Ai xứng đáng là đối thủ của tuần dương hạm Nakhimov Nga?

Ai xứng đáng là đối thủ của tuần dương hạm Nakhimov Nga?

Tuần dương hạm Nakhimov của Nga đã quay trở lại biển và sẽ trở thành mối lo ngại lớn nhất của phương Tây trong thời gian tới.

Trong những năm cuối của Chiến tranh Lạnh, các nhà máy đóng tàu của Liên Xô đã hoàn thành đóng 4 chiếc  tàu tuần dương lớp Kirov, chạy bằng năng lượng hạt nhân; với mục đích để tiến công các biên đội tàu sân bay của Hải quân Mỹ ở tầm xa, và cho phép Hải quân Liên Xô tham chiến ở vùng biển xanh xa bờ.
Trong những năm cuối của Chiến tranh Lạnh, các nhà máy đóng tàu của Liên Xô đã hoàn thành đóng 4 chiếc tàu tuần dương lớp Kirov, chạy bằng năng lượng hạt nhân; với mục đích để tiến công các biên đội tàu sân bay của Hải quân Mỹ ở tầm xa, và cho phép Hải quân Liên Xô tham chiến ở vùng biển xanh xa bờ.
Sau sự tan rã của siêu cường Liên Xô, Hải quân Nga được kế thừa các tàu chiến lớp Kirov; nhưng Nga không phải là Liên Xô, khi quy mô quân đội và ngân sách quân sự nhỏ hơn nhiều, buộc Nga phải đưa vào niêm cất phần lớn số tàu chiến đấu mặt nước, trong đó có 2 tàu tuần dương hiện đại.
Sau sự tan rã của siêu cường Liên Xô, Hải quân Nga được kế thừa các tàu chiến lớp Kirov; nhưng Nga không phải là Liên Xô, khi quy mô quân đội và ngân sách quân sự nhỏ hơn nhiều, buộc Nga phải đưa vào niêm cất phần lớn số tàu chiến đấu mặt nước, trong đó có 2 tàu tuần dương hiện đại.
Sau khi nên kinh tế Nga phục hồi vào đầu thập niên 2000, Nga đã đầu tư nâng cấp hiện đại hóa hai chiếc tuần dương hạm để sử dụng. Chiếc thứ nhất là chiếc Pyotr Velikiy đã hoàn thành nâng cấp, hiện đang là soái hạm của Hạm đội Phương Bắc.
Sau khi nên kinh tế Nga phục hồi vào đầu thập niên 2000, Nga đã đầu tư nâng cấp hiện đại hóa hai chiếc tuần dương hạm để sử dụng. Chiếc thứ nhất là chiếc Pyotr Velikiy đã hoàn thành nâng cấp, hiện đang là soái hạm của Hạm đội Phương Bắc.
Chiếc thứ hai là chiếc Đô đốc Nakhimov đang được hiện đại hóa từ năm 2018; sau khi hoàn thành nâng cấp, biến con tàu này thành tàu tác chiến mặt nước mạnh nhất thế giới. Mọi công việc nâng cấp do Phòng Thiết kế Severnoye (một bộ phận của Tập đoàn Đóng tàu Thống nhất của Nga) đảm nhiệm.
Chiếc thứ hai là chiếc Đô đốc Nakhimov đang được hiện đại hóa từ năm 2018; sau khi hoàn thành nâng cấp, biến con tàu này thành tàu tác chiến mặt nước mạnh nhất thế giới. Mọi công việc nâng cấp do Phòng Thiết kế Severnoye (một bộ phận của Tập đoàn Đóng tàu Thống nhất của Nga) đảm nhiệm.
Tàu tuần dương Đô đốc Nakhimov, được Hải quân Liên Xô đưa vào hoạt động năm 1988 và ban đầu được thiết kế là một phòng không hạm, giống như các tàu tuần dương lớp Ticonderoga của Hải quân Mỹ. Tàu được trang bị tên lửa phòng không S-300P và S-300F; đây là biến thể sử dụng trên tàu hải quân.
Tàu tuần dương Đô đốc Nakhimov, được Hải quân Liên Xô đưa vào hoạt động năm 1988 và ban đầu được thiết kế là một phòng không hạm, giống như các tàu tuần dương lớp Ticonderoga của Hải quân Mỹ. Tàu được trang bị tên lửa phòng không S-300P và S-300F; đây là biến thể sử dụng trên tàu hải quân.
