Ai Cập mua lô vũ khí đắt khủng khiếp từ Pháp

(Kiến Thức) - Ai Cập khả năng cao sẽ mua lô vũ khí trị giá gần 7 tỷ USD gồm 2 tàu hộ vệ, 20 máy bay chiến đấu do Pháp sản xuất.

Ai Cập mua lô vũ khí đắt khủng khiếp từ Pháp
Tờ Defense-Update đưa tin, Pháp và Ai Cập đã gần như hoàn tất hợp đồng vũ khí lớn nhất từ trước tới nay với đơn giá 6,9 tỷ USD, gồm hàng loạt tàu chiến và máy bay chiến đấu mới.
Dựa trên thông tin có được cho đến thời điểm hiện tại thì Ai Cập sẽ mua các loại vũ khí sau từ các công ty quốc phòng của Pháp gồm: 2 tàu hộ vệ tàng hình lớp Aquitaine (FREMM) được đóng bởi công ty DCNS trị giá 2,07 tỷ USD; 20 máy bay tiêm kích Rafale của công ty Dassault có giá trị ước tính 4,15 tỷ USD và tất cả các máy bay, tàu chiến này đều sẽ được trang bị các hệ thống tên lửa do công ty MBDA sản xuất.
Ai Cap mua lo vu khi dat khung khiep tu Phap
 Nếu hoàn tất đây sẽ là thương vụ vũ khí lớn nhất từ trước tới nay giữa Cairo và Paris.
Vào tháng 11/2014, Tổng thống Ai Cập Fattah al-Sisi cùng một phái đoàn quân sự cấp cao đã có chuyến công du đến Paris, để thảo luận các vấn đề liên quan đến thương vụ này. Tiếp đó trong đầu tháng 1, lãnh đạo các tập đoàn quốc phòng hàng đầu của Pháp cũng đã đến Cairo để xúc tiến đàm phán hợp đồng này, nhất là các vấn đề liên quan đến khía cạnh tài chính.
Trong khi tiêm kích Rafale của Dassault vẫn chưa có bất cứ hợp đồng xuất khẩu nào, thì tàu hộ vệ tàng hình đa năng FREMM lại khá thành công với hàng loạt đơn đặt hàng khác nhau đến từ hải quân các nước như Italy, Pháp và Ma-rốc. Nếu hợp đồng này được hoàn tất Ai Cập là nước thứ 4 trên thế giới sở hữu loại tàu chiến hiện đại này.
Thậm chí Hải quân Ai Cập còn muốn đưa vào trang bị các tàu FREMM càng sớm càng tốt, kết quả là phía DCNS đã buộc phải chuyển các tàu FREMM đang đóng dở cho Hải quân Pháp sang cho Ai Cập với điều kiện hợp đồng trị giá hơn 2 tỷ USD này được ký trước. Điều này cũng khá dễ hiểu khi Ai Cập đang muốn trình diễn sức mạnh hải quân của nước này trong buổi lễ khánh thành dự án mở rộng kênh đào Suez trong năm nay.
Ai Cap mua lo vu khi dat khung khiep tu Phap-Hinh-2
 Tiêm kích Rafale của Dassault đang dần tìm lại hy vọng sau thương vụ bế tắc tại Ấn Độ.
Hải quân Ai Cập đã để ý đến tàu hộ vệ tàng hình đa năng FREMM từ lâu, sau khi mua bốn tàu hộ tống lớp Gowind 2500 trị giá hơn 1,1 tỷ USD từ Pháp. Tàu Gowind 2500 đầu tiên sẽ được đóng ở Pháp và 3 chiếc còn lại sẽ được đóng tại Ai Cập
Tiêm kích đa năng Rafale có thể sẽ loại bỏ các máy bay chiến đấu đến từ Nga và Trung Quốc trong cuộc đua tại Ai Cập, khi mà Không quân Ai Cập đang cần được hiện đại hóa hơn bao giờ hết. Nhất là với các phi đội máy bay tiêm kích F-16 đã lỗi thời do Lockheed Martin chế tạo, mặc dù Ai Cập đã từng đặt mua mới 20 chiếc F-16 Block 50/52 trong năm 2010. Nhưng chỉ có một phần của số máy bay chiến này đến được Ai Cập, những chiếc còn lại đã bị hủy do lệnh cấm vận vũ khí từ Quốc hội Mỹ sau khi cựu Tổng thống Ai Cập Moubarak bị lật đổ trong năm 2011và đảo chính quân sự năm 2013.
Ai Cap mua lo vu khi dat khung khiep tu Phap-Hinh-3
  Ai Cập đang bế tắc trong hiện đại hóa quân đội do lệnh cấm vận vũ khí từ Mỹ.
Mặc dù, Washington chỉ đưa ra lệnh cấm vận với một số loại vũ khí nhất định trong danh sách vũ khí Quân đội Ai Cập định mua, nhưng điều này đã khiến Cairo không hài lòng và buộc phải tìm một nguồn cung vũ khí mới.
Tiêm kích Rafale của Dassault có thể sẽ là một giải pháp thay thế khả thi trong bối cảnh của Cairo hiện tại. Mặt khác công ty chế tạo máy bay này của Pháp cũng phải đang vật lộn để có thể duy trì dây chuyền sản xuất loại máy bay chiến đấu đắt đỏ này. Sau khi đơn hàng gồm 43 chiếc Rafale dành cho Không quân và Hải quân Pháp được hoàn tất trong năm 2018, trước khi biến thể nâng cấp Rafale F3R được giới thiệu.

