9 lỗi thường gặp khi dùng máy xay sinh tố

9 lỗi thường gặp khi dùng máy xay sinh tố

(Kiến Thức) - Máy xay sinh tố sẽ nhanh "ngỏm" hoặc mang bệnh tật đến cho bạn nếu những lỗi nhỏ khi xài máy không được nhanh chóng khắc phục.

 1. Không rửa máy xay ngay sau khi dùng. Sau khi sử dụng, bạn nên ngâm và làm sạch máy ngay, để thực phẩm không bám lại, vừa là môi trường tốt cho vi khuẩn gây bệnh phát sinh, vừa khó rửa sạch.
1. Không rửa máy xay ngay sau khi dùng.
Sau khi sử dụng, bạn nên ngâm và làm sạch máy ngay, để thực phẩm không bám lại, vừa là môi trường tốt cho vi khuẩn gây bệnh phát sinh, vừa khó rửa sạch.
 2. Không rút phích cắm điện khi kiểm tra thiết bị Trước khi tháo lắp các bộ phận, bạn cần rút phích điện để tránh trường hợp nhấn phải nút khởi động gây vỡ máy và nguy hiểm.
2. Không rút phích cắm điện khi kiểm tra thiết bị
Trước khi tháo lắp các bộ phận, bạn cần rút phích điện để tránh trường hợp nhấn phải nút khởi động gây vỡ máy và nguy hiểm.
 3. Không kiểm tra máy trước khi dùng Trước khi bật máy, bạn kiểm tra bộ phận đã được lắp ráp chính xác, trùng khớp hay chưa, tránh làm vỡ vỏ nhựa phía ngoài hoặc máy không hoạt động, cháy máy.
3. Không kiểm tra máy trước khi dùng
Trước khi bật máy, bạn kiểm tra bộ phận đã được lắp ráp chính xác, trùng khớp hay chưa, tránh làm vỡ vỏ nhựa phía ngoài hoặc máy không hoạt động, cháy máy.
 4. Không phân loại đồ bỏ vào máy xay Máy sẽ không thể xay đều các nguyên liệu có độ cứng khác nhau, thậm chí khiến lưỡi dao bị cong, gãy. Tốt hơn bạn xay đồ cứng trước, dùng đúng lưỡi dao theo hướng dẫn. Nước hoặc đá viên nên được bỏ vào sau cùng, để định lượng mức nước phù hợp.
4. Không phân loại đồ bỏ vào máy xay
Máy sẽ không thể xay đều các nguyên liệu có độ cứng khác nhau, thậm chí khiến lưỡi dao bị cong, gãy. Tốt hơn bạn xay đồ cứng trước, dùng đúng lưỡi dao theo hướng dẫn. Nước hoặc đá viên nên được bỏ vào sau cùng, để định lượng mức nước phù hợp.
 5. Lạm dụng máy xay đa năng Không nên dùng cối xay đồ khô của dòng máy đa năng để xay nguyên liệu cứng như cua, vì cốc nhựa dễ trầy xước và lưỡi dao xay có thể bị mẻ, cong.
5. Lạm dụng máy xay đa năng
Không nên dùng cối xay đồ khô của dòng máy đa năng để xay nguyên liệu cứng như cua, vì cốc nhựa dễ trầy xước và lưỡi dao xay có thể bị mẻ, cong.
 6. Xay đồ sống và chín lẫn lộn Hoặc là xay đồ chín hoặc chỉ xay đồ sống, có như vậy mới đảm bảo vệ sinh, tránh nhiễm khuẩn chéo, nhất là khi bạn xay đồ ăn cho trẻ em.
6. Xay đồ sống và chín lẫn lộn
Hoặc là xay đồ chín hoặc chỉ xay đồ sống, có như vậy mới đảm bảo vệ sinh, tránh nhiễm khuẩn chéo, nhất là khi bạn xay đồ ăn cho trẻ em.
 7. Không lau máy thật khô Sau khi rửa máy, bạn đừng quên úp máy xuống hoặc dùng khăn mềm lau khô dao, bình đựng, nếu đậy nắp ngay sẽ có mùi khó chịu.
7. Không lau máy thật khô
Sau khi rửa máy, bạn đừng quên úp máy xuống hoặc dùng khăn mềm lau khô dao, bình đựng, nếu đậy nắp ngay sẽ có mùi khó chịu.
 8. Để máy hoạt động liên tục Đặc biệt, khi thấy máy có dấu hiệu nóng, bạn nên ngưng dùng 1- 2 phút rồi sử dụng tiếp, không nên xay quá lâu (thường dùng từ 30 giây đến 1 phút).
8. Để máy hoạt động liên tục
Đặc biệt, khi thấy máy có dấu hiệu nóng, bạn nên ngưng dùng 1- 2 phút rồi sử dụng tiếp, không nên xay quá lâu (thường dùng từ 30 giây đến 1 phút).
 9. Dùng chất tẩy rửa mạnh Để máy được bền, bạn không nên cọ rửa bình đựng bằng giẻ sắt, hoặc dùng chất tẩy có tính ăn mòn. Ngoài ra, với bình đựng bằng nhựa, nên cẩn trọng khi tráng lại bằng nước nóng, để chúng không bị nứt.
9. Dùng chất tẩy rửa mạnh
Để máy được bền, bạn không nên cọ rửa bình đựng bằng giẻ sắt, hoặc dùng chất tẩy có tính ăn mòn. Ngoài ra, với bình đựng bằng nhựa, nên cẩn trọng khi tráng lại bằng nước nóng, để chúng không bị nứt.

GALLERY MỚI NHẤT