(Kiến Thức) - Nọc độc rắn Mamba đen phá hủy thần kinh một cách nhanh chóng, là cơn ác mộng đối với các loài động vật và con người ở châu Phi.
Duy Huệ (TH)
Xem clip: Cận cảnh loài rắn Mamba đen gây ác mộng cho người dân châu Phi (nguồn video: Animal Planet)
Video về loài rắn độc Mamba đen do tờ báo Animal Planet thực hiện. Ngay từ những hình ảnh mở đầu là những thước phim ám ảnh về sự tấn công kinh hoàng của loài rắn độc. Chúng là nỗi khiếp đảm của người dân ở vùng rừng rậm châu Phi. Ngay trong đêm tối, chúng có thể lẻn vào nhà dân, tấn công và giết chết người bằng nọc độc.
Loài rắn Mamba đen có thể chồm lên cao khoảng cách bằng 1/3 chiều dài cơ thể
Rắn Mamba đen nổi tiếng hung hăng và có nọc rất độc, là một trong những loài rắn độc nhất thế giới. Chúng sẽ tấn công ngay cả khi không bị gây hấn. Rắn Mamba đen có khả năng chồm lên cao khoảng cách bằng 1/3 chiều dài cơ thể.
Nó là loài rắn độc có mật độ tấn công chính xác đến không ngờ, và là loài rắn nhanh nhất trong các loài rắn trên cạn với vận tốc đạt khoảng 20km/giờ.
Nó được gọi là Mamba đen vì trong mỏm có màu đen. Loài rắn này sống chủ yếu trong các bui cây ở miền đông Châu Phi. Nọc độc rắn Mamba đen có thể giết chết một con người trong 30 phút đến 2 giờ.
Nạn nhân sau khi bị Mamba đen cắn sẽ trải qua một cảm giác ngứa ran trong miệng và tứ chi, sốt, tiết nước bọt quá mức, đau bụng dữ dội, nôn, sốc, tê liệt, bị co giật, ngừng hô hấp, hôn mê và tử vong.
(Kiến Thức) - Bất kỳ ai cũng kinh khiếp trước màn trình diễn nuốt hàng chục con rắn đuôi chuông nổi tiếng hung hãn và cực độc trong miệng của ông Jackie.
Xem clip: Người đàn ông nuốt rắn độc vào miệng lập kỷ lục (nguồn: Youtube)
Ông Jackie Bibby, còn được gọi là Người rắn Texas (The Texas Snake Man) vô cùng nổi tiếng trong cộng đồng mê rắn vì biệt tài nuốt đến hàng chục con rắn đuôi chuông độc trong miệng. Ông Jackie có thể nuốt chửng hàng chục con rắn độc trong miệng mà không hề sợ hãi, trong khi người xung quanh thì gào thét vì quá đáng sợ.
Màn nuốt rắn ghê rợn của Jackie.
Ông Jackie Bibby từng xác lập kỷ lục thế giới về việc ngậm nhiều con rắn đuôi chuông trong miệng suốt 10 giây vào năm 2009. Ngoài khả năng nuốt rắn độc trong miệng, ông Jackie còn có màn trình diễn rợn tóc gáy nằm trong một cái bồn tắm trong suốt cùng 87 con rắn trong 45 giây.
Theo các nhà nghiên cứu, hầu hết những con rắn đuôi chuông đều nổi tiếng hung hãn và cực độc. Lượng nọc độc của chúng có thể nhanh chóng làm tê liệt hệ thần kinh của các con mồi, sau đó khiến cho tim nạn nhân ngừng đập chỉ một vài phút sau khi bị cắn. Còn đối với con người bị cắn bởi rắn đuôi chuông, chất độc từ răng nanh của chúng sẽ ngấm vào vết thương, vào máu, làm phá vỡ các tế bào thành mạch và gây ra hiện tượng chảy máu bên trong rất nguy hiểm.
Trong một số trường hợp, vết cắn của rắn đuôi chuông có thể dẫn tới tử vong cho con người.
Theo lời ông Jackie, bí quyết để rắn đuôi chuông không cắn là phải giữ bình tĩnh tuyệt đối và không được cử động. Những chuyển động đột ngột sẽ khiến lũ rắn giật mình sợ hãi.
