Cơm rượu bổ dưỡng, nhiều tác dụng phòng bệnh
Ngăn ngừa các bệnh tim mạch, đột quỵ, tăng huyết áp, đái tháo đường
Cơm rượu nếp được làm từ nếp cẩm, nếp cái hoa vàng song muốn ngon và bổ phải được làm từ thóc xay, không giã, chỉ bỏ lớp vỏ trấu, giữ lại lớp vỏ lụa và lớp cám bên ngoài. Lớp cám này rất giàu chất dinh dưỡng, bao gồm cả gluxit, protit, lipit, các muối khoáng. Trong đó, vitamin nhóm B và chất xơ là có nhiều hơn hết.
Ảnh minh họa: Internet |
Do đó, chúng ta ăn cả nước lẫn cái của cơm rượu nếp không những có tác dụng bồi bổ cơ thể mà còn có thể ngăn ngừa các bệnh đái tháo đường cũng như tim, đột quỵ và cao huyết áp.
Nghiên cứu trên những người bệnh mắc chứng dị ứng với các loại thuốc hạ huyết áp cho thấy rằng cơm nếp cẩm có thể làm hạ được nồng độ cholesterol có hại trong máu.
Bồi bổ cơ thể, kích thích tiêu hóa
Rượu nếp cái hoa vàng, rượu nếp cẩm là thức ăn đồng thời cũng là đồ uống, dùng nguyên cả nước lẫn cái, hương vị ngon thơm được nhiều người ưa chuộng, kể cả người cao tuổi và trẻ em. Không chỉ giúp ăn ngon miệng, rượu nếp kích thích tiêu hóa.
Những người tiêu hóa kém hoặc thấy chán ăn, dùng nước cơm rượu mỗi ngày hai lần trước bữa ăn, mỗi lần một chén nhỏ 50 – 60ml rất tốt. Đặc biệt cơm rượu nếp cẩm có tác dụng làm hạ nồng độ cholesterol có hại trong cơ thể, hỗ trợ rất tốt trong việc giảm cân.
Cơm rượu nếp có tác dụng làm đẹp
Bạn có thể làm mặt nạ dưỡng da từ cơm rượu nếp cẩm, vì trong rượu nếp cẩm lên men có chứa nhóm vitamin B và các chất có lợi khác, giúp làm ẩm và phục hồi da.
Rượu nếp cẩm xay nhuyễn làm mặt nạ đắp mặt mỗi tối, đảm bảo da bạn sẽ trở nên mịn màng và trắng hơn trước rất nhiều lần. Ngoài ra bạn còn có thể kết hợp giữa nếp cẩm với sữa hoặc trứng gà để làm mặt nạ giúp chăm sóc da trở nên trắng đẹp hơn mỗi ngày.
Ảnh minh họa: Internet |
Những ai không được ăn cơm rượu nếp?
Theo Đông y, rượu nếp có vị ngọt, tính ấm do đó không nên sử dụng cho người có thể trạng nóng. Biểu hiện của người có thể trạng nóng thường là mẩn ngứa hay nổi mụn, vàng da do chức năng gan suy giảm, người mệt mỏi, môi căng đỏ, khô ráp, chảy máy chân răng, lưỡi đỏ không có rêu lưỡi hoặc rêu lưỡi vàng, khó ngủ, bứt rứt...
Người có những biểu hiện này không nên ăn cơm rượu vì sẽ càng làm cho cơ thể nóng hơn gây mụn nhọt, dị ứng hoặc lở mẩn, nóng âm ỉ, thậm chí chảy máu cam, nổi ban ở trẻ nhỏ. Đối với bạn trẻ đang ở độ tuổi dậy thì, ăn rượu nếp sẽ gây ra tình trạng nổi mụn trứng cá nhiều hơn. Các thực phẩm có tính cay nóng, kích thích khác như gia vị cay, rượu bia, thuốc lá, cà phê cũng được khuyến cáo không nên dùng cho người thể trạng nóng.
Ngoài ra, việc bổ sung một số loại thức ăn mát, luộc, hầm như: canh khổ qua, bí đao, bí đỏ, bầu, diếp cá, rau ngót, mã đề, rau má, rau đay, mồng tơi… và các loại hoa quả dưa hấu, dưa gang, cam, bưởi, thanh long… sẽ giúp những người có thể trạng nóng giảm dần các triệu chứng. Giữ một chế độ sinh hoạt lành mạnh, tránh thức khuya, stress, nên thường xuyên vận động, thể dục thể thao để tăng cường sức khỏe cũng như sức đề kháng cơ thể.