Ai sẽ đắc cử Tổng thống Pháp năm 2017?

(Kiến Thức) - Ai sẽ đắc cử Tổng thống Pháp, khi có đến hơn chục ứng viên đang ra sức lôi kéo cử tri Pháp trước kỳ bầu cử tổng thống vào ngày 23/4/2017.

Ai sẽ đắc cử Tổng thống Pháp năm 2017?
Nếu không ứng cử viên nào chiếm đa số phiếu trong vòng một của cuộc bầu cử Tổng thống Pháp, một cuộc bỏ phiếu vòng hai giữa hai ứng viên có số phiếu cao nhất sẽ được tổ chức vào ngày 7/5/2017.
Ai se dac cu Tong thong Phap nam 2017?
Điện Elysee, nơi làm việc của Tổng thống Pháp. Ảnh Informations - Paris Attitude 
Đảng Cộng hòa theo xu hướng trung hữu đã chọn ông Francois Fillon làm ứng viên tổng thống và qua khảo sát cho thấy ông này đang vượt lên khá xa so với bà Marine Le Pen của đảng Mặt trận Quốc gia theo xu hướng cực hữu.
Cựu Thủ tướng Manuel Valls đại diện cho Đảng Xã hội và những ứng viên cánh tả khác sẽ tranh đua cho vị trí đề cử của phe trung tả trong cuộc bầu cử sơ bộ vào tháng 1/2017.
Một số ứng viên nặng ký khác trong cuộc bầu cử Tổng thống Pháp 2017 bao gồm hai ứng viên phe ôn hòa là Emmanuel Macron và Francois Bayrou. Ứng viên Jean-Luc Melenchon đại diện cho cánh tả.
Tổng thống Francois Hollande, người của Đảng Xã hội, cho biết sẽ không tranh cử cho nhiệm kỳ thứ hai, trong khi khảo sát cho thấy tỷ lệ ủng hộ ông xuống rất thấp.
Tuy tất cả những ứng viên còn phải được Hội đồng Lập pháp chấp thuận, nhưng người ta có thể nhận diện một số nhân vật sáng giá như sau.
Francois Fillon, Đảng Cộng hòa
Ứng viên Francois Fillon, 62 tuổi, là cựu Thủ tướng Pháp nhiệm kỳ 2007-2012 và rất mờ nhạt so với cựu Tổng thống Nicolas Sarkozy.
Ai se dac cu Tong thong Phap nam 2017?-Hinh-2
 Ứng viên FrancoisFillon, 62 tuổi, là cựu Thủ tướng Pháp nhiệm kỳ 2007-2012. Ảnh Reuters
Ông Fillon giành được đề cử của phe trung hữu- trong khi ông Sarkozy bất ngờ thua cuộc- đã tỏ ra chiếm ưu thế trong ba cuộc tranh luận trên truyền hình, với phong thái đĩnh đạc như nguyên thủ một quốc gia, theo như nhận định của các nhà phân tích. Ông Fillon cũng có một lợi thế là ít dính dáng đến các vụ việc gây tranh cãi như đối thủ là ông Sarkozy và Alain Juppe.
Ông Fillon không có sức lôi cuốn nhưng lại có nhiều ủng hộ trong thời điểm hiện tại vì "Phe bảo thủ của Pháp đang chuyển sang cánh hữu và muốn một người có tư tưởng theo chủ nghĩa tự do và cứng rắn hơn đối với nhóm cầm quyền", Giáo sư Philippe Marliere, người đang giảng dạy môn Chính trị Pháp tại Đại học Luân Đôn, đưa ra lời nhận định với BBC.
Những kế hoạch cải tổ kinh tế với chủ trương thắt lưng-buộc bụng, bao gồm cắt giảm nửa triệu việc làm đối với khối hành chính công, xóa bỏ chế độ làm việc 35 tiếng một tuần và chế độ thuế đối với người giàu (ISF) của ông Fillon đang được đem ra so sánh với cố Thủ tướng Anh Margaret Thatcher.
Ông Fillon cũng đề nghị tước bỏ quốc tịch Pháp đối với những chiến binh cực đoan quay lại Pháp sau khi tham chiến tại Iraq hoặc Syria và yêu cầu những bậc cha mẹ đang nhận phúc lợi xã hội phải ký kết một bản "thỏa thuận về trách nhiệm của phụ huynh" nhằm đối phó với tình trạng trẻ em có thái độ "không tôn trọng với những giá trị của nền cộng hòa (Pháp)".
Trong chính sách đối ngoại, ông Fillon muốn có sự tương tác với Nga, thông qua việc EU sẽ dỡ bỏ cấm vận và giúp Tổng thống Syria Bashar al-Assad trong cuộc chiến chống IS.
Ông Fillon học về luật và có vợ, bà Penelope Clarke là người xứ Wales. Hai ông bà cưới nhau từ năm 1980 tại Llanover, gần Abergavenny, có với nhau năm người con và hiện đang sống tại ngôi nhà được xây từ thế kỷ 12 ở gần Le Mans, phía tây nước Pháp.
Manuel Valls, Đảng Xã hội
