Ai chịu trách nhiệm trong vụ 'phá nát di tích lầu Bảo Đại làm resort 5 sao' ở Nha Trang?

Nhiều biệt thự tại di tích lầu Bảo Đại (đường Trần Phú, TP Nha Trang, Khánh Hòa) đang xuống cấp nghiêm trọng. Trong khi đó, cảnh quan di tích này bị phá nát vì tỉnh giao cho doanh nghiệp thực hiện dự án khu du lịch (resort) nghỉ dưỡng 5 sao.

Di tích xuống cấp trầm trọng

Khu di tích lầu Bảo Đại (còn gọi là biệt thự Cầu Đá) rộng hơn 12 ha, được người Pháp xây dựng trên núi Cảnh Long vào năm 1923 để làm nơi ăn ở cho các nhà hải dương học. Tại đây có 5 tòa biệt thự được xây dựng theo kiến trúc của Pháp được đặt tên gắn với cây trồng xung quanh như: Xương Rồng, Hoa Sứ, Hoa Giấy, Phượng Vỹ và Cây Bàng.

Sau năm 1954, biệt thự Xương Rồng được đổi tên thành Nghinh Phong, còn biệt thự Hoa Sứ đổi thành Vọng Nguyệt. Từ năm 1940 - 1945, Hoàng đế Bảo Đại và Hoàng hậu Nam Phương thường đến đây nghỉ dưỡng nên cái tên lầu Bảo Đại có từ thời đó. Tháng 10/1995, tỉnh Khánh Hòa công nhận lầu Bảo Đại là di tích “danh lam thắng cảnh”.

Theo quan sát của PV Tiền Phong, hiện cả 5 ngôi biệt thự ở lầu Bảo Đại bị xuống cấp do nhiều năm không được trùng tu, bảo dưỡng. Đơn cử như biệt thự Cây Bàng, ngay căn phòng lớn từ cửa bước vào, 4 bức tường bị khoan lỗ chi chít để bắt ốc vít, giăng dây phơi khăn tắm, ga giường.

Còn hệ thống cửa thì mục nát, nhiều cánh bị bung hẳn ra, ở chỗ khác thì được gia cố bằng cách lấy thanh gỗ đóng đinh ép lại. Trừ biệt thự Nghinh Phong và Vọng Nguyệt được dọn dẹp để đón khách sau khi có chỉ đạo của UBND tỉnh Khánh Hòa, các ngôi biệt thự còn lại gạch nền đã bong tróc và nhiều nơi bị thấm dột. Ở vị trí trung tâm, một ngôi biệt thự đã bị biến thành văn phòng làm việc của Công ty CP Đầu tư Khánh Hà.

Ai chiu trach nhiem trong vu 'pha nat di tich lau Bao Dai lam resort 5 sao' o Nha Trang?
 Phát nát đồi núi để làm resort 5 sao

Phá nát đồi núi để làm resort 5 sao!

Sau năm 1975, những biệt thự cổ trên lầu Bảo Đại được giao cho hết cho cơ quan này đến doanh nghiệp khác quản lý, sử dụng. Đến tháng 9/2011, UBND tỉnh Khánh Hòa giao di tích lầu Bảo Đại cho liên doanh Khatoco và Tập đoàn Hà Đô thành lập Công ty CP Đầu tư Khánh Hà để thực hiện dự án khu du lịch nghỉ dưỡng cao cấp 5 sao.

Tháng 8/2013, UBND tỉnh Khánh Hòa giao hơn 13,6 ha đất, gồm toàn bộ khu di tích lầu Bảo Đại và mặt nước danh thắng quốc gia vịnh Nha Trang cho Công ty CP đầu tư Khánh Hà thực hiện dự án khu nghỉ dưỡng cao cấp Bảo Đại. Theo thiết kế, khu nghỉ dưỡng cao cấp Bảo Đại sẽ xây mới 36 căn biệt thự, 5 căn biệt thự cổ hiện hữu được cải tạo, thay đổi công năng. Ngoài ra, ở đây sẽ có các hạng mục khác như nhà hàng, quán bar, khách sạn cao 5 tầng...