Quân đội Ai Cập: đạo quân mạnh thứ 10 thế giới

Quân đội Ai Cập: đạo quân mạnh thứ 10 thế giới
Quân đội Ai Cập được đánh giá là lực lượng quân sự đông đảo và mạnh nhất châu Phi, Trung Đông và được xếp đứng thứ 10 trên thế giới.
Quân đội Ai Cập được đánh giá là lực lượng quân sự đông đảo và mạnh nhất châu Phi, Trung Đông và được xếp đứng thứ 10 trên thế giới.

Quân số thường trực gồm 468.500 người, lực lượng dự bị có khoảng 1 triệu người. Nghĩa vụ quân sự là bắt buộc đối với đàn ông Ai Cập từ tuổi 19, sinh viên đại học có thể lùi thời hạn nhập ngũ tới tuổi 28.
Quân số thường trực gồm 468.500 người, lực lượng dự bị có khoảng 1 triệu người. Nghĩa vụ quân sự là bắt buộc đối với đàn ông Ai Cập từ tuổi 19, sinh viên đại học có thể lùi thời hạn nhập ngũ tới tuổi 28.

Chỉ huy tối cao là Tổng thống, trong thời chiến kiêm luôn chức Nguyên soái, Đô đốc hải quân, Nguyên soái các lực lượng phòng không và không quân. Tuy nhiên, trong thời bình thì tước vị chỉ huy tối cao chỉ là trên danh nghĩa.
Chỉ huy tối cao là Tổng thống, trong thời chiến kiêm luôn chức Nguyên soái, Đô đốc hải quân, Nguyên soái các lực lượng phòng không và không quân. Tuy nhiên, trong thời bình thì tước vị chỉ huy tối cao chỉ là trên danh nghĩa.

Lực lượng vũ trang Ai Cập gồm 4 thành phần chính: Lục quân; Hải quân; Không quân và Bộ tư lệnh Phòng không. Trong đó, lực lượng lục quân lớn nhất, chiếm tới 90% quân số.
Lực lượng vũ trang Ai Cập gồm 4 thành phần chính: Lục quân; Hải quân; Không quân và Bộ tư lệnh Phòng không. Trong đó, lực lượng lục quân lớn nhất, chiếm tới 90% quân số.

Lục quân Ai Cập biên chế lực lượng tăng – thiết giáp cực kỳ đông đảo lên tới hàng nghìn phương tiện. Riêng lực lượng xe tăng gồm khoảng 4.000 xe các loại do Mỹ, Nga sản xuất. Trong ảnh là xe tăng chiến đấu chủ lực hiện đại nhất Quân đội Ai Cập M1 Abram, đây cũng là loại xe tăng đông thứ 2 trong toàn lực lượng với 1.130 chiếc mua trong giai đoạn 1992-2011.
Lục quân Ai Cập biên chế lực lượng tăng – thiết giáp cực kỳ đông đảo lên tới hàng nghìn phương tiện. Riêng lực lượng xe tăng gồm khoảng 4.000 xe các loại do Mỹ, Nga sản xuất. Trong ảnh là xe tăng chiến đấu chủ lực hiện đại nhất Quân đội Ai Cập M1 Abram, đây cũng là loại xe tăng đông thứ 2 trong toàn lực lượng với 1.130 chiếc mua trong giai đoạn 1992-2011.