Manuel Valls, người có tư tưởng cấp tiến và lối nói chuyện không khoan nhượng, đang mong muốn giành được đề cử của phái trung tả để đối đầu với ông Fillon và bà Le Pen, thông qua việc chiến thắng trong cuộc bầu cử sơ bộ diễn ra vào tháng sau.
Ai se dac cu Tong thong Phap nam 2017?-Hinh-3
 Cựu Thủ tướng Pháp Manuel Valls là người có tư tưởng cấp tiến và lối nói chuyện không khoan nhượng. Ảnh The Independent
Các cuộc khảo sát cho thấy cánh tả của Pháp đang bị xáo trộn và ông Valls không được ủng hộ nhiều hơn bao nhiêu so với Tổng thống Hollande. Sẽ rất khó khăn cho những chính trị gia của Đảng Xã hội trụ lại Điện Elysee.
Ông Valls, người đã từ chức Thủ tướng Pháp khi tuyên bố sẽ ra tranh cử, cũng là người chĩa mũi dùi vào kế hoạch cải tổ kinh tế vốn gây bất hòa. Nỗ lực giảm bớt những qui định về luật lao động là nguyên nhân của nhiều cuộc biểu tình, dẫn đến bạo động, trong nhiều tháng trời. Bên cạnh đó, ông Manuel Valls cũng thất bại trong việc tước bỏ quốc tịch Pháp đối với những phần tử khủng bố có hai quốc tịch, khiến nhiều người ngay trong chính Đảng Xã hội không hài lòng.
Sau vụ tấn công của những phần tử Hồi giáo cực đoan vào tháng 1/ 2015, ông Valls là người có thể kêu gọi được sự đoàn kết của công chúng, nhưng lại bị chỉ trích do thất bại trong việc ngăn chặn những vụ tấn công tiếp theo, bị người dân la ó khi đến Nice, sau vụ tấn công hồi tháng Bảy.
Ông trở thành thị trưởng của Evry, một vùng ngoại ô của Paris, vào năm 2001 và trở thành Thủ tướng vào tháng 3/2014.
Ông có bốn con với cuộc hôn nhân trước và lập gia đình với nghệ sĩ đàn vĩ cầm vào năm 2010.
Marine Le Pen, Mặt trận Quốc gia (FN)
Bà Marine Le Pen đã dần cải thiện hình ảnh của đảng Mặt trận Quốc gia (FN), kể từ khi lên nắm quyền từ cha mình vào tháng 1/2011. Trong lần bầu cử địa phương vào cuối năm 2015, cũng là phép thử gần nhất về sự ủng hộ - Mặt trận Quốc gia dẫn đầu trong vòng đầu tiên, nhưng lại thua chung cuộc khi không giành được thắng lợi nào trong vòng bỏ phiếu thứ hai, sau khi hai chính đảng khác bắt tay nhau và sử dụng phiếu của cử tri một cách có tính toán để loại bỏ đảng của bà Le Pen.
Ai se dac cu Tong thong Phap nam 2017?-Hinh-4
Bà Marine Le Pen đã dần cải thiện hình ảnh của đảng Mặt trận Quốc gia (FN), kể từ khi lên nắm quyền từ cha mình vào tháng 1/2011. Ảnh Infostormer.Com 
Mặc dù thất bại, Mặt trận Quốc gia vẫn giành được hàng trăm ghế nghị viên địa phương trên khắp nước Pháp, và bà Le Pen đã dùng kết quả này như một bàn đạp cho chiến dịch tranh cử Tổng thống. Khảo sát đánh giá bà Le Pen thường xuyên ở vị trí thứ hai.
Mặt trận Quốc gia vẫn chưa công bố tuyên ngôn tranh cử, nhưng trong đề nghị đưa ra vào năm 2012, có đề cập đến việc giảm số người nhập cư hợp pháp từ 200.000 xuống 10.000 người mỗi năm, trục xuất người nhập cư bất hợp pháp, ưu tiên công dân Pháp về nhà cửa và việc làm, ra khỏi EU và không dùng đồng euro, tăng số lượng cảnh sát và cho thêm quyền hạn, cũng như tạo thêm 40.000 chỗ trong nhà tù.
Người trẻ nhất trong số ba cô con gái của Jean-Marie Le Pen cũng theo nghiệp chính trị từ khi còn trẻ. Cô ta là luật sư và hiện đang phụ trách bộ phận pháp lý của đảng Mặt trận Quốc gia.
Sau nhiều năm tranh cử nhưng đều thua cuộc tại quốc hội Pháp, bà Le Pen được bầu vào Quốc hội châu Âu vào năm 2004, đồng thời là dân biểu, đại điện cho vùng Tây-Bắc nước Pháp.
Sau khi lên lãnh đạo Mặt trận Quốc gia vào năm 2011, bà Le Pen đã công khai giữ khoảng cách chính trị và chỉ trích cha mình khi ông này cho rằng phòng hơi ngạt của phát xít Đức là "một chi tiết của lịch sử". Trong khảo sát về cuộc tranh cử Tổng thống hồi 2012, bà Le Pen đứng vị trí thứ ba.
Marine Le Pen đã ly dị hai lần, có ba con và hiện đang sống ở vùng ngoại ô phía tây của Paris.