Sau khi được giao dự án, Công ty CP đầu tư Khánh Hà cho máy móc cạo trọc cả ngọn núi Cảnh Long để xây biệt thự, khách sạn, nhà hàng, quán bar... Trong đó, một số vị trí được đào sâu vào lòng đất để xây công trình ngầm. Sau 5 năm thi công, khu di tích lầu Bảo Đại từ một ngọn núi quanh năm rợp bóng cây xanh trở nên trơ trọi với đất đá, sắt thép, bê tông.

Theo KTS Nguyễn Văn Lộc, Chủ tịch Hội Kiến trúc sư tỉnh Khánh Hòa, việc cấp phép dự án ở di tích Lầu Bảo Đại là “sự việc đã rồi và rất khó sửa chữa”. Tuy nhiên, điều cần thiết hiện nay là tỉnh Khánh Hòa phải làm sao giữ cho bằng được 5 ngôi biệt thự cổ, không cho tàn phá thêm.

Vào năm 2017, khi dư luận lên tiếng về việc di tích lầu Bảo Đại bị doanh nghiệp phá nát, UBND tỉnh Khánh Hòa mới yêu cầu chủ đầu tư điều chỉnh lại quy hoạch chi tiết dự án, xin ý kiến các cơ quan có thẩm quyền trước khi tiếp tục thực hiện. Ông Nguyễn Trung Kiên- Phó tổng giám đốc Công ty CP Đầu tư Khánh Hà, cho biết: Hiện công ty đã tạm ngừng thi công tất cả các hạng mục, trình lên UBND tỉnh Khánh Hòa phương án điều chỉnh quy hoạch mới của dự án.

Theo đó, các công trình mái ngói sẽ thay đổi bằng cách phủ cỏ, cây xanh, đồng thời giảm chiều cao xây dựng để giật cấp theo địa hình. Dự án cũng bỏ công trình trung tâm hội nghị, một căn biệt thự tại ô V7 để quy hoạch nhà phụ trợ, dịch vụ... Công ty cũng đang hoàn thiện hồ sơ thiết kế cơ sở để xin giấy phép xây dựng và triển khai thi công dự án lại trong năm 2019.

Lập hồ sơ khoa học để bảo tồn, xếp hạng

Ông Nguyễn Khắc Hà, Giám đốc Sở Văn hoá - Thể thao Khánh Hoà, cho biết: Vào tháng 8/2018, di tích lầu Bảo Đại lần đầu được đưa vào danh mục kiểm kê di tích và UBND tỉnh Khánh Hòa đã yêu cầu lập hồ sơ để bảo tồn. Hiện Trung tâm Bảo tồn Di tích Khánh Hoà đang triển khai việc lập hồ sơ khoa học “danh lam thắng cảnh” khu biệt thự lầu Bảo Đại để trình UBND tỉnh xếp hạng.

“Việc lập hồ sơ di tích lầu Bảo Đại không dễ vì nơi này đã giao cho doanh nghiệp làm dự án nhiều năm nay. Trong khi đó, 5 ngôi biệt thự cổ đã bị sửa chữa, cải tạo làm mất đi yếu tố gốc, hiện vật bị thất lạc. Dù chưa được xếp hạng, nhưng lầu Bảo Đại vẫn thuộc đối tượng bảo vệ theo Luật Di sản. Đây là cụm công trình có yếu tố lịch sử và từ năm 1995 UBND tỉnh đã công nhận lầu Bảo Đại là di tích danh lam thắng cảnh”, ông Hà cho hay.

TP HCM kiến nghị chủ trương quy hoạch khu đô thị phía đông

(Vietnamdaily) - UBND TP HCM đã kiến nghị Thủ tướng chấp thuận chủ trương quy hoạch khu đô thị sáng tạo, tương tác cao phía đông TP.