Sau khi nâng cấp, tên lửa S-300P/F trên tàu Đô đốc Nakhimov sẽ được thay thế bằng một biến thể hải quân mới của S-400; với trang bị tên lửa mới, hỏa lực phòng không của tàu, sẽ đủ sức đánh chặn các loại máy bay, bao gồm cả máy bay tàng hình, tên lửa đạn đạo và tên lửa hành trình ở tốc độ siêu thanh với cự ly chiến đấu lên đến 400km.
Sau khi nâng cấp, tên lửa S-300P/F trên tàu Đô đốc Nakhimov sẽ được thay thế bằng một biến thể hải quân mới của S-400; với trang bị tên lửa mới, hỏa lực phòng không của tàu, sẽ đủ sức đánh chặn các loại máy bay, bao gồm cả máy bay tàng hình, tên lửa đạn đạo và tên lửa hành trình ở tốc độ siêu thanh với cự ly chiến đấu lên đến 400km.
Số tên lửa phòng không S-400 sẽ chiếm hơn một nửa số vũ khí trên tuần dương Đô đốc Nakhimov, biến con tàu này thành một “siêu hạm” phòng không, có khả năng phòng không linh hoạt chưa từng có, kể cả so sánh với các đối thủ Mỹ.
Số tên lửa phòng không S-400 sẽ chiếm hơn một nửa số vũ khí trên tuần dương Đô đốc Nakhimov, biến con tàu này thành một “siêu hạm” phòng không, có khả năng phòng không linh hoạt chưa từng có, kể cả so sánh với các đối thủ Mỹ.
Tuần dương hạm Đô đốc Nakhimov, dự kiến sử dụng 96 giếng phóng thẳng đứng cho tên lửa phòng không S-400, lớn hơn bất kỳ kho vũ khí tên lửa đất đối không lớn nhất, trên bất kỳ tàu chiến nào trên thế giới.
Tuần dương hạm Đô đốc Nakhimov, dự kiến sử dụng 96 giếng phóng thẳng đứng cho tên lửa phòng không S-400, lớn hơn bất kỳ kho vũ khí tên lửa đất đối không lớn nhất, trên bất kỳ tàu chiến nào trên thế giới.
Các hệ thống phòng không tầm ngắn bổ sung bao gồm Pantsir-ME, để thay thế hệ thống pháo, tên lửa phòng không Kashtan; và một biến thể tên lửa hải quân của hệ thống S-350 Vityaz (còn được gọi là Redut), để thay thế 44 tên lửa 4K33 OSA-M đã lạc hậu.
Các hệ thống phòng không tầm ngắn bổ sung bao gồm Pantsir-ME, để thay thế hệ thống pháo, tên lửa phòng không Kashtan; và một biến thể tên lửa hải quân của hệ thống S-350 Vityaz (còn được gọi là Redut), để thay thế 44 tên lửa 4K33 OSA-M đã lạc hậu.
Ngoài tên lửa hạm đối không, Kirov được nâng cấp để tích hợp một loạt các cảm biến và vũ khí tấn công mới. Trước kia, Kirov được Liên Xô thiết kế trang bị 20 tên lửa hành trình chống hạm lớn P-700 Granit; đây là loại tên lửa chống hạm từng không có đối thủ; tốc độ tên lửa đạt Mach 3 và tầm bắn tới 625km.
Ngoài tên lửa hạm đối không, Kirov được nâng cấp để tích hợp một loạt các cảm biến và vũ khí tấn công mới. Trước kia, Kirov được Liên Xô thiết kế trang bị 20 tên lửa hành trình chống hạm lớn P-700 Granit; đây là loại tên lửa chống hạm từng không có đối thủ; tốc độ tên lửa đạt Mach 3 và tầm bắn tới 625km.
Tuy nhiên những tên lửa P-700 Granit sẽ được thay thế bằng 80 giếng phóng cho các tên lửa hành trình nhỏ hơn, hiện đại hơn, bao gồm tên lửa chống hạm P-800 Oniks, tên lửa hành trình tiến công mặt đất 3M54T Kalibr và đặc biệt là tên lửa hành trình siêu thanh Zicron.