Emmanuel Macron, (Đảng Xung phong)
Học hành xuất sắc và trở thành nhân viên một ngân hàng đầu tư, Emmanuel Macron là cố vấn kinh tế cho Tổng thống Francois Hollande, trước khi được bổ nhiệm làm Bộ trưởng Kinh tế vào năm 2014. Emmanuel Macron cũng chưa bao giờ được bầu làm dân biểu- cũng như chưa bao giờ ra tranh cử.
Ai se dac cu Tong thong Phap nam 2017?-Hinh-5
Chỉ mới 38 tuổi, ông Emmanuel Macronlà một trong những ứng cử viên trẻ nhất. Ảnh WSJ 
Ông nổi tiếng với “Luật Macron", là một điều luật gây tranh cãi khi cho phép các cửa hàng mở cửa thường xuyên hơn vào ngày Chủ Nhật, đồng thời hủy bỏ luật lệ trong một số ngành công nghiệp.
Điều luật này cũng được chính phủ Thủ tướng Manuel Valls thông qua dù có phản đối gay gắt từ đối lập cánh tả.
Nhưng đối với cộng đồng doanh nghiệp Pháp, ông Macron như một luồng gió mới, có nhiều chính sách có lợi cho kinh doanh, với mục đích tăng trưởng kinh tế. Ông cổ động cho khởi nghiệp ngành công nghệ số và thúc đẩy cho thị trường xe khách đường dài.
Sau nhiều năm được Tổng thống Hollande bao bọc, vị trí của ông Macron trong chính phủ bỗng trở nên rắc rối vào tháng 4/2016 khi ông thành lập đảng En Marche, "không phải cánh tả hay cánh hữu" và có số lượng 97.000 người quan tâm theo dõi. Macron từ chức vào tháng 8/2016 để ra tranh cử Tổng thống.
Khi tuyên bố ra tranh cử, ông Macron mô tả nước Pháp "như một khối của những nghiệp đoàn" (tập hợp của nhiều nhóm lợi ích lớn). "Tôi muốn chia sẻ sức mạnh của những người có khả năng để bảo vệ những người yếu nhất," ông Macron nói. Ông là một nhà kinh tế theo xu hướng tự do và thích kinh doanh, cũng là người ủng hộ việc xóa bỏ qui định làm việc 35 tiếng một tuần, nhưng lại theo phe cánh cánh tả đối với những vấn đề xã hội. Ông ủng hộ nới lỏng qui định đối với một số ngành công nghiệp của Pháp và chủ trương tăng cường kiểm tra quyền hạn của chính trị gia.
Ông Macron lập gia đình với cô giáo tiếng Pháp của chính mình là Brigitte Trogneux, lớn hơn ông 20 tuổi và có 7 người cháu ngoại riêng của vợ.
Jean-Luc Melenchon, (Đảng Cánh tả)
Do đảng trung tả đang bị giảm sự ủng hộ từ công chúng, Jean-Luc Melenchon đã nhận ra cuộc đua đang có nhiều cơ hội mở. Trong tháng trước, Melenchon nhận được sự ủng hộ của Đảng Cộng sản Pháp và vì thế có thêm hậu thuẫn chính trị.
Ai se dac cu Tong thong Phap nam 2017?-Hinh-6
Ứng viên của Đảng Cánh tả Jean-Luc Melenchon cũng nhận được sự ủng hộ của Đảng Cộng sản Pháp. Ảnh L'Express 
Ông Melenchon nói sản lượng, thương mại và tiêu dùng là những thứ cần phải thay đổi, đồng thời quan tâm đến vấn đề biến đổi khí hậu.
Ông nói: "Đây là cơ hội lớn để tháo dợi dây thừng đang làm tê liệt chúng ta vào lúc này."
Từng ủng hộ liên minh châu Âu, giờ đây ông Melenchon kêu gọi Pháp ra khỏi EU, đồng thời nói nền kinh tế tự do của châu Âu đã cạn kiệt sinh lực trong việc đem lại sự thay đổi về dân chủ.
Ông từ bỏ Đảng Xã hội vào tháng 11/2008 để sáng lập Đảng Cánh tả cùng với cấp phó của mình là Marc Dolez. Ông cũng tham gia tranh cử trong Mặt trận Cánh tả và được bầu vào Quốc hội châu Âu vào năm 2009 và giữ vị trí này cho đến nay.
Ông Melenchon cũng tham gia tranh cử tổng thống vào năm 2012 nhưng thất bại, chỉ nhận được 11% số phiếu và đứng vị trí thứ tư.
Những ứng viên khác
Cựu Bộ trưởng Kinh tế Arnaud Montebourg của Đảng Xã hội và cựu Bộ trưởng Giáo dục Benoit Hamon sẽ tìm kiếm sự may mắn trong cuộc bỏ phiếu sơ bộ của phe trung tả.
Ứng viên Đảng Xanh Yannick Jadot, ứng viên Nicolas Dupont-Aignan của đảng DLF (Debout La France), Nathalie Arthaud của Đảng Công nhân Tranh đấu (Lutte Ouvriere) và lãnh đạo nghiệp đoàn Philippe Poutou đều là những ứng viên mong muốn trở thành Tổng thống Pháp.