Loại xe tăng đông thứ 2 trong Lục quân Ai Cập là 1.716 chiếc xe tăng M60A3 mua của Mỹ và Đức trong các năm 1979,1992,2001 và 2002.
Loại xe tăng đông thứ 2 trong Lục quân Ai Cập là 1.716 chiếc xe tăng M60A3 mua của Mỹ và Đức trong các năm 1979,1992,2001 và 2002.

Ngoài ra, lực lượng xe tăng Ai Cập còn duy trì khoảng 1.200 xe tăng do Liên Xô (Nga) sản xuất gồm các loại: T-80 (số lượng rất ít); T-54/55 (đã nâng cấp) và T-62. Trong ảnh là xe tăng T-55 của Quân đội Ai Cập.
Ngoài ra, lực lượng xe tăng Ai Cập còn duy trì khoảng 1.200 xe tăng do Liên Xô (Nga) sản xuất gồm các loại: T-80 (số lượng rất ít); T-54/55 (đã nâng cấp) và T-62. Trong ảnh là xe tăng T-55 của Quân đội Ai Cập.

Lực lượng xe thiết giáp Ai Cập có số lượng “đông khủng khiếp”... khoảng 17.000 xe các loại.
Lực lượng xe thiết giáp Ai Cập có số lượng “đông khủng khiếp”... khoảng 17.000 xe các loại.

Các loại xe bọc thép chiến đấu, chở quân của Quân đội Ai Cập hầu hết đều do Mỹ, Liên Xô (Nga) sản xuất. Ngoài ra, cũng có số lượng nhỏ xe bọc thép cho Cộng hòa Czech, Ba Lan, Tây Ban Nha, Nam Phi, Đức, Anh, Italy sản xuất…Qua đó, có thể thấy nguồn vũ khí của Ai Cập là cực kỳ đa dạng.
Các loại xe bọc thép chiến đấu, chở quân của Quân đội Ai Cập hầu hết đều do Mỹ, Liên Xô (Nga) sản xuất. Ngoài ra, cũng có số lượng nhỏ xe bọc thép cho Cộng hòa Czech, Ba Lan, Tây Ban Nha, Nam Phi, Đức, Anh, Italy sản xuất…Qua đó, có thể thấy nguồn vũ khí của Ai Cập là cực kỳ đa dạng.

Bên cạnh đó, Ai Cập còn tự sản xuất một phần nhỏ xe bọc thép với sự giúp đỡ công nghệ từ nước ngoài.
Bên cạnh đó, Ai Cập còn tự sản xuất một phần nhỏ xe bọc thép với sự giúp đỡ công nghệ từ nước ngoài.

Đối với lực lượng pháo binh, Ai Cập có chừng 1.500 xe pháo, cối tự hành do Mỹ sản xuất. Trong ảnh là pháo tự hành hiện đại nhất Ai Cập M109 155mm.
Đối với lực lượng pháo binh, Ai Cập có chừng 1.500 xe pháo, cối tự hành do Mỹ sản xuất. Trong ảnh là pháo tự hành hiện đại nhất Ai Cập M109 155mm.

Với pháo kéo, cối thì Ai Cập có khoảng 10.000 khẩu các loại. Ảnh minh họa
Với pháo kéo, cối thì Ai Cập có khoảng 10.000 khẩu các loại. Ảnh minh họa

Với kiểu pháo phản lực phóng loạt, Ai Cập chủ yếu dùng pháo phản lực do nước này sản xuất dựa trên BM-21 Grad, số lượng khoảng 1.000 khẩu. Ảnh minh họa
Với kiểu pháo phản lực phóng loạt, Ai Cập chủ yếu dùng pháo phản lực do nước này sản xuất dựa trên BM-21 Grad, số lượng khoảng 1.000 khẩu. Ảnh minh họa

“Khủng” nhất trong lực lượng pháo phản lực Ai Cập là hệ thống M270 MLRS đạt tầm bắn xa 45km (số lượng chỉ khoảng 48 bệ phóng). Ảnh minh họa
“Khủng” nhất trong lực lượng pháo phản lực Ai Cập là hệ thống M270 MLRS đạt tầm bắn xa 45km (số lượng chỉ khoảng 48 bệ phóng). Ảnh minh họa

