9 điều sau đây sẽ cho bạn cái nhìn khác về Trung Quốc cổ đại

Trung Quốc cổ đại thì quả là có nhiều điều lạ lùng mà đến nay con người vẫn chưa thể lý giải được.

9 điều sau đây sẽ cho bạn cái nhìn khác về Trung Quốc cổ đại
1. Phụ nữ thời Tống 14 tuổi mà chưa kết hôn sẽ phải chịu phạt
Trung Quốc cổ đại thời Tống, con trai 15 tuổi phải cưới vợ, con gái 13 tuổi phải kết hôn, Minh Thái Tổ quy định nam 16 tuổi chưa kết hôn, nữ 14 tuổi chưa gả cho ai, khi đến tuổi quy định mà không kết hôn, nhất định phải bị phạt tiền.
Vào thời nhà Hán, khi hoàng đế Lí Huệ trị vì, nhà nào có con gái trên 15 tuổi chưa lập gia đình sẽ bị phạt 600 quan tiền, còn trong triều đại nhà Đường, con trai trên 20 tuổi chưa kết hôn, con gái tuổi từ 15 trở lên mà không kết hôn cũng sẽ bị xử phạt.
9 dieu sau day se cho ban cai nhin khac ve Trung Quoc co dai
 
2. Trung Quan thôn vốn là nhà dưỡng lão cho thái giám
Một vài thập kỷ trước đây, Trung Quan thôn vốn là một nghĩa địa hoang vu, chủ yếu là mộ thái giám. Thời nhà Minh và Thanh, thái giám được gọi là “Trung Quan”, do đó, đây được gọi là “Trung Quan mộ.”
Thái giám được lập đền và dưỡng lão trong trang viên này. Ngoài ra vì các thái giám được gọi là “Trung Quan” nên sau này nơi đây được chọn để xây viện khoa học quốc gia. Vì thấy hai chữ “Trung Quan” không tốt nên đã được đổi thành “thôn Trung Quan”.
3. Vợ của Khổng Minh Gia Cát Lượng xấu “ mà chê quỷ hờn”
Người ta đọc, xem Tam Quốc Diễn Nghĩa, vốn chỉ biết đến cái tên Khổng Minh Gia Cát Lượng là người tài trí, mưu lược, không mấy ai để ý tới người vợ bên cạnh ông. Bởi trong phim ảnh cũng không nhắc nhiều tới người phụ nữ này.
Tương truyền, bà là người phụ nữ hình dáng thô kệch, thấp bé đen gầy, khuôn mặt đầy rỗ, tuy nhiên lại tài giỏi phi thường. Khổng Minh đã bất chấp mọi tin đồn không hay về nhan sắc của bà và đến cầu hôn! Dù ngoại hình xấu xí nhưng bà lại là người phụ nữ cực kỳ chu đáo, ân cần với chồng.
4. “Ghen tuông” bắt nguồn từ triều đại nhà Đường
Trong 22 năm làm tể tướng, Phòng Huyền Linh là một người sáng lập quan trọng của triều đại nhà Đường. Đường Thái Tông (Lý Thế Dân) đã lập bảng công thần, ban cho Phòng tể tướng hai mỹ nữ vô cùng xinh đẹp. Tuy nhiên phu nhân của tể tướng là Lư Thị lại vô cùng phiền não, không muốn cho hai mỹ nữ kia bước vào nhà.
Phòng tể tướng triều nhà Đường
Lý Thế Dân bèn sai người mang đến cho Phòng phu nhân một chén giấm, giả làm chén thuốc độc rồi hạ chỉ rằng: Môt là phải nhận mỹ nữ, hai là uống rượu độc. Lúc đó, Phòng phu nhân đã không ngần ngại chọn uống độc rượu, nhưng thực ra đó chỉ là một chén giấm. Thái Tông không còn cách nào khác đành thu hồi hai người đẹp về. Từ “ghen tuông” bắt nguồn từ điển tích này. Trong tiếng Hán, “ghen tuông” là “cật thố” theo nghĩa gốc là “uống giấm”.
Cũng từ đó, người ta còn dùng từ “giấm chua” để nói về những người vợ ghen.
5. Cao Cầu vốn là thư đồng của Tô Đông Pha
Cao Cầu vốn có tiểu sử từ nhà Tô Đông Pha, tức là thư đồng, là người thông minh, giỏi việc chép sách. Khi Tô Thức bị điều chuyển cho phủ Trung Sơn, liền tiến cử Cao Cầu với Tăng Bố, nhưng Tăng Bố từ chối nên ông lại gửi Cao Cầu cho cho bạn mình là tiểu vương Đô thái úy Vương Sân (Vương Phổ Khanh). Có lần Vương Hứa muốn tặng con dao quý cho Vương Triệu liền sai Cao Cầu đem đi tặng.
9 dieu sau day se cho ban cai nhin khac ve Trung Quoc co dai-Hinh-2
 
