Ai làm được 6 việc này mùa lễ Vu Lan là đã báo hiếu cha mẹ rồi

Mùa lễ Vu Lan là dịp để những người con bày tỏ tấm lòng thành kính đối với các bậc cha mẹ dù còn sống hay đã khuất qua những việc làm dưới đây.

Ai làm được 6 việc này mùa lễ Vu Lan là đã báo hiếu cha mẹ rồi
Chuẩn bị mâm lễ cúng
Theo tục lệ các cụ xưa truyền lại, vào ngày này, các gia đình nên chuẩn bị một mâm cỗ cúng tạ ơn các thần linh cũng như làm mâm cơm tưởng nhớ tới ông bà tổ tiên, cầu cho người đã khuất được an yên nơi chín suối và phù hộ độ trì cho con cháu đời sau được an cư lạc nghiệp.
Lễ cúng rằm tháng 7, cúng ngày lễ Vu Lan có thể thực hiện tại nhà hoặc nhờ thầy chùa làm giúp. Tổng cộng có 4 lễ cúng: cúng Phật, cúng thần linh, cúng gia tiên và cúng thí thực cô hồn. Bạn có thể tham khảo thêm thứ tự chuẩn bị 4 lễ cúng ngày Rằm tháng 7 để hóa giải mọi tai ương cho tâm linh an ổn.
Trong mùa lễ Vu lan có thể cúng theo trình tự như sau: Cúng gia tiên vào ban ngày, sau đó làm lễ phóng sinh. Tiếp theo là cúng chúng sinh cho các vong hồn lang thang, đói khát. Cúng chúng sinh thì nên cúng vào buổi chiều tối và nên cúng ở bên ngoài cổng, không cúng chúng sinh trong nhà.
Ai lam duoc 6 viec nay mua le Vu Lan la da bao hieu cha me roi
 
Làm lễ cầu siêu và phóng sinh
Trong dịp Rằm tháng Bảy và lễ Vu Lan nhiều gia đình có có tục lệ cúng cầu siêu và cúng phóng sinh vừa để cứu khổ cứu nạn, vừa để tích đức và thể hiện lòng từ bi.
Việc làm lễ phóng sinh và lễ cầu siêu một phần là để làm phúc, một phần nó giúp tâm hồn chúng ta cảm thấy thanh tịnh hơn, không nên lấy việc đó ra để khoe khoang hay làm theo số đông.
Việc phóng sinh là một việc làm tốt, có thể làm mọi lúc mọi nơi bạn gặp và cảm thấy thích hợp chứ không nhất thiết là phải làm vào Rằm tháng Bảy.
Ăn chay hành thiện tích đức
Trong ngày lễ Vu Lan ăn chay được xem như là một hành động báo hiếu mẹ cha đầy ý nghĩa. Theo Đại đức Thích Như Hải (Chùa Phúc Khánh - Hà Nội), ăn chay trong ngày lễ Vu Lan tức là không giết hại động vật, không ăn các thực phẩm từ động vật như: thịt, cá, tôm… nhằm tích đức cho con cháu và báo hiếu cha mẹ. Bạn có thể tự làm các món chay cho ngày lễ Vu Lan hoặc ăn chay trong chùa thì ý nghĩa vẫn như nhau, đều là làm việc thiện cả.
Đi chùa cầu bình an cho cha mẹ
Trong mùa Vu Lan, các bạn nên dành thời gian đi chùa thắp hương, cầu Phật che chở cho cha mẹ và gia đình mình được an lành. Những ai không may mắn chẳng còn cha mẹ ở bên thì cũng hãy mang tấm lòng thành để cầu xin đức Phật chỉ đường dẫn lối cho cha mẹ hướng theo ánh sáng Phật pháp để được siêu thoát, an nghỉ nơi suối vàng.
Nếu không có điều kiện, bạn vẫn có thể thành tâm hướng Phật bất cứ lúc nào. Có câu “Phật tại tâm”, bạn thành tâm thành ý cầu chúc cho cha mẹ được khỏe mạnh bình an, chắc chắn đức Phật cũng sẽ nghe thấy lời kêu cầu của bạn. Còn khi có thời gian, hãy dành thời gian Tụng kinh Vu Lan để trọn phận làm con, trọn đạo làm người.
Bày tỏ tình cảm với cha mẹ
Người Việt Nam vốn giữ đạo hiếu làm đầu, nhưng chúng ta ít có thói quen bày tỏ tình cảm với những người thân thiết nhất của mình. Lễ Vu Lan là dịp để mỗi người con hướng về với đấng sinh thành, bạn có thể nhân dịp này để thể hiện tình cảm yêu thương của mình với mẹ cha.
Những lời nói tình cảm, những cái ôm nhẹ nhàng hay những món quà nho nhỏ, những bữa cơm bạn chăm chút với cả trái tim mình… tất cả đều là những món quà vô cùng lớn lao đối với mẹ cha. Cha mẹ chẳng cần con cái phải báo hiếu gì nhiều, chỉ cần con khôn lớn, khỏe mạnh thành người, có lẽ đã là điều mà cha mẹ cảm thấy hạnh phúc nhất.
Nếu lỡ như cha mẹ không có phúc được ở bên cạnh bạn thì hãy cố gắng sống thật tốt, sống thật ý nghĩa và hạnh phúc mỗi ngày để cha mẹ không còn lo lắng mà an tâm vì con mình có thể tự lo cho bản thân, có thể sống vui vẻ. Biết bạn như vậy, dù cha mẹ ở xa vẫn thấy an tâm, người đã khuất cũng có thể ngậm cười nơi chín suối.
Mua quà tặng cho cha mẹ
Nhân dịp lễ Vu Lan bạn có thể tặng cho cha mẹ mình một món quà đơn giản nhưng ý nghĩa. Dù to dù nhỏ món quà từ tấm lòng người con cũng sẽ khiến cha mẹ cảm thấy rất ấm lòng.
Cuộc sống của mỗi người là do cha mẹ ban tặng. Cha mẹ nuôi dưỡng và giáo dục để chúng ta nên người. Do đó, chúng ta phải sống tốt để báo đáp công ơn của cha mẹ. Mỗi người con không chỉ đợi đến mùa Vu Lan mới báo hiếu cha mẹ mà từng ngày, từng ngày trôi qua ta cần phải sống tốt hơn, có ích hơn để bố mẹ có thể yên lòng.
Nên cúng lễ Vu Lan vào ngày nào?
Thông thường, lễ Vu Lan ở Việt Nam được tổ chức vào ngày 14 và 15 tháng 7 âm lịch. Nhiều sư thầy cho rằng, có thể cúng lễ Vu Lan từ đầu tháng cho đến hết tháng 7 âm lịch chứ không bó buộc trong ngày Rằm tháng 7. Tuy nhiên, từ ngày 2/7 âm lịch, Diêm Vương mở cửa địa ngục để quỷ đói và các vong hồn trở lại cõi trần gian, đến đúng ngày rằm phải trở lại vì lúc này Quỷ Môn Quan sẽ đóng. Vì vậy, gia chủ có thể chọn một ngày phù hợp và thuận tiện nhất cho gia đình mình (miễn là trước 12h đêm ngày 15/7) làm mâm cỗ cúng mời thần linh, gia tiên về thụ hưởng lễ vật do con cháu dâng lên.

