Ai võ công cao cường nhất trong 108 anh hùng Lương Sơn Bạc?

Không phải Võ Tòng hay Lỗ Trí Thâm, Yến Thanh..., nhân vật có võ công cao cường bậc nhất Lương Sơn Bạc lại có xuất thân quan trường.

Ai võ công cao cường nhất trong 108 anh hùng Lương Sơn Bạc?
1. Báo tử đầu Lâm Xung
Báo tử đầu Lâm Xung là một trong 36 Thiên Cương Tinh của Lương Sơn Bạc, ông ngồi ghế thứ 6 trong hàng ngũ các tướng Lương Sơn, ông được Thi Nại Am miêu tả: “Đầu đội khăn xéo xanh, đằng sau gáy cài vòng bạch ngọc, mình mặc áo chiến bào đơn màu lục, lưng thắt đai bạc chạm một dải lưng rùa, chân đi đôi hài mõm vuốt, tay cầm cái quạt tứ xuyên, đầu báo mặt tròn, râu hùm, hàm én, thân cao tám thước".
Lâm Xung từng cầm đầu 80 vạn cấm quân của triều đình, trước khi đắc tội với Thái Úy Cao Cầu và bị đi lưu đày, trở thành một trong những tướng lĩnh nổi tiếng và tài năng bậc nhất Lương Sơn Bạc.
Ai vo cong cao cuong nhat trong 108 anh hung Luong Son Bac?
 Báo tử đầu Lâm Xung. Ảnh: Internet
Báo tử đầu Lâm Xung thành thạo rất nhiều loại binh khí nhưng tài nghệ tuyệt luân nhất của ông là kỹ thuật đánh Bát Xà Mâu, thương pháp của Lâm Xung cũng thuộc loại xuất quỷ nhập thần, ông từng chiếm ưu thế khi so tài với Đại đao Quan Thắng ( hậu duệ của Quan Vân Trường).
Lâm Xung cũng từng đánh ngang với với Lỗ Trí Thâm khi ông chỉ có hai tay không và chân mang xiềng xích, trong khi Trí Thâm mang vũ khí sở trường.
Lâm Xung được nhiều người ca ngợi bởi tài năng đức độ và thừa nhận là người có võ công cao nhất trong Thủy Hử truyện.
2.Đại đao Quan Thắng
Quan Thắng là một trong 36 Thiên Cang Tinh, đứng vị trí thứ 5 trong hàng ngũ các tướng Lương Sơn, Quan Thắng là hậu duệ của Quan Vân Trường, xuất thân giữ chức Tuần kiểm phủ Bồ Đông, nằm trong phạm vi quản hạt của Bắc Kinh.
Quan Thắng nổi tiếng là văn võ song toàn, khi quân Lương Sơn tấn công phủ Đại Danh, Quan Thắng đã một mình đánh tan 15 chiến xa đối địch.
Nhờ mưu kế của ông, các tướng của Lương Sơn là Trương Hoành, Nguyễn Tiểu Thất đều bị mai phục và bắt sống một cách khá dễ dàng.
Sau này, nhờ kế trá hàng của Hô Duyên Chước mà Quan Thắng mắc mưu Ngô Dụng, Quan Thắng bị bắt, bèn đầu phục Lương Sơn.
Ông là một trong những tướng sống sót trở về sau chiến dịch bình định Phương Lạp. Sau này Quan Thắng đi thao luyện quân mã trở về, lúc say rượu, sẩy chân ngã ngựa, lâm bệnh rồi mất.
Trong sự nghiệp chiến đấu của mình, ông chỉ lép vế duy nhất một lần trước Lâm Xung và toàn thắng trong toàn bộ những lần độc đấu trong Thủy Hử.
3. Hành giả Võ Tòng
Võ Tòng là người có thân thủ phi phàm, võ công cao cường là một trong 5 tướng lĩnh nổi tiếng nhất Lương Sơn Bạc, từng một mình đánh chết hổ dữ trên đồi Cảnh Dương, và một tay đánh gục Phương Lạp và bắt sống hắn đem về cho triều đình.
Ai vo cong cao cuong nhat trong 108 anh hung Luong Son Bac?-Hinh-2
 Hành giả Võ Tòng. Ảnh: Internet
Ông cũng là số ít tướng lĩnh của Lương Sơn sống sót sau hành trình đánh dẹp Phương Lạp của đội quân Tống Giang. Tuy vậy Võ Tòng không về kinh nhận thưởng mà tu tại chùa Hòa Lạc và mất ở ngôi chùa này ít lâu sau đó.
4. Hoa hòa thượng Lỗ Trí Thâm
Lỗ Trí Thâm là người có thân hình cao lớn, dũng cảm vô song, tuy vậy cũng vô cùng nóng tính, từng một mình nhổ cả gốc cây to khiến cho đám đệ tử khiếp sợ.
Ông từng giao đấu với Lâm Xung và chỉ thua kém đôi chút. Ngoài Lâm Xung, Lỗ Trí Thâm chưa từng bất cứ một tướng nào của Lương Sơn khi hai người độc đấu.
5. Một vũ tiễn Trương Thanh.
Trương Thanh là một trong 36 Thiên Cương Tinh, ông ngồi ghế thứ 16 trong hàng ngũ tướng Lương Sơn. Ông xuất thân là võ tướng của phủ Đông Xương thời kỳ đầu luôn đối đầu với Lương Sơn Bạc, trong những lần giao chiến với quân của Tống Giang, Trương Thanh từng dùng tài ném đá, một lúc đánh bại 14 tướng của Lương Sơn gồm:
Hác Tư Văn, Quan Thắng, Hô Duyên Chước, Từ Ninh, Yến Thuận, Hàn Thao, Bành Kỉ, Lưu Đường, Đổng Bình, Sách Siêu, Tuyên Tán, Lôi Hoành, Chu Đồng, Dương Chí.
Sau khi cướp được lương thảo của Lương Sơn, ông bị Ngô Dụng bày kế bắt được và quy thuận Lương Sơn.
Tuy có tài ném đá song nếu chỉ dùng vũ khí thông thường là đao, kiếm Trương Thanh không thể là đối thủ của Lâm Xung, Võ Tòng, Quan Thắng.