Một số hình ảnh ông Jackie trình diễn nuốt rắn độc:
(Kiến Thức) - Nọc rắn độc Russell's Pit Viper được chiết xuất, đem nhỏ vào một cốc máu, tạo ra phản ứng hóa học vô cùng ghê sợ.
Rắn độc Russell's Pit Viper là một thủ phạm chịu trách nhiệm đối với hàng ngàn ca tử vong mỗi năm ở khu vực Đông Nam Á, và khiến rất nhiều nạn nhân lâm vào tình trạng bị di chứng làm thay đổi cơ thể từ người lớn thành ra như một đứa trẻ. Những hình ảnh sau đây sẽ cho thấy phản ứng giữa nọc độc loài rắn Russell's Pit Viper với máu người.
Sau khi nắm chặt đầu của con rắn cực độc, người đàn ông chuẩn bị trích xuất lấy nọc độc của nó.
Người đàn ông bóp miệng con rắn, ấn mạnh cắm răng nọc của nó vào lọ có màng bọc trích lấy nọc độc.
Bạn có thể thấy cận cảnh từng giọt nọc độc của rắn nhỏ xuống. Nọc của nó chỉ ra khoảng vài ml mỗi con, nhưng sức tàn phá thì cực kỳ khủng khiếp.
Sau khi chích lấy nọc độc xong, người đàn ông thả rắn trở lại bình và buộc chặt nắp. Rắn độc Russell's Pit Viper được xếp vào hàng Tứ Độc ở Ấn Độ (gồm hổ mang Ấn Độ, cạp nong, hổ bướm và rắn lục hoa cân).
Để lấy nọc độc ra thử nghiệm, người ta dùng ống tiêm hút ra một cách cẩn thận. Việc lấy nọc rắn là một nghề cực kỳ nguy hiểm và nhiều rủi ro.
Nọc độc máu được nhỏ vào cốc máu và lắc nhẹ. Ngoài việc thay đổi máu của nạn nhân, chất độc của rắn Russell’s Viper còn gây ra chảy máu trong rất nhiều. Từ đó khiến nạn nhân bị xuất huyết tuyến yên, một cơ quan phụ trách sản xuất hormone cho cơ thể, biến nạn nhân hóa thành một đứa trẻ như ở độ tuổi trước dậy thì.
Khi tấn công, rắn độc Russell's Pit Viper có thể tiêm từ 40-70 mg chất độc khiến máu của bạn hóa thành một chất với màng nhớt dày. Hình ảnh cho thấy rõ máu đang từ chất lỏng hóa đông đặc vì ảnh hưởng của chất độc.
(Kiến Thức) - Hình ảnh sông băng Ilulissat tan chảy, nứt vỡ, trôi cuồn cuộn trên mặt nước dưới tác động của nền nhiệt tăng cao khiến người xem lo sợ.
Xem clip: Sông băng tan chảy với tốc độ nhanh "chóng mặt” (nguồn: Business Insider)
Những phân cảnh sông băng nứt vỡ đáng sợ này được tóm gọn từ những cảnh quay trong bộ phim “Chasing Ice” (Theo dòng sông băng), bộ phim tài liệu ghi lại chuyến du hành đến Bắc Cực của nhà khoa học để tìm ra những bằng chứng về biến đổi khí hậu trên Trái đất.
Những khối băng to tan chảy nhanh chóng dưới tác động của nền nhiệt tăng cao.
Trong khoảng thời gian 75 phút, sông băng Ilulissat nứt vỡ, trôi cuồn cuộn trên mặt nước. Bộ phim tài liệu “Theo dòng sông băng” đã đoạt giải thưởng xuất sắc tại Liên hoan phim Sundance 2012 và được chọn là các tài liệu hay nhất từ Hiệp hội Báo chí quốc tế, giành được hơn 30 giải thưởng khác.
Các sông băng trên thế giới đang ngày càng khuyết dần dưới tác động của nền nhiệt tăng cao. Những cảnh quay khiến người xem phải kinh ngạc trước những khoảnh khắc thiên nhiên tươi đẹp và rồi bừng tỉnh trong nuối tiếc khi những cảnh sắc ấy dần biến mất và lo sợ về tương lai của Trái đất.
Thế giới có rất nhiều loài rắn, nhiều loài vô hại nhưng cũng có những loài sở hữu nọc độc cực mạnh có thể lấy đi sinh mạng của con người nhanh chóng chỉ với một lượng độc tố nhỏ.
