Ai là đại gian thần khiến cơ đồ nhà Đường điêu đứng?

Người đời gọi Lý Lâm Phủ là người "miệng mật lòng gươm", kéo bè kết phái, bài trừ người đối lập, tham ô hối lộ, sống một cuộc sống xa xỉ.

 Triều Đường dưới sự cai trị của Đường Huyền Tông, có một người nổi tiếng xấu xa nhưng đã giữ chức Tể tướng trong thời gian dài nhất, đó là Lý Lâm Phủ (683 - 752 ). Ông ta làm Tể tướng suốt 19 năm. Trong thời gian nắm quyền, mọi việc đều bê trễ, bị người người chê trách.

Năm Khai Nguyên thứ 22 (734), Lý Lâm Phủ bắt đầu làm Tể tướng. Về học vấn, ông ta chẳng có gì dù không phải là mù chữ, mỗi lần chuyện trò về chính sự với các bạn đồng liêu, ông ta đều giống như người ngốc, kẻ say, tuyệt không nói lời nào. Mỗi khi bàn tới những chuyện tào lao, ông ta hăng hái, cứ như nước chảy không bao giờ ngừng. Vì thế, Trương Cửu Linh - (673 hoặc 678 – 740), người Khúc Giang (tây bắc Khúc Giang, Quảng Tây ngày nay), từng làm tới Trung thư lệnh, đã từng nói với tân khách của mình: "Lý Lâm Phủ bàn tới quốc sự, cũng giống như anh say nói chuyện say. Không tin được!".

Ai la dai gian than khien co do nha Duong dieu dung?

Lý Lâm Phủ. Ảnh: Sohu.

Nói Lý Lâm Phủ "miệng mật lòng gươm" chính vì ông ta chuyên đả kích các trung thần, chuyên dở trò hãm hại người khác. Ngoài mặt, ông ta luôn tỏ ra thân thiện, thậm chí dùng lời lẽ đường mật để khiến đối phương nói ra mọi việc hoặc nói ra những lầm lỡ của mình. Sau đó, sau lưng, ông ta sẽ tâu bẩm tất cả với Hoàng thượng. Những người này nếu không bị biếm chức thì cũng mất cơ hội thăng thưởng, thậm chí có thể bị giết hại.

Có lần, Hoàng đế Đường Huyền Tông cùng Lý Lâm Phủ chuyện về Nghiêm Đình Chi. Lý Long Cơ nói:

– Nghiêm Đình Chi giờ đang ở đâu? Ta nghe nói ông ta là người có tài, cần phải trọng dụng.

Lý Lâm Phủ vốn đã đố kỵ, ghen ghét, sợ có ngày Nghiêm Đình Chi sẽ giành mất chức Tể tướng của mình. Giờ lại nghe Hoàng thượng nói như thế, trong lòng rất e ngại. Sau khi trả lời vài câu qua loa với nhà vua, ông ta vội tìm đến em của Nghiêm Đình Chi là Nghiêm Tổn Chi, ra vẻ rất thân mật, cởi bỏ nỗi lòng, nhắc lại tình cũ khi tiến cử Nghiêm Tổn Chi làm Viên ngoại lang, rồi sau đó nói: Hoàng thượng rất thích tài năng anh của ông. Tại sao không bảo anh ông giả nói bị phong hàn, xin Hoàng thượng trở về kinh thành chữa bệnh. Như thế sẽ có cơ hội để Hoàng thượng trọng dụng.

Nghe nói, Nghiêm Tổn Chi mừng lắm, vội đến Giáng Châu đem chuyện Lý Lâm Phủ đã nói với mình kể lại với anh là Thích sử Nghiêm Đình Chi. Nghiêm Đình Chi thấy việc này rất tốt, không suy nghĩ cẩn thận, làm theo lời Lý Lâm Phủ, viết một tờ biểu, nhờ người đưa cho Lý Lâm Phủ. Lý Lâm Phủ thấy Nghiêm Đình Chi trúng kế, rất sung sướng, mang tờ biểu dâng lên Hoàng thượng, nói:

– Nghiêm Đình Chi giờ tuổi cao sức yếu, lại đang bị bệnh, nên giao cho chức quan nhàn để còn chữa bệnh.

Huyền Tông nhận lấy tờ biểu, vừa xem, vừa thở dài: Thật đáng tiếc, đáng tiếc!