Động đất chính trị tiếp theo sẽ xảy ra ở nước Pháp?

(Kiến Thức) - Sau cú sốc Brexit và tỷ phú Donald Trump đắc cử Tổng thống Mỹ, động đất chính trị luôn có thể xảy ra trên chính trường thế giới vốn biến động khôn lường.

Động đất chính trị tiếp theo sẽ xảy ra ở nước Pháp?
Đó là nhận định của nhà báo Finian Cunningham - người đã viết nhiều bài phân tích vấn đề quốc tế cho các tờ báo lớn như The Mirror, Irish Times và The Independent - trong bài viết đăng trên trang mạng Russia Today (RT) ngày 22/11/2016.
Theo nhà báo báo Finian Cunningham (người Ireland), giới phân tích và các chính khách hiện không loại trừ khả năng bà Marine Le Pen, lãnh đạo đảng cực hữu Mặt trận Quốc gia (FN) giành chiến thắng trong cuộc bầu cử tổng thống Pháp được tổ chức sau đây 6 tháng và tạo ra một cơn động đất chính trị nữa ở Châu Âu.

Bầu cử Tổng thống Pháp: “Lấy độc trị độc”?

(Kiến Thức) - Trong cuộc bầu cử Tổng thống Pháp, ứng viên trung hữu Francois Fillon có thể trở thành “hòn đá tảng cản đường” đối với ứng viên cực hữu Marine Le Pen.

