ADN cổ hé lộ đế chế thúc đẩy Trung Quốc xây Vạn lý Trường thành

ADN cổ hé lộ đế chế thúc đẩy Trung Quốc xây Vạn lý Trường thành

Phân tích ADN tiết lộ một đế chế du mục thống trị thảo nguyên châu Á trong suốt ba thế kỷ từ năm 200 TCN đã nhiều lần xâm phạm lãnh thổ Trung Quốc cổ đại.

Được biết đến với cái tên Hung Nô, xung đột giữa đế chế du mục này và Trung Quốc đã dẫn tới sự ra đời của  Vạn lý Trường thành vẫn còn tồn tại ngày nay.
Được biết đến với cái tên Hung Nô, xung đột giữa đế chế du mục này và Trung Quốc đã dẫn tới sự ra đời của Vạn lý Trường thành vẫn còn tồn tại ngày nay.
Tuy nhiên, có rất ít ghi chép bằng văn bản về đế chế Hung Nô trừ những ghi chép do các nhà biên niên sử Trung Quốc viết ra.
Tuy nhiên, có rất ít ghi chép bằng văn bản về đế chế Hung Nô trừ những ghi chép do các nhà biên niên sử Trung Quốc viết ra.
Bằng chứng ADN cổ xưa kết hợp với thành quả của các cuộc khai quật khảo cổ học gần đây đã tiết lộ những bí mật của một trong những đế chế quyền lực nhất thời đại. Nhóm nhà khoa học quốc tế hoàn thành phân tích di truyền ở hai nghĩa trang dọc biên giới phía tây của đế chế Hung Nô, ngày nay là Mông Cổ, một nghĩa trang quý tộc ở Takhiltyn Khotgor và một nghĩa trang địa phương ở Shombuuzyn Belchir.
Bằng chứng ADN cổ xưa kết hợp với thành quả của các cuộc khai quật khảo cổ học gần đây đã tiết lộ những bí mật của một trong những đế chế quyền lực nhất thời đại. Nhóm nhà khoa học quốc tế hoàn thành phân tích di truyền ở hai nghĩa trang dọc biên giới phía tây của đế chế Hung Nô, ngày nay là Mông Cổ, một nghĩa trang quý tộc ở Takhiltyn Khotgor và một nghĩa trang địa phương ở Shombuuzyn Belchir.
Các nhà khoa học giải trình tự hệ gene của 17 cá nhân tại hai nghĩa trang và phát hiện độ đa dạng di truyền cao, chứng tỏ đế chế Hung Nô có sự đa dạng chủng tộc, đa văn hóa và ngôn ngữ.
Các nhà khoa học giải trình tự hệ gene của 17 cá nhân tại hai nghĩa trang và phát hiện độ đa dạng di truyền cao, chứng tỏ đế chế Hung Nô có sự đa dạng chủng tộc, đa văn hóa và ngôn ngữ.
Sự đa dạng di truyền được tìm thấy trong các cộng đồng riêng lẻ, cho thấy rằng đế chế Hung Nô không chỉ là sự chắp vá của các nhóm thống nhất bởi một nguyên nhân chung theo tác giả nghiên cứu Choongwon Jeong, phó Giáo sư khoa học sinh học tại Đại học Quốc gia Seoul.
Sự đa dạng di truyền được tìm thấy trong các cộng đồng riêng lẻ, cho thấy rằng đế chế Hung Nô không chỉ là sự chắp vá của các nhóm thống nhất bởi một nguyên nhân chung theo tác giả nghiên cứu Choongwon Jeong, phó Giáo sư khoa học sinh học tại Đại học Quốc gia Seoul.
Trong số những ngôi mộ được nghiên cứu, những ngôi mộ có địa vị cao nhất thuộc về phụ nữ, cho thấy rằng họ đóng một vai trò đặc biệt quyền lực trong xã hội Hung Nô.
Trong số những ngôi mộ được nghiên cứu, những ngôi mộ có địa vị cao nhất thuộc về phụ nữ, cho thấy rằng họ đóng một vai trò đặc biệt quyền lực trong xã hội Hung Nô.
Những chiếc quan tài được chạm khắc tinh xảo bằng biểu tượng Mặt Trời và Mặt Trăng bằng vàng - vốn là biểu tượng quyền lực của người Hung Nô. Một ngôi mộ thậm chí chứa hài cốt của sáu con ngựa và một cỗ xe.
Những chiếc quan tài được chạm khắc tinh xảo bằng biểu tượng Mặt Trời và Mặt Trăng bằng vàng - vốn là biểu tượng quyền lực của người Hung Nô. Một ngôi mộ thậm chí chứa hài cốt của sáu con ngựa và một cỗ xe.
Bryan Miller, nhà khảo cổ học tại Đại học Michigan cho biết: “Những người phụ nữ ưu tú này sở hữu những đồ vật không chỉ để thể hiện địa vị của họ (ví dụ như thắt lưng, vòng cổ...) mà còn để phô bày quyền lực của mình”.
Bryan Miller, nhà khảo cổ học tại Đại học Michigan cho biết: “Những người phụ nữ ưu tú này sở hữu những đồ vật không chỉ để thể hiện địa vị của họ (ví dụ như thắt lưng, vòng cổ...) mà còn để phô bày quyền lực của mình”.
Theo Miller, họ rất được tôn kính với nhiều lễ vật từ tất cả những người tham dự đám tang của họ, thể hiện tầm quan trọng của họ trong xã hội Hung Nô.
Theo Miller, họ rất được tôn kính với nhiều lễ vật từ tất cả những người tham dự đám tang của họ, thể hiện tầm quan trọng của họ trong xã hội Hung Nô.
Nghiên cứu cũng tiết lộ thông tin về cuộc sống của trẻ em Hung Nô. Các cậu bé vị thành niên, tương tự như đàn ông, được chôn cùng với cung tên trừ những bé trai dưới 11 tuổi.
Nghiên cứu cũng tiết lộ thông tin về cuộc sống của trẻ em Hung Nô. Các cậu bé vị thành niên, tương tự như đàn ông, được chôn cùng với cung tên trừ những bé trai dưới 11 tuổi.
Ursula Brosseder, nhà khảo cổ học thời tiền sử tại Đại học Bonn, cho biết nghiên cứu đã cung cấp cái nhìn sâu sắc hơn về kết cấu xã hội của người Hung Nô, sử dụng di truyền học như một công cụ để tìm hiểu.
Ursula Brosseder, nhà khảo cổ học thời tiền sử tại Đại học Bonn, cho biết nghiên cứu đã cung cấp cái nhìn sâu sắc hơn về kết cấu xã hội của người Hung Nô, sử dụng di truyền học như một công cụ để tìm hiểu.
Người Hung Nô đã để lại một di sản mạnh mẽ truyền cảm hứng cho các chế độ du mục sau này bắt nguồn từ thảo nguyên Á-Âu như người Mông Cổ và Thành Cát Tư Hãn.
Người Hung Nô đã để lại một di sản mạnh mẽ truyền cảm hứng cho các chế độ du mục sau này bắt nguồn từ thảo nguyên Á-Âu như người Mông Cổ và Thành Cát Tư Hãn.
Mời quý độc giả xem video: Những tượng đá gây tranh cãi trong di tích lịch sử quốc gia | VTV24.

GALLERY MỚI NHẤT