Ai là người đại nhẫn bất lực, cay đắng nhất thời Tam quốc?

Ai là người đại nhẫn bất lực, cay đắng nhất thời Tam quốc?

Trong Tam quốc diễn nghĩa, Hán Hiến Đế là người đại nhẫn bất lực nhất, cay đắng nhất. Để bảo tồn nhà Hán đang thoi thóp, ông đã phải nhẫn chịu 31 năm. Cuối cùng vẫn bị Tào Phi phế truất.

Hán Hiến Đế (?-234), húy Lưu Hiệp, tự Bá Hòa, là vị Hoàng đế thứ 14 của nhà Đông Hán và là Hoàng đế cuối cùng của triều đại nhà Hán trong lịch sử Trung Quốc. Ông tại vị từ ngày 28/9/189 đến ngày 25/11/220, tổng cộng 31 năm.
Hán Hiến Đế (?-234), húy Lưu Hiệp, tự Bá Hòa, là vị Hoàng đế thứ 14 của nhà Đông Hán và là Hoàng đế cuối cùng của triều đại nhà Hán trong lịch sử Trung Quốc. Ông tại vị từ ngày 28/9/189 đến ngày 25/11/220, tổng cộng 31 năm.
Lưu Hiệp là con trai thứ của Hán Linh Đế Lưu Hoành. Mẹ ông là Vương Vinh, người Hàm Đan. Thời Hán Linh Đế, Vương Vinh do tư sắc mỹ lệ, thông minh tài trí nên được nhập Dịch đình, phong đến Mỹ nhân, cấp bậc thứ 2 dưới Quý nhân trong hậu cung thời Đông Hán.
Lưu Hiệp là con trai thứ của Hán Linh Đế Lưu Hoành. Mẹ ông là Vương Vinh, người Hàm Đan. Thời Hán Linh Đế, Vương Vinh do tư sắc mỹ lệ, thông minh tài trí nên được nhập Dịch đình, phong đến Mỹ nhân, cấp bậc thứ 2 dưới Quý nhân trong hậu cung thời Đông Hán.
Năm Trung Bình thứ 6 (189), tháng 4, Hán Linh Đế băng hà. Anh Lưu Hiệp là Lưu Biện lên nối ngôi, tức là Hán Thiếu Đế. Lưu Hiệp ban đầu được phong làm Bột Hải vương, sau đó là Trần Lưu vương.
Năm Trung Bình thứ 6 (189), tháng 4, Hán Linh Đế băng hà. Anh Lưu Hiệp là Lưu Biện lên nối ngôi, tức là Hán Thiếu Đế. Lưu Hiệp ban đầu được phong làm Bột Hải vương, sau đó là Trần Lưu vương.
Sau này, Đổng Trác phế truất Hán Thiếu đế làm Hoằng Nông vương, lập Lưu Hiệp lúc đó mới 8 tuổi lên ngôi, tức là Hán Hiến Đế.
Sau này, Đổng Trác phế truất Hán Thiếu đế làm Hoằng Nông vương, lập Lưu Hiệp lúc đó mới 8 tuổi lên ngôi, tức là Hán Hiến Đế.
Là vị hoàng đế cuối cùng của triều đại lừng danh Hán triều, Hán Hiến Đế lên ngôi khi nhà Hán đã suy yếu trầm trọng. Ông liên tiếp bị Đổng Trác, Lý Thôi - Quách Dĩ và Tào Tháo khống chế, dùng làm bù nhìn để thực thi quyền lực của bản thân họ.
Là vị hoàng đế cuối cùng của triều đại lừng danh Hán triều, Hán Hiến Đế lên ngôi khi nhà Hán đã suy yếu trầm trọng. Ông liên tiếp bị Đổng Trác, Lý Thôi - Quách Dĩ và Tào Tháo khống chế, dùng làm bù nhìn để thực thi quyền lực của bản thân họ.
Ông phải nhẫn chịu Đổng Trác, nhẫn chịu Tào Tháo, mất cả quý phi và nhạc phụ, mất cả hoàng hậu và quốc cữu. Cuối cùng, ông vẫn bị Tào Phi ép nhường ngôi lập ra nhà Tào Ngụy thời Tam quốc. Có thể nói Hán Hiến Đế là người đại nhẫn cay đắng nhất Tam quốc diễn nghĩa.
Ông phải nhẫn chịu Đổng Trác, nhẫn chịu Tào Tháo, mất cả quý phi và nhạc phụ, mất cả hoàng hậu và quốc cữu. Cuối cùng, ông vẫn bị Tào Phi ép nhường ngôi lập ra nhà Tào Ngụy thời Tam quốc. Có thể nói Hán Hiến Đế là người đại nhẫn cay đắng nhất Tam quốc diễn nghĩa.
