Ai đang dẫn đầu trong cuộc đua tên lửa siêu thanh?

Ai đang dẫn đầu trong cuộc đua tên lửa siêu thanh?

Trong cuộc chạy đua phát triển tên lửa siêu thanh, khi Mỹ tụt lại phía sau, Nga vượt lên phía trước bằng một tên lửa siêu thanh phóng từ bên ngoài không gian và Nhật Bản cũng không ngồi yên, khi người hàng xóm cũng đã sở hữu thứ vũ khí này.

 Tên lửa siêu thanh (hypersonic) là từ điển quân sự thông dụng mới trong các cường quốc quân sự trên thế giới. Với Nga đang dẫn đầu cuộc đua và là mối đe dọa đáng kể đối với Mỹ. Nhật Bản cũng không chịu ngồi yên, trước đối thủ Trung Quốc nhiều duyên nợ.
Tên lửa siêu thanh (hypersonic) là từ điển quân sự thông dụng mới trong các cường quốc quân sự trên thế giới. Với Nga đang dẫn đầu cuộc đua và là mối đe dọa đáng kể đối với Mỹ. Nhật Bản cũng không chịu ngồi yên, trước đối thủ Trung Quốc nhiều duyên nợ.
Quân đội Nga cho rằng, việc chiếm ưu thế trong không phận và ngoài không gian là cần thiết, để tiến hành thành công các hoạt động tác chiến. Theo các thông tin mới nhất, Nga và Nhật Bản đang nghiên cứu hai loại vũ khí siêu thanh chết người có tên gọi lần lượt là Kh-95 và HVGP.
Quân đội Nga cho rằng, việc chiếm ưu thế trong không phận và ngoài không gian là cần thiết, để tiến hành thành công các hoạt động tác chiến. Theo các thông tin mới nhất, Nga và Nhật Bản đang nghiên cứu hai loại vũ khí siêu thanh chết người có tên gọi lần lượt là Kh-95 và HVGP.
Điều thú vị là Không quân Mỹ tháng trước đã thừa nhận thất bại thứ hai liên tiếp, trong cuộc thử nghiệm bay của tên lửa siêu thanh mang tên AGM-183A, nằm trong Chương trình "Vũ khí phản ứng nhanh (ARRW)".
Điều thú vị là Không quân Mỹ tháng trước đã thừa nhận thất bại thứ hai liên tiếp, trong cuộc thử nghiệm bay của tên lửa siêu thanh mang tên AGM-183A, nằm trong Chương trình "Vũ khí phản ứng nhanh (ARRW)".
Trước đó, Nga đã phát triển thành công và đưa vào trực chiến tên lửa siêu thanh chiến lược Avangard. Giờ đây, Nga đang tiếp tục phát triển một loại tên lửa hành trình siêu thanh mới, phóng từ trên không có tên Kh-95.
Trước đó, Nga đã phát triển thành công và đưa vào trực chiến tên lửa siêu thanh chiến lược Avangard. Giờ đây, Nga đang tiếp tục phát triển một loại tên lửa hành trình siêu thanh mới, phóng từ trên không có tên Kh-95.
Tương tự, Nhật Bản đang phát triển tên lửa hành trình siêu thanh đầu tiên, trong bối cảnh các mối đe dọa ngày càng tăng, từ việc hiện đại hóa quân đội của Trung Quốc.
Tương tự, Nhật Bản đang phát triển tên lửa hành trình siêu thanh đầu tiên, trong bối cảnh các mối đe dọa ngày càng tăng, từ việc hiện đại hóa quân đội của Trung Quốc.
Trước đó, Trung Quốc tuyên bố đã thử nghiệm thành công tên lửa siêu thanh DF-17, thuộc loại tên lửa đạn đạo tầm trung di động trên đường bộ (MRBM), được thiết kế để phóng một phương tiện bay siêu thanh (HGV).
Trước đó, Trung Quốc tuyên bố đã thử nghiệm thành công tên lửa siêu thanh DF-17, thuộc loại tên lửa đạn đạo tầm trung di động trên đường bộ (MRBM), được thiết kế để phóng một phương tiện bay siêu thanh (HGV).
Tướng Vladimir Zarudnitsky, Giám đốc Học viện Quốc phòng của Bộ Tổng tham mưu Nga, trong ấn bản mới nhất của tạp chí Military Thought của Nga cho biết, Nga đang phát triển một loại tên lửa siêu thanh tầm xa đầy hứa hẹn để trang bị cho máy bay ném bom mang tên lửa chiến lược được gọi là Kh-95 (tiếng Nga là X-95).
Tướng Vladimir Zarudnitsky, Giám đốc Học viện Quốc phòng của Bộ Tổng tham mưu Nga, trong ấn bản mới nhất của tạp chí Military Thought của Nga cho biết, Nga đang phát triển một loại tên lửa siêu thanh tầm xa đầy hứa hẹn để trang bị cho máy bay ném bom mang tên lửa chiến lược được gọi là Kh-95 (tiếng Nga là X-95).
