Ai đã giúp Triều Tiên chế tạo tên lửa đẩy Unha-3?

(Kiến Thức) - Phó Thủ tướng Dmitry Rogozin gọi những cáo buộc Nga chuyển giao công nghệ tên lửa đẩy Unha-3 cho Triều Tiên là “luận điệu hồ đồ nhảm nhí”.

Ai đã giúp Triều Tiên chế tạo tên lửa đẩy Unha-3?
Hãng thông tấn Yonhap dẫn nguồn tin tình báo cho rằng một số thành tố tên lửa đẩy Unha-3 dường như  có xuất xứ từ Nga, nhưng người Hàn Quốc đã chẳng hề đưa ra được bất kỳ bằng chứng nào. Cả trước đây Seoul cũng từng cho phép mình tung ra những cáo buộc vô căn cứ tương tự.
Ai đã giúp Triều Tiên chế tạo tên lửa đẩy Unha-3? ảnh 1
Ai đã giúp Triều Tiên chế tạo tên lửa đẩy Unha-3?
Về vấn đề ai đã giúp Triều Tiên chế tạo tên lửa đẩy Unha-3, chuyên viên  Nga Vladimir Evseyev nhận xét: "Khi các binh sĩ Hàn Quốc vớt từ dưới nước lên tầng đầu của tên lửa Unha-3mà Bắc Triều Tiên đã phóng hồi năm 2012, người ta lập tức kiểm tra nghiên cứu rất kỹ lưỡng. Qua  phân tích, người ta  thấy rằng số lượng đáng kể của bộ phận tên lửa này được sản xuất ở các nước châu Âu. Vì vậy, trước khi đổ lỗi cho Nga, trước khi nói rằng người Bắc Triều Tiên đã sử dụng  công nghệ tên lửa nào đó của Nga, thì lẽ ra trước hết cần xác minh ở chính những công ty đã có thể dự phần vào việc chế tạo Unha-3. Ngoài ra, trên tầng đầu của tên lửa nổi rõ những mối hàn rất thô kệch. Chi tiết đó cũng đủ chứng tỏ rằng phần này được sản xuất ở Bắc Triều Tiên".
Ông Vladimir Evseev nói thêm: "Khi người Bắc Triều Tiên làm việc để chế tạo  plutonium cấp độ vũ khí, họ không sử dụng lò phản ứng loại nước nặng, tương tự như lò của Nga, mà dùng lò phản ứng khí-graphite loại Magnus đang được dùng  ở Anh. Có mọi cơ sở để giả định rằng Bắc Triều Tiên đã sao chép chính loại lò này và sau đó hoàn thiện theo kiểu của mình. Do vậy, chẳng có lý do để kết tội Nga cung cấp công nghệ nào đó cho Triều Tiên. Cần xác minh phân định rõ, đó là công nghệ gì và từ đâu lại xuất hiện ở Bắc Triều Tiên. Unha-3 chính là tên lửa đẩy sản phẩm của Bắc Triều Tiên, và không quan trọng đó là mô phỏng hình dáng nguyên mẫu tên lửa Liên Xô cũ  hay là Nga. Còn thực tế các động cơ của Unha-3 sử dụng nhiên liệu lỏng cũng không phải là  lý do để khẳng định rằng Nga cung cấp công nghệ tên lửa cho Bắc Triều Tiên".
Chuyên viên Evseyev giả định rằng trước khi áp đặt biện pháp trừng phạt mới chống CHDCND Triều Tiên thì cần phải tìm ra ai là người ở phương Tây đã vi phạm lệnh trừng phạt chống Bình Nhưỡng đã ban hành trước đây.

Iran giúp Triều Tiên phóng thành công tên lửa Unha-3

Iran giúp Triều Tiên phóng thành công tên lửa Unha-3
Hợp tác với Iran là yếu tố quan trọng đối với việc Triều Tiên phóng thành công tên lửa Unha-3
 Hợp tác với Iran là yếu tố quan trọng đối với việc Triều Tiên phóng thành công tên lửa Unha-3

Gần đây tình báo Mỹ cảnh báo rằng tên lửa Triều Tiên có thể bắn tới Alaska và Hawaii. Đáng sợ là Triều Tiên và Iran đang chia sẻ với nhau công nghệ tên lửa đạn đạo tầm xa và cái gọi là chương trình phát triển tên lửa đạn đạo độc lập của hai nước chỉ là hai mặt của một tấm huy chương. Cái mà nước này có ngày hôm nay, thì nó cũng dược chia sẻ với nước kia trong tương lai gần.

Triều Tiên sẽ phóng tên lửa to gấp đôi Unha-3

(Kiến Thức) - Triều Tiên có kế hoạch phóng tên lửa mang vệ tinh (có thể to gấp đôi tên lửa phóng vệ tinh Unha-3) vào thời điểm chưa xác định.

Triều Tiên sẽ phóng tên lửa to gấp đôi Unha-3
Triều Tiên khẳng định họ có quyền thực hiện nghiên cứu không gian bằng cách mà các chuyên gia phân tích gọi là vụ thử tên lửa.
“Việc phát triển không gian vì mục tiêu hòa bình là quyền hợp pháp của quốc gia có chủ quyền được luật pháp quốc tế công nhận. Đảng và nhân dân Triều Tiên quyết tâm thực thi quyền này bất kể các quốc gia khác nói gì”, hãng thông tấn Triều Tiên KCNA đưa tin.

Liệu Libya có biến thành “Syria thứ hai”?

(Kiến Thức) - Liệu Libya có biến thành “Syria thứ hai”? Tình hình hỗn loạn ở nước này khiến cho phương Tây đang phải gánh chịu hậu quả của “mùa xuân Arập”.

Liệu Libya có biến thành “Syria thứ hai”?
Cuộc họp ngày 2/2 của liên minh chống IS do Mỹ cầm đầu ở Rome đã đi đến quyết định không cho phép Libya  trở thành một căn cứ mới của các tổ chức khủng bố.
Lieu Libya co bien thanh “Syria thu hai”?
Phiến quân IS diễu binh ở thành phố Sirte, Libya. 
Vậy cần phải làm gì để quốc gia giàu dầu mỏ rất gần Châu Âu này không trở thành “Syria thứ hai”? Các bên tham gia cuộc họp Roma chưa trả lời câu hỏi này mà chỉ  cam kết sẽ "giám sát chặt chẽ" diễn biến tình hình Libya. Quyết định này không nhất thiết thể hiện sự thiếu quyết tâm, nhưng nó cho thấy phương Tây thiếu sự lựa chọn tốt.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Đột nhập đảo lớn nhất thế giới ông Trump muốn mua

Đột nhập đảo lớn nhất thế giới ông Trump muốn mua

Greenland, đảo lớn nhất thế giới, là một vùng tự trị của Đan Mạch. Theo thỏa thuận hiện tại, Đan Mạch vẫn chịu trách nhiệm về một số lĩnh vực quan trọng của vùng đất này bao gồm tiền tệ, ngoại giao và quốc phòng.