Hán Hiến Đế ở ngôi tất cả 31 năm (189-220), bị phế làm Sơn Dương công - chư hầu của nhà Tào Ngụy, ông chuyển về ở quận Sơn Dương, hưởng lộc 1 vạn hộ. Nhà Đông Hán chính thức chấm dứt từ đó.
Hán Hiến Đế ở ngôi tất cả 31 năm (189-220), bị phế làm Sơn Dương công - chư hầu của nhà Tào Ngụy, ông chuyển về ở quận Sơn Dương, hưởng lộc 1 vạn hộ. Nhà Đông Hán chính thức chấm dứt từ đó.
Trong đời làm vua từ năm 189, Hán Hiến Đế đã trải qua sự lấn lướt của nhiều quyền thần: Đổng Trác, Lý Thôi – Quách Dĩ, Tào Tháo, trong đó thời gian ở Hứa Xương với Tào Tháo là lâu hơn cả (25 năm).
Trong đời làm vua từ năm 189, Hán Hiến Đế đã trải qua sự lấn lướt của nhiều quyền thần: Đổng Trác, Lý Thôi – Quách Dĩ, Tào Tháo, trong đó thời gian ở Hứa Xương với Tào Tháo là lâu hơn cả (25 năm).
Khi Hán Hiến Đế ở Hứa Xương với Tào Tháo, ông đã bị chèn ép nên rất bất bình. Lúc này tướng quân Đổng Thừa cũng không bằng lòng về việc Tào Tháo chuyên quyền, bèn đứng về phe Hiến Đế. Hán Hiến Đế sợ lộ chuyện bèn viết mật chiếu với nội dung lệnh cho Đổng Thừa giết Tào Tháo và giấu vào trong đai áo, đưa áo cho ông mặc ra khỏi cung.
Khi Hán Hiến Đế ở Hứa Xương với Tào Tháo, ông đã bị chèn ép nên rất bất bình. Lúc này tướng quân Đổng Thừa cũng không bằng lòng về việc Tào Tháo chuyên quyền, bèn đứng về phe Hiến Đế. Hán Hiến Đế sợ lộ chuyện bèn viết mật chiếu với nội dung lệnh cho Đổng Thừa giết Tào Tháo và giấu vào trong đai áo, đưa áo cho ông mặc ra khỏi cung.
Đổng Thừa bí mật bàn bạc việc này với Lưu Bị và một số quan lại trong triều. Tuy nhiên, Tào Tháo phát giác ra việc Đổng Thừa cầm đầu nhóm các tướng mưu giúp Hán Hiến Đế giết mình, nên đồng loạt xử tử Đổng Thừa và những người đồng mưu. Lưu Bị nghe tin Đổng Thừa bị giết, mưu sự đã lộ, trước sau cũng bị Tào Tháo đánh, bèn dẫn quân về đánh chiếm lại Từ Châu.
Đổng Thừa bí mật bàn bạc việc này với Lưu Bị và một số quan lại trong triều. Tuy nhiên, Tào Tháo phát giác ra việc Đổng Thừa cầm đầu nhóm các tướng mưu giúp Hán Hiến Đế giết mình, nên đồng loạt xử tử Đổng Thừa và những người đồng mưu. Lưu Bị nghe tin Đổng Thừa bị giết, mưu sự đã lộ, trước sau cũng bị Tào Tháo đánh, bèn dẫn quân về đánh chiếm lại Từ Châu.
Sau sự việc này, Hán Hiến Đế buộc phải chấp nhận làm con rối trong tay Tào Tháo, trở thành nhân vật bất lực nhất Tam quốc.
Sau sự việc này, Hán Hiến Đế buộc phải chấp nhận làm con rối trong tay Tào Tháo, trở thành nhân vật bất lực nhất Tam quốc.
Năm 234, Lưu Hiệp qua đời tại nước Sơn Dương, thọ 53 tuổi, làm Sơn Dương công được 14 năm. Sau khi mất, ông được Ngụy Minh Đế Tào Tuấn (con Tào Phi) đặt thụy hiệu là Hiếu Hiến hoàng đế, được dùng nghi lễ thiên tử để an táng. Ông thường được đời sau gọi bằng thụy hiệu này.
Năm 234, Lưu Hiệp qua đời tại nước Sơn Dương, thọ 53 tuổi, làm Sơn Dương công được 14 năm. Sau khi mất, ông được Ngụy Minh Đế Tào Tuấn (con Tào Phi) đặt thụy hiệu là Hiếu Hiến hoàng đế, được dùng nghi lễ thiên tử để an táng. Ông thường được đời sau gọi bằng thụy hiệu này.
Mời quý độc giả xem video: Một Câu Nói Tào Tháo Khiến Kẻ Thù Quỳ Xuống Bái Phục/Tam Quốc Diễn Nghĩa. Nguồn: Clip Hay.

GALLERY MỚI NHẤT