Đúng lúc Kháp Trùng Đoan Vương đang đá cầu, đây là cơ hội để Cao Cầu thể hiện kỹ năng ưu tú của mình, từ đó giành được sự yêu thích của Triệu Cát. Về sau ông ở bên cạnh Đoạn vương. Sau khi Triệu Cát lên ngôi vương, Cao Cầu ngày càng thăng quan tiến chức.
6. Diêm Vương hóa ra không phải là một người
Chúng ta thường cho rằng Diêm Vương là một người, nhưng thực ra lại là mười người. Thập Điện Diêm La là 10 Diêm Vương cai quản địa ngục được nhắc đến trong sách Phật. Việc này đã được đề cập đến vào cuối thời kỳ nhà Đường.
Các Diêm Vương bao gồm: Tần Quảng Vương, Sở Giang Vương, Tống Đế Vương, Ngũ Quan Vương, Diêm La Vương, Hạ Thành Vương, Tần Sơn Vương, Bình Đẳng Vương, Đô Thị Vương, Luân Hồi Vương. 10 Diêm Vương thuộc 10 điện khác nhau, cho nên gọi là Thập Điện Diêm Vương.
7. “Hậu” vốn dĩ là danh hiệu của Hoàng đế
Từ “Hậu” khiến chúng ta liên tưởng đến hoàng hậu, thái hậu,… Nhưng vào thời thượng cổ, Hậu là để biểu thị nam giới, hóa thân của quyền lực, tượng trưng cho Hoàng đế, Thiên tử. Danh xưng Hậu vẫn được lưu truyền cho đến thời nhà Chu. Năm đó, vợ của Thiên tử gọi là Phi, còn Hậu được gọi là Hoàng đế và được dùng trong cung đình hơn 360 năm.
Đến thời Chu, Phi mới đổi thành Hậu. Khi Tần Thủy Hoàng thống nhất 6 nước, Thiên tử gọi là Hoàng đế, vợ chính của Thiên tử được gọi là Hoàng hậu .
8. Tuẫn táng cùng vua
Tuẫn táng là nếu vua chết thì các phi tần của vua phải chết theo
Trong hàng ngàn năm lịch sử phong kiến Trung Quốc, Minh triều là một triều đại mà ở đó, quy định bắt phi tần, cung nữ tuẫn táng theo vua thịnh hành bậc nhất. Và cũng chính triều đại nhà Minh đã kết thúc sự độc ác của việc bắt phi tần chôn theo vua này.
9. Nguồn gốc “Nhị oa đầu”
Thời nhà Thanh, kinh thành mở cuộc luận đàm nhằm nâng cao chất lượng rượu. Thường khi chưng, cần chưng cất mới có mùi thơm; lần đầu tiên nước lạnh trong nồi được gọi là “nước rượu đầu”, lần thứ ba thay nước gọi là “nước rượu cuối”, tiếp theo sẽ đến công việc khác.
Bởi vì nước nồi đầu tiên và thứ ba khi nguội sẽ có tạp chất, chỉ sau khi đổ vào nồi thứ hai mới có thể thành rượu. Cho nên loại rượu này được gọi là “Nhị oa đầu”.

5 vị quân sư tài giỏi nhất lịch sử Trung Hoa cổ đại

Họ điều là những vị quân sư tài giỏi bậc nhất trong lịch sử Trung Hoa cổ đại khi sở hữu tài nghệ và mưu lược hơn người, khiến đời sau muôn phần khâm phục.

5 vị quân sư tài giỏi nhất lịch sử Trung Hoa cổ đại
KHƯƠNG TỬ NHA (1156 – 1017 TCN)

Ảnh độc về lễ đăng cơ năm 1915 của Viên Thế Khải

(Kiến Thức) - Từng đăng cơ xưng đế, xây dựng đế quốc Trung Hoa nhưng Viên Thế Khải đã không vượt qua được tham vọng của bản thân nên chưa thành đại nghiệp.

Ảnh độc về lễ đăng cơ năm 1915 của Viên Thế Khải
Anh doc ve le dang co nam 1915 cua Vien The Khai
Viên Thế Khải được đánh giá là một nhà chính trị có mưu lược, nhưng lại không vượt qua được ham muốn danh vọng của bản thân nên cuối cùng vẫn không giúp được đất nước Trung Hoa thoát khỏi nội chiến. 

Những khiếm khuyết không ngờ của Tứ đại mỹ nhân Trung Hoa

Tứ đại mỹ nhân Trung Hoa nổi tiếng lịch sử cũng có những khuyết điểm không ai ngờ tới.