Hiểu sao cho đúng về “Bông hồng cài áo“ ngày lễ Vu Lan?

Nhân mùa Vu Lan, Kiến Thức xin được giới thiệu đoản văn "Bông hồng cài áo" được Thiền sư Thích Nhất Hạnh viết vào tháng 8/1962. 

Hiểu sao cho đúng về “Bông hồng cài áo“ ngày lễ Vu Lan?
"Bông hồng cài áo" được Thiền sư Thích Nhất Hạnh viết vào tháng 8/1962 "để dâng mẹ và để làm quà Vu Lan cho những người nào có diễm phúc còn mẹ". Nhân mùa Vu Lan, Kiến Thức xin được giới thiệu đoản văn này cùng bạn đọc.
Ý niệm về mẹ thường không thể tách rời ý niệm về tình thương. Mà tình thương là một chất liệu ngọt ngào, êm dịu và cố nhiên là ngon lành. Con trẻ thiếu tình thương thì không lớn lên được. Người lớn thiếu tình thương thì cũng không "lớn" lên được. Cằn cỗi, héo mòn.
Ngày mẹ tôi mất, tôi viết trong nhật ký : tai nạn lớn nhất đã xãy ra cho tôi rồi! Lớn đến cách mấy mất mẹ thì cũng cảm thấy bơ vơ, lạc lõng, cũng không hơn gì trẻ mồ côi.
Những bài hát, những bài thơ ca tụng tình mẹ bài nào cũng dễ hay, cũng haỵ Người viết, dù không có tài ba, cũng có rung cảm chân thành; người hát ca, trừ là kẻ không có mẹ ngay từ thưở chưa có ý niệm, ai cũng cảm động khi nghe nói đến tình mẹ. Những bài hát ca ngợi tình mẹ đâu cũng có, thời nào cũng có.
Bài thơ mất mẹ mà tôi thích nhất, từ hồi nhỏ, là một bài thơ giản dị. Mẹ đang còn sống, nhưng mỗi khi đọc bài ấy thì sợ sệt, lo âu... sợ sệt lo âu cho một cái gì còn xa, chưa đến, nhưng chắc chắn phải đến:

Lễ Vu Lan và ngày xá tội vong nhân khác nhau thế nào?

Vào ngày rằm tháng 7 âm lịch, nhà nhà thường sắm sửa đồ lễ để cúng chúng sinh và lễ Vu Lan. Tuy nhiên không phải ai cũng hiểu rõ ý nghĩa hai ngày này.

Lễ Vu Lan và ngày xá tội vong nhân khác nhau thế nào?
Rất nhiều người nhầm lẫn hai ngày này và cho rằng, lễ Vu Lan chỉ là tên gọi khác của ngày Xá tội vong nhân - Rằm tháng 7. Trên thực tế, đây thực sự là hai lễ khác nhau, tuy có chung nguồn gốc Phật giáo song xuất phát từ những điển tích riêng biệt.

Phân biệt lễ Vu Lan và lễ cúng Cô hồn

Nhiều người vẫn nghĩ lễ Vu Lan và cúng Cô hồn chỉ là một mà chưa hiểu đây là hai lễ cúng khác nhau.

Phân biệt lễ Vu Lan và lễ cúng Cô hồn
Trong dân gian, nhiều người vẫn nghĩ lễ Vu Lan và cúng Cô hồn chỉ là một mà chưa hiểu đây là hai lễ cúng khác nhau... Ngày Rằm tháng 7 (Âm lịch) được gọi là ngày “Báo hiếu cha mẹ” tức lễ Vu Lan. Rằm tháng 7 cũng là ngày “Xá tội vong nhân” tức lễ cúng Cô hồn.

Đọc nhiều nhất

Tin mới