Lý Lâm Phủ thường biểu hiện tử tế với cả hai bên, ngầm thực hiện thủ đoạn khiến người bị hãm hại khó biết được mọi việc diễn ra như thế nào. Lý Lâm Phủ cứ lừa gạt như vậy để ích mình hại người. Ông ta cón lợi dụng thủ đoạn dâng lễ, kết giao rộng rãi với các phi tần, hoạn quan, hình thành một mạng lưới rộng khắp xung quanh Huyền Tông để nắm vững mọi hành động hay lời nói của nhà vua nhằm đạt tới mục đích của mình.

Lý Lâm Phủ không biết đã hãm hại bao nhiêu người hiền tài, lừa gạt bao nhiêu lương thần, khiến cho trong triều đình các gian thần lên ngôi, bọn tiểu nhân tha hồ giương oai giễu võ, tạo nên thế lực xấu xa và đen tối trong xã hội, từ đó dẫn tới biến loạn An Lộc Sơn những năm cuối đời Thiên Bảo.

Lý Lâm Phủ cùng với Đường Huyền Tông cuối đời mê đắm thanh sắc, tham lam hưởng lạc không cần biết tới tương lai của triều đình. Năm 752, Lý Lâm Phủ bị bệnh mà chết. Lý Lâm Phủ vừa chết bị Dương Quốc Trung tố giác, ngay lúc chưa chôn cất liền bị lột bỏ tước vị và được mai táng như dân thường, con cháu bị đày đi Lĩnh Nam.

Thừa tướng và Tể tướng có gì khác nhau?

Nhiều người vẫn thường cho rằng hai chức vị Tể tướng và Thừa tướng có quyền lực như nhau, còn hay nhầm lẫn giữa hai chức vị này trong thời cổ đại. Tuy nhiên, Tể tướng và Thừa tướng về quyền lực lại có sự khác biệt rất lớn.

Thừa tướng và Tể tướng có gì khác nhau?

Nhắc đến Thừa tướng, mọi người thường sẽ phải kiêng nể vài phần, vì đây là chức vụ dưới một người trên vạn người, quyền lực của người này chỉ đứng sau hoàng đế. Chức vụ này, thông thường nếu không phải là những lão tiền bối trong triều đức cao vọng trọng, năng lực cực mạnh thì sẽ là thân tín mà hoàng đế tín nhiệm nhất. Những người bình thường trong triều, cho dù có ý chí đến mấy thì cũng chẳng có mấy ai dám tưởng tượng rằng sau này mình sẽ ngồi vào vị trí uy quyền này. Dưới Thừa tướng còn có vô số những chức quan lớn nhỏ khác và trong đó chức vị dễ bị hiểu lầm với Thừa tướng nhất chính là chức Tể tướng nhỏ bé hơn Thừa tướng.

Dương Quý Phi xinh đẹp như thế nào?

Các chuyên gia cung cấp tượng sáp trùng tu của Dương Quý Phi thông qua các phương tiện kỹ thuật, sau khi ngắm, mọi người đã hiểu tại sao Đường Huyền Tông lại mê mẩn bà.

Dương Quý Phi xinh đẹp như thế nào?

Nói đến tứ đại mỹ nhân Trung Quốc thời xưa chắc hẳn nhiều độc giả đã rất rõ. Bốn người đẹp là: Vương Chiêu Quân, Tây Thi, Điêu Thuyền và Dương Quý Phi. Tất cả họ đều trông rất ưa nhìn khi còn sống, chiếm được bao nhiêu trái tim đàn ông. Vì vẻ đẹp và sự quyến rũ của mình, bốn mỹ nhân đã có được tình yêu và tiền bạc.

Duong Quy Phi xinh dep nhu the nao?

Số phận bi thảm của công chúa đẹp nhất nhà Tống

Với dung mạo xuất chúng, Triệu Phúc Kim được mệnh danh là một trong những nàng công chúa xinh đẹp nhất của nhà Tống, nhưng số phận lại vô cùng bi thảm.

Số phận bi thảm của công chúa đẹp nhất nhà Tống

Triệu Phúc Kim là con gái của Tống Huy Tông Triệu Cát, triều nhà Tống. Trong hơn 30 con gái của Tống Huy Tông, nàng là người kiều diễm nhất, tài hoa nhất, và cũng là người con gái được Hoàng đế yêu thương nhất.

Sinh mẫu của Triệu Phúc Kim là Minh Đạt Hoàng hậu Lưu thị. Năm 1 tuổi, nàng được Hoàng đế ban phong hiệu Diên Khánh công chúa.

Đọc nhiều nhất

Tin mới