàn bằng ba vòng chốt chặn, nhưng nghe thông tin có “khách không mời” đến đưa tiễn, công việc ngoài trường bắn ông Vọng và đồng đội đã chuẩn bị xong mà vẫn thấy lòng như lửa đốt. Những người giữ trọng trách THA Khánh “trắng” đều phập phồng nỗi lo…cướp tù, dẫu biết điều đó là khó hơn lên trời!
Tháng 10, sương mù dày đặc, những ánh đèn xe máy loang loáng bám theo xe chuyên dụng chở tử tù Khánh “trắng”. Mùa đông nên gần 5 giờ sáng, giáp mặt người không thể nhìn rõ. Đoàn xe máy gầm rú, xé toang đêm yên tĩnh của một vùng quê. Có lẽ chúng muốn gầm lên như thế để Khánh biết có “đàn em” trung thành đang đưa tiễn, và dường như để Khánh biết con đường đến ngày cuối cùng của hắn không đơn độc?!
Không thể để sự lộn xộn diễn ra trong thời điểm THA tử hình một tử tù nguy hiểm, lực lượng công an đã “hốt” trọn đám “ong” đó lên xe tải, về tạm giữ tại công an huyện Từ Liêm (ngày ấy giờ đã thành quận của Hà Nội), với lý do gây rối trật tự nơi công cộng. Về đây, dám “ong” này được hỏi qua loa, trong khi đó, Khánh "trắng" được “độc hành” trên đường ra trường bắn Cầu Ngà.
Khánh "trắng" bình tĩnh trong phiên tòa xét xử y và đồng phạm.
Khánh "trắng" bình tĩnh trong phiên tòa xét xử y và đồng phạm. 

Sự thật về Khánh trắng lầm rầm cầu nguyện trước giờ đền tội

Khánh “trắng” lạnh lùng liếc chiếc quan tài màu đỏ dưới trường bắn. Tỏ ra khá bình tĩnh nhưng thực chất gã đang khiếp sợ đến cùng cực.

Ông trùm hào hoa

Đọc nhiều nhất

Tin mới