Ai là thị nữ may mắn nhất triều Hán ?

Xuất thân thấp kém nhưng thị nữ Đường thị may mắn được Hoàng đế thị tẩm thay cho sủng phi đang "đến tháng".

Vào thời nhà Hán, có một thị nữ họ Đường may mắn được Hán Cảnh Đế Lưu Khải sủng hạnh, sau đó hạ sinh ra Hoàng tử Lưu Phát. Lưu Phát chính là tổ tiên trực hệ của vị Hoàng đế sáng lập ra triều Đông Hán về sau. Tuy nhiên cơ duyên khiến Đường thị được Hán Cảnh Đế thị tẩm là một câu chuyện khá ly kỳ.

Những phi tần "đến tháng" hầu hạ Hoàng đế thị tẩm sẽ rất khổ sở. Tuy nhiên nếu để Hoàng đế đến cung rồi rời đi sẽ khiến bản thân vị phi tử đó bị chế giễu mãi về sau. Do đó, rất nhiều phi tần triều nhà Hán đã sắp xếp thị nữ mặc trang phục của mình và hầu hạ Hoàng đế.

Họ cho rằng, thay vì để cơ hội được Hoàng đế thị tẩm cho những phi tần khác thì tốt nhất là đẩy thị nữ thân cận của mình ra. Bởi vì người thị nữ đó nếu mang thai thì cũng không ảnh hưởng đến địa vị của chủ tử vì thân phận thị nữ rất thấp kém.

Ai la thi nu may man nhat trieu Han ?

Và thị nữ Đường thị đã được Hoàng đế thị tẩm như thế. Bà là thị nữ của Trình Cơ, một sủng phi của Hán Cảnh Đế. Trình Cơ có 3 con trai là Lưu Dư, Lưu Phi và Lưu Đoan.

Trong ghi chép trong quyển "Sử ký: Ngũ Tông Thế Gia", trong một dịp Hán Cảnh Đế say rượu bèn muốn thị tẩm Trình Cơ. Trùng hợp là lúc đó Trình Cơ vừa "đến tháng" nên đã để Đường thị thay mình hầu hạ Hoàng đế.

Chuyện tương tự đã xảy ra khá nhiều trong hậu cung nên Hoàng đế cũng không quá bất ngờ, thêm nữa ông cũng muốn để lại mặt mũi cho Trình Cơ trước các hậu phi khác. Nhưng cả Trình Cơ lẫn Đường thị đều không thể ngờ, chỉ một đêm sủng hạnh mà Đường thị đang mang thai giọt máu hoàng tộc.

Ai la thi nu may man nhat trieu Han ?-Hinh-2

Từ đó trở đi, phụ nữ cổ đại thường xuyên gọi "đến tháng" với một cái tên khác là "nỗi đau của Trình Cơ".

Biết chuyện, Hán Cảnh Đế đã phong Đường thị thành Đường Cơ. Tuy nhiên, vì Đường thị xuất thân là thị nữ, nên sau đó bà rất ít được Hoàng đế sủng ái. Thậm chí Hoàng tử Lưu Phát cũng không được vua cha xem trọng. Khi Lưu Phát đến tuổi trưởng thành, Hoàng đế đã phong Vương cho ông, ban cho một vùng đất cằn cỗi và cách xa kinh thành.

Sau khi Lưu Phát mất, con trai trưởng của ông là Lưu Dung kế vị tước Vương. Con trai thứ Lưu Mãi của Lưu Phát chỉ được phong tước Hầu ở hương Thung Lăng (thuộc tỉnh Hồ Nam hiện nay). Về sau, cháu 5 đời của của Lưu Mãi là Lưu Tú đã lập nên triều Đông Hán, xưng là Hán Quang Vũ Đế.

Lật tẩy nguyên nhân Tào Tháo giết hại trọng thần Dương Tu

(Kiến Thức) - Sự lựa chọn và bước tính sai lầm của Dương Tu chính là nguyên nhân quan trọng nhất khiến ông ta đã phải mất mạng dưới tay Tào Tháo. 

Tào Tháo tuy đa nghi nổi tiếng nhưng cũng vang danh thiên hạ vì biết mến trọng người tài. Vì đại cuộc cũng sẵn sàng bỏ qua những xích mích để trọng dụng hiền tài, điển hình là ông ta đã bỏ qua mâu thuẫn trong mối quan hệ với Dương Bưu để tin dùng Dương Tu. Trên thực tế Dương Tu rất được Tào Tháo trọng dùng, thường xuyên được Tào Tháo cho hầu cận trong phủ cũng như đi theo trong những lần xuất quân.
Bản thân Dương Tu cũng xuất thân trong một gia đình hào kiệt, có truyền thống nhiều đời trong gia tộc đều làm quan lớn trong triều Hán. Nhưng Dương Tu lại về phục vụ dưới trướng Ngụy Vương Tào Tháo. Dương Tu cũng là người giỏi văn chương, lắm tài hoa.
Lat tay nguyen nhan Tao Thao giet hai trong than Duong Tu
 Ảnh minh họa chân dung Tào Tháo. 
Đương thời, Tào Tháo không chỉ là một chính trị gia lớn mà còn là một nhà văn học đại tài thời kỳ Kiến An cuối triều Đông Hán. Ông ta có hai người con trai tài hoa cũng lừng lẫy không kém đó là Tào Phi và Tào Thực. Ba cha con họ được mệnh danh là “tam Tào” danh tiếng lừng lẫy trong giới văn học Kiến An. Tào Tháo vốn rất quý mến Tào Thực và có ý định chọn Tào Thực kế nghiệp.

Đi tìm dấu tích thành cổ Luy Lâu

Di tích thành cổ Luy Lâu từ rất lâu đã trở thành một nỗi xót xa, ám ảnh của giới nghiên cứu lịch sử, khảo cổ nước nhà cũng như quốc tế.

Clip thành cổ Luy Lâu:

Đọc nhiều nhất

Tin mới