Những khiếm khuyết không ngờ của Tứ đại mỹ nhân Trung Hoa
Thế giới từng biết đến đất nước Trung Hoa với Tứ đại phát minh: giấy viết, la bàn, thuốc súng và kỹ thuật in ấn. Nổi tiếng không kém Tứ đại phát minh, Trung Hoa còn được nhắc đến với Tứ đại mỹ nhân làm thay đổi lịch sử: Tây Thi, Vương Chiêu Quân, Điêu Thuyền, Dương Quý Phi. Tương truyền, tứ đại mỹ nhân đẹp đến mức “chim sa, cá lặn”. Thế nhưng ít ai biết rằng, trên cơ thể của họ cũng có những “điểm xấu”. Người Trung Hoa có câu “Đến ngọc còn có tì vết huống chi con người” quả thực không sai! Tây Thi
Nhung khiem khuyet khong ngo cua Tu dai my nhan Trung Hoa
 
Tây Thi là một cô gái Triết Giang. Tương truyền, mỗi ngày cô đều đến hồ nước giặt quần áo, bóng cô soi trên mặt nước trong suốt làm cô càng thêm xinh đẹp. Cá nhìn thấy cô, say mê đến quên cả bơi, dần dần lặn xuống đáy hồ. Từ đó, người ta ca tụng cô là “Tây Thi trầm ngư”. Nhưng có một lần, Tây Thi đến bên hồ, trong lúc tâm trạng vui vẻ, cô đưa chân xuống nghịch nước, cá nhìn thấy đôi chân to của cô giật mình thất vọng, lặn luôn xuống đáy hồ! Để mọi người không nhìn thấy đôi chân to của mình, Tây Thi tự sáng tạo nên một loại quần dài, không những che đi đôi chân to, còn tạo cho cô dáng đi thướt tha uyển chuyển! Vương Chiêu Quân
Nhung khiem khuyet khong ngo cua Tu dai my nhan Trung Hoa-Hinh-2
 
Nổi tiếng là một mỹ nhân vừa đoan trang vừa thông minh trong lịch sử. Cô có tài năng đặc biệt đánh đàn tì bà. Tiếng đàn da diết ai oán và vẻ đẹp kiều diễm của cô kiến đàn nhạn bay qua cũng thương tâm mà sa xuống đất. Từ  “lạc nhạn” trong câu “Trầm ngư lạc nhạn”  từ đó mà có! Thế nhưng Vương Chiêu Quân có khuyết điểm chính là đôi vai lệch, mặc đồ gì cũng khó. Cô bèn tự thiết kế cho mình chiếc đệm vai hay đôi khi là chiếc áo với phần lông gắn lệch một bên vai để không bị phát hiện. Có truyện cho rằng, đàn nhạn sa xuống chính do chúng nhầm lông trên áo của cô với cỏ, chứ không phải thương tâm gì cả! Điêu Thuyền
Nhung khiem khuyet khong ngo cua Tu dai my nhan Trung Hoa-Hinh-3
 
Điêu Thuyền lại có sở thích ngắm trăng. Tương truyền mỗi lần cô ngắm trăng, mặt trăng cũng phải hổ thẹn trước vẻ đẹp của cô, ẩn mình vào mây. Kỳ thực, Điêu Thuyền lại có đôi tai rất nhỏ. Người xưa vốn xem trọng “tướng”, đôi tai phải to mới có phúc. Để che đi khuyết điểm của mình, ĐiêuThuyền đã nghĩ ra “bông tai”. Những đôi bông tai của cô thường khá nặng và được trang trí cầu kì. Đặc biệt là đôi bông tai chuỗi ngọc của cô lấp lánh dưới ánh trăng, càng làm tăng thêm vẻ đẹp kiều diễm của người con gái này. Dương Quý Phi
Nhung khiem khuyet khong ngo cua Tu dai my nhan Trung Hoa-Hinh-4
 
Dương Quý Phi tên thật là Dương Ngọc Hoàn, vốn là con dâu của Đường Minh hoàng, nhưng vì vua quá yêu nên đã tốn bao tâm cơ để “phù phép” nàng dâu thành quý phi của mình. Dương Quý Phi rất thích đi dạo ở ngự hoa viên. Tương truyền, sắc đẹp của nàng rực rỡ đến nỗi các đoa hoa cũng phải cúi đầu, không dám nở. Dương Quý Phi mang nét đẹp đậm đà theo quan niệm cổ đại. Tuy nhiên, dân gian lại đồn đại do cô có mùi cơ thể không thơm nên hoa không nở nổi, chứ không phải xấu hổ gì cả. Để khắc phục nhược điểm của mình, hằng ngày cô đều đến hái những bông hoa thơm nhất, hòa vào nước tắm. Dân gian cho rằng, đó chính là nguồn gốc của nước hoa ngày nay. Những câu chuyện trên cũng chỉ là dân gian truyền tụng, thực hư thật khó phân giải, vì các mỹ nhân đã sống cách chúng ta hàng nghìn năm. Dẫu sao họ cũng đã được đi vào lịch sử để, thay đổi lịch sử. Bấy nhiêu cũng đủ thấy, dù có “tì vết”, Tứ đại mỹ nhân vẫn là những nhan sắc “ngàn năm hiếm gặp”.

Đọc nhiều nhất

Tin mới