Chỉ còn không lâu nữa là chúng ta khép lại năm cũ, đón chào năm mới. Và năm mới này, gia chủ sẽ vô cùng thịnh vượng nếu như tránh được kiêng kỵ trên bàn thờ ngày Tết.
Bàn thờ là tầng trời - nơi ở thần linh, tổ tiên. Một nguyên tắc đã là nơi tầng trời thì bàn thờ nhất định phải chay tịnh, chỉ có quyền được đặt đồ lễ, giới hạn để tạo nên một sự thiêng liêng.
Biểu hiện của tầng trời là mặt trời, mặt trăng được tượng trưng bằng hai cây nến hoặc hai cây đèn hai góc phía ngoài. Và tinh tú là những nén hương được thắp ở bát hương chính giữa và có hương vòng chạy ngược chiều kim đồng hồ.
Như vậy mặt trời ở bên trái của bàn thờ và mặt trăng ở bên phải, còn tinh tú là ở giữa.
Nguyên tắc bày trí bàn thờ
Điều mọi người cần chú ý đầu tiên là bàn thờ phải nhìn về hướng Nam. Đây là hướng tốt nhất vì hướng nam là hướng của trí tuệ, thần linh để diệt trừ mầm mống tội ác.
Ảnh minh họa. |
Thứ 2, trên bàn thờ, ở phía trái đặt một bình lớn và ở bên phải là đặt mâm ngũ quả. Bình lớn là biểu tượng cho tính chất, cốt lõi của đạo gia. Thường thường, bình lớn đó cả năm chỉ để không. Tuy nhiên, trong ngày Tết người ta có thể cắm được 9 cành huệ, theo quan niệm của người Việt Nam bởi hoa huệ là biểu tượng trí tuệ diệt mầm mống tội ác.
Phía bên phải của ban thờ đặt mâm ngũ quả tượng trưng hạnh phúc ở 5 cung. Mâm ngũ quả ở miền Bắc cúng tổ tiên phải đạt được chuẩn như nhiều hạt, nhiều mắt, nhiều múi, chum quả, nhiều tay,… để biểu hiện cho sự sinh sôi phát triển. Trong đó, màu sắc cũng phải đạt được cho cả ngũ dương, ngũ hành. Ví dụ: nải chuối xanh tượng trưng cho hành mộc, quả bưởi vàng tượng trưng cho hành thổ, quả màu trắng tượng trưng cho hành kim, quả màu đỏ tượng trưng cho hành hỏa.
Theo đó, hàm ý mà con người muốn nhắn gửi cho thần linh qua mâm ngũ quả mong muốn hạnh phúc sẽ viên mãn tròn đầy trong cả năm.
Thứ 3, trên bàn thờ người ta còn đặt lọ hoa ngày Tết bởi vậy lọ hoa đó phải có một bông hoa chủ. Bông hoa chủ sẽ tượng trưng cho mặt trời màu đỏ hoặc màu vàng, còn màu trắng cho mặt trăng. Các hoa nhỏ xung quanh là tượng cho tinh tú. Vì thế, 2 lọ hoa ấy như muốn xin các thần linh về với gia đình cả ngày cả đêm.
Một không đặt bàn thờ cạnh nhà tắm, đối diện nhà bếp, dưới xà hay cầu thang
Tuyệt đối không để bàn thờ sát cạnh nhà tắm, bởi lâu nay vẫn quan niệm rằng phòng tắm là nơi trút bỏ ô uế, vì vậy, nếu đặt bàn thờ cạnh nơi này sẽ làm mất đi không khí tôn nghiêm. Cũng tránh đạt đối diện hay quay lưng với nhà bếp vì gia đình dễ bất hòa. Nếu phía trên ban thờ có xà nhà có thể khiến chủ nhân dễ bị đau đầu, cuộc sống vất vả.
Hai không xê dịch bát cắm hương sau khi đã lau dọn xong bàn thờ ngày Tết
Khi lau bát cắm hương ngày Tết nên lưu ý không được xê dịch mà chỉ được lau bằng khăn ướt vắt ráo. Khi dọn, rút chân hương, gia chủ không nêndọn rút cùng một lúc hết các cây, mà chỉ nên rút từng cây cho đến khi còn lại khoảng 9 cây chân hương đẹp thì dừng lại. Những chân hương đã rút bỏ phải được hóa vàng, mang ra suối hoặc sông để dải, không được vứt lung tung.
Ba không để bàn thờ bụi bẩn, phải thường xuyên lo hương khói
Chủ nhà cần phải thường xuyên lau dọn và thắp hương bàn thờ. Điều này đặc biệt quan trọng bởi qua đó thể hiện sự biết ơn, kính trọng ông bà tổ tiên. Nếu bàn thờ hướng trực tiếp ra cửa chính. Đèn trên bàn thờ luôn bật sáng để thu hút năng lượng dương.
Bốn không kê bàn thờ ngược với hướng nhà
Ban thờ nên quay ra cửa chính, không nên ngược với hướng nhà. Nếu không có thể gây ra âm dương tương phản, dễ gây bất trắc, nô bộc phản bội hoặc con cái không hiếu thuận, tài vận và gia vận bị ảnh hưởng.
Năm không thờ cùng 1 lúc 3 họ trở lên
Nhiều gia đình có thói quen thờ cúng một lúc nhiều họ, tốt nhất chỉ nên thờ họ của gia chủ, phạm phải điều này gia đình thường loạn, vận may giảm sút.
Sáu không đặt bát hương
Không nên đặt lại bát hương. |
Bát hương ngày Tết cũng là điều mỗi gia đình cần hết sức chú ý. Trong mỗi nhà chỉ nên đặt từ 2 đến 3 bát hương trên một bàn thờ. Trong đó: – Một bát hương thờ ngũ vị thần tài để ở vị trí cao nhất.
– Một bát hương thờ gia tiên, tổ phụ, các bậc bề trên.
– Một bát thờ huynh đệ, tỷ muội, con cháu.
Bảy không để bài vị tổ tiên cao hơn tượng Thần, Phật
Khi dọn bàn thờ ngày Tết, tuyệt đối không để bài vị tổ tiên đặt cao hơn tượng Thần, Phật vì như vậy sẽ khiến trong nhà “hạ phạm thượng”, “nô phụ chủ”, “thiên địa điên đảo”, “Nữ cường nam suy”.
Tám không dùng hoa giả
Hoa trên bàn thờ ngày Tết nên dùng hoa thật, tránh dùng hoa giả. Bởi theo quan niệm dân gian, hoa cúng là biểu hiện tấm lòng của con cái đối với ông bà, tổ tiên, nên không dùng lễ giả để biểu thị tấm lòng chân thật. Ngoài ra, trên bàn thờ ngày Tết cũng nên tránh sử dụng các loại hoa: hoa ly, hoa nhài, hoa râm bụt, cúc vạn thọ, hoa đại,…
Chín không dùng chổi, khăn dùng lau dọn bàn thờ để quét, lau nhà
Chổi và khăn khi dùng để lau dọn bàn thờ phải được chuẩn bị riêng, không chung đụng. Bởi bàn thờ là nơi thiêng liêng, phải tránh uế tạp.
(Thông tin trong bài chỉ mang tính tham khảo, cung cấp nội dung khoa học phong thủy cho bạn đọc).