Theo đó, địa điểm quy hoạch khu đô thị này có phạm vi thuộc ranh giới hành chính các quận 2, 9 và Thủ Đức, diện tích khoảng 21.000 ha.

Đồng thời, UBND TP kiến nghị Thủ tướng chỉ đạo các Bộ, ngành có liên quan ưu tiên bố trí những chương trình đổi mới sáng tạo cấp quốc gia, đồng hành cùng TP HCM trong việc xây dựng và phát triển đô thị sáng tạo tương tác cao.

Biệt khu, biệt phủ nguy nga trên vịnh Bái Tử Long xây trái phép bây giờ ra sao?

Được UBND tỉnh Quảng Ninh giao thanh tra hoạt động xây dựng công trình trái phép, quản lý sử dụng đất trên vịnh Bái Tử Long (huyện Vân Đồn) gần 2 tháng nay, nhưng các sở ngành có liên quan của tỉnh vẫn chưa đưa ra được hướng xử lý.

Không quyết liệt

Vào đầu tháng 8/2019, Tiền Phong có loạt bài “Biệt khu, biệt phủ trái phép trên vịnh Bái Tử Long” phản ánh hàng loạt công trình kiên cố được các “đại gia” xây trái phép nhiều năm nay trên các đảo lớn nhỏ giữa vịnh Bái Tử Long (Quảng Ninh). Họ vô tư biến đảo thành những “biệt khu, biệt phủ” giữa vịnh nhưng chính quyền tỉnh này nhiều năm vẫn loay hoay chưa xử lý được.

Ngày 10/8/2019, UBND tỉnh Quảng Ninh phát văn bản chỉ đạo Sở Xây dựng, Sở TNMT, Ban quản lý Khu kinh tế, BCH Bộ đội Biên phòng tỉnh, Thanh tra tỉnh cùng với UBND huyện Vân Đồn thanh tra hoạt động xây dựng công trình trái phép, quản lý sử dụng đất trên vịnh Bái Tử Long; đề xuất biện pháp xử lý dứt điểm tình trạng xây dựng trái phép đúng theo quy định của pháp luật; báo cáo UBND tỉnh trước ngày 30/9/2019.

Sau gần 2 tháng được giao nhiệm vụ, ngày 30/9/2019 (hạn cuối của đoàn kiểm tra liên ngành phải báo cáo kết quả thanh tra với UBND tỉnh Quảng Ninh) phóng viên Tiền Phong liên hệ với đại diện UBND tỉnh đặt vấn đề tìm hiểu về kết luận thanh tra nhưng vị đại diện UBND tỉnh cho biết: “Đến thời điểm hiện tại tỉnh vẫn chưa nhận được bất kỳ báo cáo nào liên quan đến vụ việc, chúng tôi vẫn đốc thúc anh em tiến hành xử lý”.

Trao đổi với phóng viên Tiền Phong, ông Nguyễn Mạnh Cường, Giám đốc Sở Xây dựng tỉnh Quảng Ninh (đơn vị được giao chủ trì phối hợp cùng các sở, ban, ngành thanh tra toàn diện sai phạm tại vịnh Bái Tử Long) cho biết: “Hiện tại chúng tôi vẫn chưa tiến hành xong đợt thanh tra. Vẫn còn một số đảo anh em vẫn chưa đến được nên chưa thể báo cáo về UBND tỉnh”.

Biet khu, biet phu nguy nga tren vinh Bai Tu Long xay trai phep bay gio ra sao?

Khi được phóng viên hỏi lý do sự chậm trễ này, ông Cường nói: “Để tiến hành thanh tra toàn diện các đảo trên vịnh Bái Tử Long, chúng tôi phải thuê tàu thuyền đi lại rất khó khăn, hơn nữa còn phải phối hợp với các đơn vị khác nên đến nay vẫn còn 2 đảo chưa thể ra được. Chúng tôi đang xin gia hạn thêm để có thời gian thực hiện”.