Lý giải “cậu ấm nối dõi” và thói “độc quyền thờ cúng”

(Kiến Thức) - Ảnh hưởng của Nho giáo, coi trọng phụ quyền khiến người Việt suy tôn nam giới, không coi trọng nữ giới, đề cao quan niệm "cậu ấm nối dõi". 

Lý giải “cậu ấm nối dõi” và thói “độc quyền thờ cúng”
Ảnh hưởng của Nho giáo, coi trọng phụ quyền khiến người Việt suy tôn nam giới, không coi trọng nữ giới, đề cao quan niệm "cậu ấm nối dõi". Biểu hiện của tư tưởng “trọng nam khinh nữ” tồn tại trong suốt hàng mấy trăm năm như người nào sinh con gái thì phải ngồi mâm dưới, nếu đẻ nhiều con mà chỉ có con gái thì coi như tuyệt tự, chỉ con trai mới được truyền nối dõi tổ nghề...
“Nhất nam viết hữu, thập nữ viết vô”

Khám phá văn bia vua Lê trên vách đá Sơn La

(Kiến Thức) - Trải qua 500 năm sương gió dập vùi, văn bia cổ Quế Lâm Ngự Chế - một văn bia thời Lê trên vách đá cao ngất trời vẫn còn rõ từng li, từng nét. 

Khám phá văn bia vua Lê trên vách đá Sơn La
Trải qua 500 năm sương gió dập vùi, văn bia cổ Quế Lâm Ngự Chế là văn bia thời Lê trên một vách đá cao ngất trời vẫn còn rõ từng li, từng nét. Những chữ nghĩa là lời thơ của vị vua tài hoa Lê Thái Tông đã cất công dẹp yên vùng đất phên dậu vốn bị các tù trưởng nổi loạn.
Báo Ké ngang trời

Khám phá ngọn núi Cấm huyền thoại của Nam Bộ

(Kiến Thức) - Xung quanh núi Cấm An Giang có rất nhiều giai thoại dân gian kỳ bí về những bậc đạo sư có phép màu thần thông, những lời nguyền khủng khiếp...