Bộ tư lệnh Phòng không Ai Cập chịu trách nhiệm bảo vệ không phận Ai Cập với quân số 30.000 người (sĩ quan và binh lính). Về trang bị, hệ thống phòng không chủ lực đều do Liên Xô (Nga) sản xuất và số lượng nhỏ của Mỹ. Trong ảnh là tên lửa phòng không S-75 (NATO định danh là SA-2) của Ai Cập. Nước này hiện vẫn duy trì 40 khẩu đội S-75 đã qua nâng cấp hiện đại hóa.
Bộ tư lệnh Phòng không Ai Cập chịu trách nhiệm bảo vệ không phận Ai Cập với quân số 30.000 người (sĩ quan và binh lính). Về trang bị, hệ thống phòng không chủ lực đều do Liên Xô (Nga) sản xuất và số lượng nhỏ của Mỹ. Trong ảnh là tên lửa phòng không S-75 (NATO định danh là SA-2) của Ai Cập. Nước này hiện vẫn duy trì 40 khẩu đội S-75 đã qua nâng cấp hiện đại hóa.

Phòng không tầm trung của Ai Cập gồm các loại tên lửa 2K12 Kub; MIM-23 HAWK (Mỹ); S-125-2M; 9K37 Buk; 9K330 Tor. Ảnh minh họa
Phòng không tầm trung của Ai Cập gồm các loại tên lửa 2K12 Kub; MIM-23 HAWK (Mỹ); S-125-2M; 9K37 Buk; 9K330 Tor. Ảnh minh họa

Hiện đại nhất trong lực lượng phòng không Ai Cập là hệ thống tên lửa tầm cao Patriot PAC-3 do Mỹ cung cấp có khả năng tiêu diệt mọi mục tiêu trên không ở tầm xa 160km. Ảnh minh họa
Hiện đại nhất trong lực lượng phòng không Ai Cập là hệ thống tên lửa tầm cao Patriot PAC-3 do Mỹ cung cấp có khả năng tiêu diệt mọi mục tiêu trên không ở tầm xa 160km. Ảnh minh họa

Ai Cập cũng duy trì lực lượng tên lửa đạn đạo được trang bị chủ yếu các tên lửa đạn đạo chiến thuật tầm ngắn Scud B/C, Hỏa tinh 6 (Triều Tiên sản xuất) và một khẩu đội tên lửa đạn đạo tầm trung Nodong-1 (Triều Tiên). Ảnh minh họa
Ai Cập cũng duy trì lực lượng tên lửa đạn đạo được trang bị chủ yếu các tên lửa đạn đạo chiến thuật tầm ngắn Scud B/C, Hỏa tinh 6 (Triều Tiên sản xuất) và một khẩu đội tên lửa đạn đạo tầm trung Nodong-1 (Triều Tiên). Ảnh minh họa

Hải quân Ai Cập tuy chỉ có quân số khoảng 20.000 người và trang bị 221 tàu các loại nhưng vẫn được đánh giá là lớn nhất châu Phi, Trung Đông. Đóng vai trò chủ lực, lớn nhất trong Hải quân Ai Cập là 12 khinh hạm tên lửa lớp Oliver Hazard Perry và Knox mua của Mỹ. Ngoài ra, nước này có khoảng vài chục chiếc tàu cao tốc tên lửa, tàu săn ngầm cỡ nhỏ, tàu pháo do Liên Xô (Nga), Đức…cung cấp.
Hải quân Ai Cập tuy chỉ có quân số khoảng 20.000 người và trang bị 221 tàu các loại nhưng vẫn được đánh giá là lớn nhất châu Phi, Trung Đông. Đóng vai trò chủ lực, lớn nhất trong Hải quân Ai Cập là 12 khinh hạm tên lửa lớp Oliver Hazard Perry và Knox mua của Mỹ. Ngoài ra, nước này có khoảng vài chục chiếc tàu cao tốc tên lửa, tàu săn ngầm cỡ nhỏ, tàu pháo do Liên Xô (Nga), Đức…cung cấp.

Lực lượng tàu vận tải đổ bộ chỉ có khoảng 20 chiếc cỡ trung-nhỏ.
Lực lượng tàu vận tải đổ bộ chỉ có khoảng 20 chiếc cỡ trung-nhỏ.