Bầu cử Tổng thống Pháp: “Lấy độc trị độc”?
Bằng cách chọn Francois Fillon, các cử tri trung thành với Đảng Cộng hòa đã đề cử một ứng viên có tiếng là bảo thủ truyền thống tham gia cuộc bầu cử tổng thống Pháp năm 2017. Cựu Thủ tướng Fillon từng tuyên bố rằng ông có ý định tái kết hợp chính trị với gia đình truyền thống. Ông muốn hạn chế số lượng người tị nạn vào nước Pháp và gây khó khăn cho những người nước ngoài trong việc truy cập vào hệ thống phúc lợi xã hội. Ông Fillon cũng muốn đặt cộng đồng Hồi giáo và nhà thờ Hồi giáo dưới sự kiểm soát của chính phủ. Ngoài ra, Thủ tướng Fillon cũng chủ trương tái dân tộc hóa chương trình giảng dạy ở nhà trường.
Đột nhập “lãnh thổ truyền thống” của phe cực hữu

Bên trong kho hóa chất độc hại của khủng bố tại Aleppo

(Kiến Thức) - Quân đội Syria đã phát hiện một nhà kho chứa hóa chất độc hại của nhóm phiến quân tại thành phố Aleppo.

Bên trong kho hóa chất độc hại của khủng bố tại Aleppo
Ben trong kho hoa chat doc hai cua khung bo tai Aleppo
Trong quá trình rà phá bom mìn ở quận Masaken Hanano, phía đông bắc thành phố Aleppo, quân đội Syria đã phát hiện một nhà kho lớn chứa hóa chất độc hại mà nhóm phiến quân bỏ lại. 
Ben trong kho hoa chat doc hai cua khung bo tai Aleppo-Hinh-2
 Bên trong nhà kho này chứa các thiết bị, vật liệu nổ vốn được nhóm phiến quân sử dụng để chế tạo bình gas thành các quả đạn pháo sử dụng trong các cuộc giao tranh.
Ben trong kho hoa chat doc hai cua khung bo tai Aleppo-Hinh-3
Đồ đạc ngổn ngang bên trong nhà kho hóa chất mà nhóm phiến quân Syria bỏ lại tại quận Masaken Hanano. 
Ben trong kho hoa chat doc hai cua khung bo tai Aleppo-Hinh-4
Một góc trong nhà kho. 
Ben trong kho hoa chat doc hai cua khung bo tai Aleppo-Hinh-5
Được biết, nhà kho này nằm trong một ngôi trường ở thành phố Aleppo. 
Ben trong kho hoa chat doc hai cua khung bo tai Aleppo-Hinh-6
 Một hình ảnh khác trong kho chứa hóa chất độc của nhóm khủng bố.
Ben trong kho hoa chat doc hai cua khung bo tai Aleppo-Hinh-7
Chiếc xe bị hư hại trong khu vực nhà kho.  
Ben trong kho hoa chat doc hai cua khung bo tai Aleppo-Hinh-8
Trong diễn biến liên quan, các lực lượng ủng hộ chính phủ Damascus vẫn đang nỗ lực để giải phóng toàn bộ thành phố Aleppo khỏi tay các phần tử khủng bố.
Ben trong kho hoa chat doc hai cua khung bo tai Aleppo-Hinh-9
 Theo thông tin từ Bộ Quốc phòng Nga ngày 9/12, quân đội chính phủ Syria đã giành quyền kiểm soát 93% lãnh thổ toàn thành phố Aleppo.
Ben trong kho hoa chat doc hai cua khung bo tai Aleppo-Hinh-10
 Được biết, kể từ khi chiến dịch quân sự ở Đông Aleppo bắt đầu diễn ra, các lực lượng Syria đã giải phóng hơn 56 quận. (Nguồn ảnh: Fars News Agency).

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Đột nhập đảo lớn nhất thế giới ông Trump muốn mua

Đột nhập đảo lớn nhất thế giới ông Trump muốn mua

Greenland, đảo lớn nhất thế giới, là một vùng tự trị của Đan Mạch. Theo thỏa thuận hiện tại, Đan Mạch vẫn chịu trách nhiệm về một số lĩnh vực quan trọng của vùng đất này bao gồm tiền tệ, ngoại giao và quốc phòng.