Cho đến nay, có rất ít thông tin về dự án này, và những thông tin được công bố, được rất nhiều người quan tâm. Từ những thông tin hiện có, dự án dưới tên gọi Kh-95 sẽ có thể nâng tầm khả năng tiến công của không quân tầm xa và trở thành một trong những thành phần quan trọng nhất của hệ thống răn đe chiến lược.
Cho đến nay, có rất ít thông tin về dự án này, và những thông tin được công bố, được rất nhiều người quan tâm. Từ những thông tin hiện có, dự án dưới tên gọi Kh-95 sẽ có thể nâng tầm khả năng tiến công của không quân tầm xa và trở thành một trong những thành phần quan trọng nhất của hệ thống răn đe chiến lược.
Xác định tầm quan trọng của “quyền tối cao trong không gian vũ trụ” đối với các hoạt động tác chiến, Zarudnitsky lưu ý cách mà Nga đã phát triển các hệ thống vũ khí và tên lửa siêu thanh như máy bay ném bom mang tên lửa chiến lược Tu-160M, hệ thống tên lửa siêu thanh phóng từ trên không Kinzhal.
Xác định tầm quan trọng của “quyền tối cao trong không gian vũ trụ” đối với các hoạt động tác chiến, Zarudnitsky lưu ý cách mà Nga đã phát triển các hệ thống vũ khí và tên lửa siêu thanh như máy bay ném bom mang tên lửa chiến lược Tu-160M, hệ thống tên lửa siêu thanh phóng từ trên không Kinzhal.
Sau đó, các hãng thông tấn Nga như RIA Novosti và TASS đã xác nhận sự tồn tại của tên lửa này và Novosti đưa tin, tên lửa Kh-95 sẽ được sử dụng trêm máy bay ném bom chiến lược siêu thanh Tu-23M, Tu-160M và máy bay ném bom PAK-DA sắp tới của Nga.
Sau đó, các hãng thông tấn Nga như RIA Novosti và TASS đã xác nhận sự tồn tại của tên lửa này và Novosti đưa tin, tên lửa Kh-95 sẽ được sử dụng trêm máy bay ném bom chiến lược siêu thanh Tu-23M, Tu-160M và máy bay ném bom PAK-DA sắp tới của Nga.
Mikhail Khodarenok, nhà phân tích quân sự của Gazeta.Ru, một tờ báo của Nga giải thích rằng, mặc dù các tên lửa hành trình của Nga có thể đạt tầm bắn hơn 2.000 km, và có thể phóng từ trên không (ALCM), ngoài vòng hỏa lực phòng không của đối phương.
Mikhail Khodarenok, nhà phân tích quân sự của Gazeta.Ru, một tờ báo của Nga giải thích rằng, mặc dù các tên lửa hành trình của Nga có thể đạt tầm bắn hơn 2.000 km, và có thể phóng từ trên không (ALCM), ngoài vòng hỏa lực phòng không của đối phương.
Tuy nhiên các ALCM có một bất lợi cố hữu là chỉ có tốc độ bay cận âm, do vậy dễ bị phòng không của đối phương đánh chặn, vì thế có thể làm gián đoạn toàn bộ nhiệm vụ chiến đấu.
Tuy nhiên các ALCM có một bất lợi cố hữu là chỉ có tốc độ bay cận âm, do vậy dễ bị phòng không của đối phương đánh chặn, vì thế có thể làm gián đoạn toàn bộ nhiệm vụ chiến đấu.
Việc phát triển những tên lửa siêu thanh như Kh-95, để trang bị cho không quân chiến lược tầm xa của Nga, là một nhiệm vụ rất kịp thời và quan trọng; tên lửa hành trình siêu thanh phóng từ trên không có tầm bắn xa, tốc độ siêu thanh làm giảm khả năng của các hệ thống phòng không hiện đại xuống gần như bằng không".
Việc phát triển những tên lửa siêu thanh như Kh-95, để trang bị cho không quân chiến lược tầm xa của Nga, là một nhiệm vụ rất kịp thời và quan trọng; tên lửa hành trình siêu thanh phóng từ trên không có tầm bắn xa, tốc độ siêu thanh làm giảm khả năng của các hệ thống phòng không hiện đại xuống gần như bằng không".
Vào tháng 7 vừa qua, khinh hạm Đô đốc Gorshkov của Nga đã bắn thử thành công tên lửa siêu thanh Zircon, tiêu diệt một mục tiêu mặt nước ở cự ly hơn 350 km và tốc độ bay đạt 7 Mach.
Vào tháng 7 vừa qua, khinh hạm Đô đốc Gorshkov của Nga đã bắn thử thành công tên lửa siêu thanh Zircon, tiêu diệt một mục tiêu mặt nước ở cự ly hơn 350 km và tốc độ bay đạt 7 Mach.