Lực lượng Không quân Ai Cập biên chế 1.200 máy bay các loại (gồm 465 chiến đấu cơ; 314 trực thăng; 55 máy bay vận tải; 224 máy bay huấn luyện và 6 máy báy cảnh báo, chỉ huy) với quân số thường trực 50.000 người. Trong ảnh là tiêm kích hiện đại nhất Không quân Ai Cập, F-16C/D Block 40 (tổng 240 chiếc).
Lực lượng Không quân Ai Cập biên chế 1.200 máy bay các loại (gồm 465 chiến đấu cơ; 314 trực thăng; 55 máy bay vận tải; 224 máy bay huấn luyện và 6 máy báy cảnh báo, chỉ huy) với quân số thường trực 50.000 người. Trong ảnh là tiêm kích hiện đại nhất Không quân Ai Cập, F-16C/D Block 40 (tổng 240 chiếc).

Tiêm kích đa năng Mirage 2000 cũng là một trong những loại máy bay mạnh mẽ của Ai Cập, nhưng số lượng chỉ khoảng 18 chiếc.
Tiêm kích đa năng Mirage 2000 cũng là một trong những loại máy bay mạnh mẽ của Ai Cập, nhưng số lượng chỉ khoảng 18 chiếc.

Không quân Ai Cập vẫn còn tiếp tục duy trì trên 100 chiếc MiG-21 thế hệ cũ và phiên bản sao chép do Trung Quốc sản xuất mang tên F-7.
Không quân Ai Cập vẫn còn tiếp tục duy trì trên 100 chiếc MiG-21 thế hệ cũ và phiên bản sao chép do Trung Quốc sản xuất mang tên F-7.

Không quân trực thăng vận tải có nhiều loại máy bay do Liên Xô (Nga), Mỹ, Anh, Italy sản xuất. Trong ảnh là một chiếc trực thăng vận tải hạng trung Mi-8 do Nga cung cấp.
Không quân trực thăng vận tải có nhiều loại máy bay do Liên Xô (Nga), Mỹ, Anh, Italy sản xuất. Trong ảnh là một chiếc trực thăng vận tải hạng trung Mi-8 do Nga cung cấp.

Không quân trực thăng chiến đấu của Ai Cập chỉ có 47 chiếc AH-64D Apache do Mỹ cung cấp.
Không quân trực thăng chiến đấu của Ai Cập chỉ có 47 chiếc AH-64D Apache do Mỹ cung cấp.

Không quân vận tải khá ít với 55 chiếc do Mỹ, Ukraine, Tây Ban Nha, Canada cung cấp. Trong ảnh là một chiếc vận tải cơ C-130 của Không quân Ai Cập.
Không quân vận tải khá ít với 55 chiếc do Mỹ, Ukraine, Tây Ban Nha, Canada cung cấp. Trong ảnh là một chiếc vận tải cơ C-130 của Không quân Ai Cập.

Quân Hamas Palestin “khoe” tên lửa SA-7 dọa Ai Cập

(Kiến Thức) - Với tên lửa vác vai SA-7, lực lượng Hamas có thể đối phó hiệu quả với trực thăng chiến đấu AH-64 Apache của Ai Cập.

 Quân Hamas Palestin “khoe” tên lửa SA-7 dọa Ai Cập

Israel: Ai Cập khó mua MiG-35 Nga bằng tiền Mỹ

(Kiến Thức) - Thật khó để Ai Cập có thể mua MiG-35 từ Nga trong khi họ đang nhận viện trợ của Mỹ và các quốc gia thân Mỹ.

Israel: Ai Cập khó mua MiG-35 Nga bằng tiền Mỹ

Các chuyên gia tình báo Israel đã bày tỏ sự hoài nghi về tính khả thi của các cuộc đàm phán đang diễn ra giữa Nga-Ai Cập về việc mua bán tiêm kích thế hệ 4++ MiG-35. Phát biểu vào cuối tháng 9/2014, Giám đốc điều hành của Russian Aircraft Corporation (RAC) ông Sergei Korotkov cho biết, ông đang có kế hoạch đến Ai Cập trong tháng 10/2014 để tiến hành các cuộc đàm phán với đối tác.

Trước đó, một số chuyên gia quân sự Ai Cập đã đến tham quan dây chuyền sản xuất MiG-35, Ai Cập đã bày tỏ sự quan tâm đến việc mua khoảng 24 chiếc MiG-35 cho không quân của họ. RAC đang hy vọng các cuộc đàm phán sẽ dẫn đến một thỏa thuận. Đại diện của RAC cho biết, tình hình sẽ trở nên rõ ràng hơn sau cuộc đàm phán tại Cairo.

Đọc nhiều nhất

Tin mới