Khám phá ngọn núi Cấm huyền thoại của Nam Bộ
Kham pha ngon nui Cam huyen thoai cua Nam Bo
Nằm ở huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang, Núi Cấm (Cấm Sơn) là một ngọn núi thiêng nối tiếng, có vai trò quan trọng trong lịch sử và văn hóa của miền đất Nam Bộ.
Kham pha ngon nui Cam huyen thoai cua Nam Bo-Hinh-2
Cấm Sơn là tên gọi chính thức bằng văn tự đầu tiên xuất hiện trong Đại Nam nhất thống chí được biên soạn vào cuối thế kỷ 19. Sách đã miêu tả: Thế núi cao ngất, cây cối tươi tốt, là một trong Bảy Núi. Vì núi cao nên ít người lên đến chót. Ảnh: Đường lên núi Cấm.
Kham pha ngon nui Cam huyen thoai cua Nam Bo-Hinh-3
Có nhiều giả thuyết về tên gọi của núi Cấm An Giang. Theo GS. Nguyễn Văn Hầu, giả thuyết đáng tin cậy hơn cả là Đoàn Minh Huyên (tức Phật Thầy Tây An) đã cấm các tín đồ của mình lên đó cất nhà lập am, bởi sợ sẽ ô uế chốn núi thiêng. Ảnh: Cảnh tượng thiên nhiên trên núi Cấm.
Kham pha ngon nui Cam huyen thoai cua Nam Bo-Hinh-4
Theo một giả thuyết khác, Nguyễn Phúc Ánh khi bị quân Tây Sơn truy nã, có lúc phải vào núi này nương thân. Muốn tông tích được giấu kín, các cận thần phao tin có ác thú, yêu quái, để cấm dân chúng vào núi. Ảnh: Hồ Thủy Liêm trên đỉnh núi Cấm.
Kham pha ngon nui Cam huyen thoai cua Nam Bo-Hinh-5
Cũng có người cho rằng tướng cướp Đơn Hùng Tín (biệt danh của Lê Văn Tín, quê Cao Lãnh) có lúc dùng nơi này làm sào huyệt. Sợ lộ, Tín cấm dân lên núi để dễ bề hoạt động. Ảnh: Tượng Phật Di Lặc lớn nhất châu Á trên núi Cấm.
Kham pha ngon nui Cam huyen thoai cua Nam Bo-Hinh-6
Tác giả Nguyễn Văn Hầu thì cho rằng cảnh hoang vu tịch mịch của núi Cấm rất thuận tiện cho những tay "Lương Sơn Bạc" tụ tập để gây rối cho xóm làng và các vùng phụ cận. Muốn giữ sự yên tịnh cho dân tình, nhà chức trách ở tỉnh đương thời mới đem ra lịnh cấm họ ở trong vùng này. Ảnh: Cây cầu bắc qua hồ Thủy Liêm dẫn vào chùa Phật Lớn trên núi Cấm.
Kham pha ngon nui Cam huyen thoai cua Nam Bo-Hinh-7
Xung quanh ngọn núi này còn có rất nhiều giai thoại dân gian kỳ bí về những bậc đạo sư có phép màu thần thông, những lời nguyền khủng khiếp hay những con mãng xà khổng lồ reo rắc kinh hoàng cho người dân... Ảnh: Chính điện chùa Phật Lớn.
Kham pha ngon nui Cam huyen thoai cua Nam Bo-Hinh-8
  Ngày nay, núi Cấm đã trở thành thắng cảnh nổi tiếng của tỉnh An Giang với dáng vẻ hùng vĩ, khí hậu mát mẻ, phong cảnh đẹp và cây cối xanh tươi. Ảnh: Bên trong chùa Phật Lớn.
Kham pha ngon nui Cam huyen thoai cua Nam Bo-Hinh-9

Trên núi có các danh lam và danh thắng nổi bật là Chùa Vạn Linh, chùa Phật Lớn, tượng Phật Di Lặc, hồ Thủy Liêm, v.v... Ảnh: Chùa Vạn Linh trên đỉnh núi Cấm.

Kham pha ngon nui Cam huyen thoai cua Nam Bo-Hinh-10
 Khung cảnh tuyệt mỹ cùng những câu chuyện kỳ bí gắn với núi Cấm khiến địa danh này trở thành điểm đến không thể bỏ qua của du khách khi ghé thăm mảnh đất An Giang.

Đọc nhiều nhất

Tin mới