Cũng trong tháng 6, các thông tin cho biết, đã xuất hiện rằng hai máy bay chiến đấu MiG-31K, có khả năng mang tên lửa đạn đạo siêu thanh Kinzhal, đã được triển khai tại căn cứ không quân Khmeimim ở Syria; đặt toàn bộ sườn phía nam của NATO vào tầm đe dọa của loại tên lửa này.
Cũng trong tháng 6, các thông tin cho biết, đã xuất hiện rằng hai máy bay chiến đấu MiG-31K, có khả năng mang tên lửa đạn đạo siêu thanh Kinzhal, đã được triển khai tại căn cứ không quân Khmeimim ở Syria; đặt toàn bộ sườn phía nam của NATO vào tầm đe dọa của loại tên lửa này.
Trong số các đối thủ khác trong cuộc đua khai thác công nghệ siêu thanh là Nhật Bản, nhằm ngăn chặn một Trung Quốc vượt trội về mặt quân sự. Một số phương tiện truyền thông đã đưa tin rằng quân đội Nhật Bản đang phát triển một tên lửa chống hạm siêu thanh, có khả năng tiêu diệt tàu sân bay Trung Quốc.
Trong số các đối thủ khác trong cuộc đua khai thác công nghệ siêu thanh là Nhật Bản, nhằm ngăn chặn một Trung Quốc vượt trội về mặt quân sự. Một số phương tiện truyền thông đã đưa tin rằng quân đội Nhật Bản đang phát triển một tên lửa chống hạm siêu thanh, có khả năng tiêu diệt tàu sân bay Trung Quốc.
Được gọi là đạn lướt siêu tốc hay HVGP, sẽ được trang bị động cơ phản lực và có hình dáng bên ngoài tương tự như tên lửa thông thường, nhưng có khả năng đạt tốc độ cao hơn và tầm bắn xa nhiều.
Được gọi là đạn lướt siêu tốc hay HVGP, sẽ được trang bị động cơ phản lực và có hình dáng bên ngoài tương tự như tên lửa thông thường, nhưng có khả năng đạt tốc độ cao hơn và tầm bắn xa nhiều.
Mặt khác, HVGP sẽ trang bị động cơ tên lửa nhiên liệu rắn, giúp tăng trọng tải đầu đạn của nó lên độ cao cận vũ trụ, trước khi tách rời; sau đó đầu đạn sẽ lướt tới mục tiêu với tốc độ siêu thanh, cho đến khi chạm mục tiêu.
Mặt khác, HVGP sẽ trang bị động cơ tên lửa nhiên liệu rắn, giúp tăng trọng tải đầu đạn của nó lên độ cao cận vũ trụ, trước khi tách rời; sau đó đầu đạn sẽ lướt tới mục tiêu với tốc độ siêu thanh, cho đến khi chạm mục tiêu.
Sự phát triển của HVGP được lên kế hoạch trong hai giai đoạn. Giai đoạn đầu tiên dự kiến sẽ sẵn sàng vào năm 2026 trong khi giai đoạn thứ hai tiếp tục đến năm 2028 và còn có thể dài hơn, và sau năm 2026, HVGP có khả năng “xuyên thủng boong tàu sân bay”
Sự phát triển của HVGP được lên kế hoạch trong hai giai đoạn. Giai đoạn đầu tiên dự kiến sẽ sẵn sàng vào năm 2026 trong khi giai đoạn thứ hai tiếp tục đến năm 2028 và còn có thể dài hơn, và sau năm 2026, HVGP có khả năng “xuyên thủng boong tàu sân bay”
Còn tờ The Mainichi của Nhật Bản nhấn mạnh: “Việc đưa các tên lửa có tầm bắn xa hơn bảo vệ quần đảo Nansei (hay còn gọi là quần đảo Ryukyu), sẽ giúp Nhật Bản có thể đáp trả các hoạt động xâm lược của Trung Quốc mà không cần triển khai các tàu và máy bay của Lực lượng Phòng vệ Hàng hải. Nguồn ảnh: Pinterest
Còn tờ The Mainichi của Nhật Bản nhấn mạnh: “Việc đưa các tên lửa có tầm bắn xa hơn bảo vệ quần đảo Nansei (hay còn gọi là quần đảo Ryukyu), sẽ giúp Nhật Bản có thể đáp trả các hoạt động xâm lược của Trung Quốc mà không cần triển khai các tàu và máy bay của Lực lượng Phòng vệ Hàng hải. Nguồn ảnh: Pinterest
Tên lửa siêu thanh Zircon của Nga là bằng chứng cho thấy Moscow đang dẫn đầu trong lĩnh vực này. Nguồn: DefenseTV.

GALLERY MỚI NHẤT