Tuy nhiên những tên lửa P-700 Granit sẽ được thay thế bằng 80 giếng phóng cho các tên lửa hành trình nhỏ hơn, hiện đại hơn, bao gồm tên lửa chống hạm P-800 Oniks, tên lửa hành trình tiến công mặt đất 3M54T Kalibr và đặc biệt là tên lửa hành trình siêu thanh Zicron.
Tên lửa Zicron được đưa vào trang bị trong Hải quân Nga vào tháng 12/2019 và được coi là tên lửa chống hạm hàng đầu thế giới hiện nay, với tốc độ Mach 9 và tầm bắn đến 1.000km. Hiện nay, chưa có hệ thống phòng không nào có khả năng đánh chặn loại tên lửa này.
Tên lửa Zicron được đưa vào trang bị trong Hải quân Nga vào tháng 12/2019 và được coi là tên lửa chống hạm hàng đầu thế giới hiện nay, với tốc độ Mach 9 và tầm bắn đến 1.000km. Hiện nay, chưa có hệ thống phòng không nào có khả năng đánh chặn loại tên lửa này.
Với khả năng mang tới 80 hành trình tiến công, cùng với hệ thống phòng không đáng gờm của tàu tuần dương Kirov, vì vậy đây sẽ là một con tàu mang vũ khí hiện đại nhất thế giới, là mối đe dọa rất nghiêm trọng đối với các hạm đội mặt nước của đối phương lớn gấp nhiều lần quy mô của nó.
Với khả năng mang tới 80 hành trình tiến công, cùng với hệ thống phòng không đáng gờm của tàu tuần dương Kirov, vì vậy đây sẽ là một con tàu mang vũ khí hiện đại nhất thế giới, là mối đe dọa rất nghiêm trọng đối với các hạm đội mặt nước của đối phương lớn gấp nhiều lần quy mô của nó.
80 giếng phóng mới cũng có thể phóng tên lửa hành trình 3M14T Kalibr, để tấn công chính xác tầm xa, nhằm vào các mục tiêu mặt đất. Loại tên lửa này sử dụng hệ thống dẫn đường tiên tiến, cho mức chính xác rất cao.
80 giếng phóng mới cũng có thể phóng tên lửa hành trình 3M14T Kalibr, để tấn công chính xác tầm xa, nhằm vào các mục tiêu mặt đất. Loại tên lửa này sử dụng hệ thống dẫn đường tiên tiến, cho mức chính xác rất cao.
Mặc dù chỉ có tốc độ cận âm, nhưng tên lửa Kalibr có khả năng bay bám mặt đất, nên rất khó khăn cho các hệ thống radar phát hiện; tên lửa có thể mang nhiều loại đầu đạn, có trọng lượng đến 450 kg, tầm bắn lên tới 2.500 km.
Mặc dù chỉ có tốc độ cận âm, nhưng tên lửa Kalibr có khả năng bay bám mặt đất, nên rất khó khăn cho các hệ thống radar phát hiện; tên lửa có thể mang nhiều loại đầu đạn, có trọng lượng đến 450 kg, tầm bắn lên tới 2.500 km.
Hỏa lực của Tuần dương hạm Kirov cùng kích thước tuyệt đối và những cảm biến cực mạnh, biến chiếc tuần dương hạm trên 30 tuổi này thành một vũ khí hoàn toàn vô song trên toàn thế giới, và có thể khiến con tàu trở thành tàu chiến mặt nước có khả năng nhất thế giới sau khi quá trình nâng cấp hoàn tất. Nguồn: Pinterest.
Hỏa lực của Tuần dương hạm Kirov cùng kích thước tuyệt đối và những cảm biến cực mạnh, biến chiếc tuần dương hạm trên 30 tuổi này thành một vũ khí hoàn toàn vô song trên toàn thế giới, và có thể khiến con tàu trở thành tàu chiến mặt nước có khả năng nhất thế giới sau khi quá trình nâng cấp hoàn tất. Nguồn: Pinterest.
Sức mạnh tuần dương hạm Kirov trong biên chế Hải quân Liên Xô trước đây đủ sức khiến NATO và Mỹ phải run sợ. Nguồn: Vlamir.

GALLERY MỚI NHẤT