Đây là một khám phá đặc biệt vì cá cóc sần Ngọc Linh là một trong những loài có màu sắc sặc sỡ nhất trong chi Tylototriton, và cũng là lần đầu tiên loài cá cóc được ghi nhận ở Tây Nguyên.
Cầy hương Madagascar là một loài động vật đặc hữu của Madagascar, được biết đến với một đặc điểm sinh sản độc đáo là khả năng giao phối kéo dài tới 8 giờ.
Tấm vải được các chuyên gia nghiên cứu, đánh giá kỹ lưỡng và kết luận, đây là một tấm vải gấm có lịch sử hàng nghìn năm, với dòng chữ từ xa xưa được giữ nguyên vẹn đến ngày nay.
Việc này giúp họ tránh những biến đổi sinh lý gây khó khăn trong công việc. Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc lâu dài có thể gây mất cân bằng nội tiết và tăng nguy cơ mắc bệnh.
Chuột Trường Sơn, còn được gọi là Annamite Rat, là một loài thú quý hiếm, bất ngờ tái xuất hiện tại rừng Trường Sơn, Việt Nam sau khoảng 11 triệu năm tưởng chừng đã tuyệt chủng.
Mặt Trời - ngôi sao trung tâm của hệ Mặt Trời - không chỉ là nguồn sống của Trái Đất mà còn là đối tượng nghiên cứu hấp dẫn, giúp chúng ta hiểu hơn về vũ trụ.
Tại Nam Cực, các chuyên gia phát hiện một đỉnh núi có hình dáng khá giống kim tự tháp. Điều này khiến những người theo thuyết âm mưu cho rằng, kiến trúc bí ẩn này liên quan đến người ngoài hành tinh.
Sáng 13/1, Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương Đảng tổ chức Hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia.
Tại triển lãm CES 2025 diễn ra ở Texas (Mỹ), hãng công nghệ Urtopia (trụ sở tại Hong Kong, Trung Quốc) đã gây chú ý khi cho ra mắt một mẫu xe đạp điện Titanium Zero với động cơ siêu nhỏ.
Loài cây quen thuộc với người Việt Nam có chất kịch độc có thể gây chết người. Bất kể bộ phận nào của cây đều có độc tố, nhưng không phải ai cũng biết về sự nguy hiểm của nó.
Với hình dáng tuyệt đẹp và cực hiếm gặp, pallasite được cho là thiên thạch đẹp nhất, thậm chí hiếm hơn cả kim cương. Đến nay, giới khoa học tranh cãi về nguồn gốc của pallasite.
Mặc dù gia nhập thị trường ôtô tương đối muộn hơn so với nhiều cái tên khác tại Trung Quốc, thế nhưng hãng điện tử Xiaomi đang đạt được những đột phá hết sức đáng nể ở khía cạnh khoa học kỹ thuật
Công nghệ lượng tử đang ngày càng phát triển và có tiềm năng ứng dụng trong nhiều lĩnh vực, bao gồm cả đồng hồ dân dụng. Sau đây là một số điều thú vị về việc ứng dụng công nghệ lượng tử vào đồng hồ.
Vượt lên tuổi thơ nghèo khó ở trung du, Phú Thọ, PGS.TS Phạm Minh Sơn đã trở thành nhà khoa học được thế giới công nhận, góp phần làm rạng danh người Việt trên trường quốc tế.
Sử dụng AI và tia X độ phân giải cao, Brent Seales và nhóm nghiên cứu tại ĐH Kentucky đã giải mã thành công hơn 2.000 ký tự từ các cuộn giấy Herculaneum bị carbon hóa, mở ra kho tàng thông tin cổ xưa.
Nhóm nghiên cứu tạo máy phát điện từ lá sen ước tính, nếu triển khai công nghệ này trên quy mô lớn với nhiều loại thực vật khác nhau, sản lượng điện hàng năm có thể cung cấp điện cho hàng triệu hộ gia đình.
GS Trần Thế Truyền cho hay, AI làm thay đổi cách nhìn nhận về nhân tài, những người có khả năng đáp ứng nhanh trước sự thay đổi sẽ được đánh giá cao hơn và sẽ sống sót trong sự đào thải của khoa học kỹ thuật.