Trên thực tế, theo tìm hiểu của phóng viên Tiền Phong, các đảo này được các “đại gia” chủ đích đầu tư xây dựng chỉ cách đất liền chừng 30-50 phút di chuyển bằng xuồng cao tốc.

Với lý do “các đảo cách xa và phải thuê tàu thuyền di chuyển rất khó khăn” như ông Cường nêu là không thuyết phục, nhất là khi trong đoàn liên ngành được UBND tỉnh giao nhiệm vụ phối hợp thanh tra có lực lượng Bộ đội Biên phòng và cả UBND huyện Vân Đồn - những đơn vị có đầy đủ phương tiện hỗ trợ di chuyển ra các đảo một cách nhanh chóng và thuận tiện nhất.

Hợp thức hóa hay tháo dỡ?

Với những “lá bùa” trồng rừng kết hợp nuôi trồng thủy sản, các “đại gia” đất mỏ lần lượt chọn cho mình những hòn đảo có vị trí đắc địa nằm giữa vịnh Bái Tử Long. Hàng loạt công trình đồ sộ như “biệt thự”, biệt phủ” thậm chí cả một ngôi chùa lớn cũng được họ vung tiền xây dựng.

Điều đặc biệt, mặc dù đã nhiều lần phía chính quyền sở tại lập biên bản và buộc phải tháo dỡ các công trình vi phạm nhưng nhiều năm nay các văn bản này gần như vô nghĩa. Đơn cử như trường hợp của ông Tô Văn Chương, chủ đảo Thẻ Vàng rộng gần 180ha còn xây cả một “ngôi chùa” lớn trên đỉnh núi. Hàng nghìn người vượt sóng từ đất liền ra đây lễ chùa.

“Họ nói là chùa nhưng biết đâu được nó là cơ sở của một tà giáo nào đó. Ở giữa biển khơi như thế ai mà quản lý, nắm chắc được họ đang hoạt động gì và có ảnh hưởng đến an ninh quốc gia hay không?” - ông Phạm Ngọc Thực, người có nhiều năm nghiên cứu về văn hóa - xã hội Quảng Ninh nêu nghi vấn.

Để xảy ra sai phạm trong quản lý đất đai, cụ thể là tại các đảo trên vịnh Bái Tử Long, nhiều quan chức xã đã bị kỷ luật, điều chuyển công tác. Nhưng đến nay, tình trạng xây dựng vẫn diễn ra trên các đảo không có xu hướng dừng lại hoặc bị cơ quan chức năng “sờ gáy”. Ngay cả việc thanh kiểm tra của đoàn liên ngành cũng nhập nhằng, chậm tiến độ.

“Cái khó trong vụ việc này là không biết nên thẳng tay tháo dỡ, phá bỏ hay phải hợp thức hóa cho các công trình vi phạm này. Một phần là ngại dư luận, phần nữa cũng tiếc tiền cho doanh nghiệp. Dù sao họ cũng đã bỏ núi tiền ra đấy để xây dựng, chưa kể đến việc các đại gia bỏ bao tâm huyết ra đấy để có được như ngày hôm nay” - ông Thực phân tích.

Theo ông Nguyễn Mạnh Cường, Giám đốc Sở Xây dựng tỉnh Quảng Ninh, tiến độ của đợt thanh tra này sẽ kéo dài thêm 10 ngày và Sở đang trình với tỉnh để xin gia hạn thời gian thanh tra đến ngày 10/10/2019 sẽ có kết luận cụ thể.

Tin mới

Nhà Đà Nẵng trở lại thua lỗ sau 7 quý

Nhà Đà Nẵng trở lại thua lỗ sau 7 quý

(Vietnamdaily) - Nhà Đà Nẵng lý giải nguyên nhân thua lỗ là do doanh thu chuyển nhượng bất động sản giảm. Năm trước, công ty ghi nhận doanh thu lớn từ hoạt động chuyển nhượng căn hộ dự án Monarchy B.