9 dấu hiệu bạn đang uống quá nhiều nước

(Kiến Thức) - Các chuyên gia dinh dưỡng thường nhắc nhở chúng ta uống đủ nước để cơ thể khỏe mạnh. Tuy nhiên, uống quá nhiều nước lại có thể dẫn tới ngộ độc nước, cơ thể mệt mỏi, buồn nôn.

9 dấu hiệu bạn đang uống quá nhiều nước
Luôn cầm chai nước trên tay
Nếu bạn mang theo bình nước cả ngày và lập tức nạp lại khi nó hết thì có thể bạn đã uống quá nhiều nước. Thường xuyên uống nước có thể khiến nồng độ natri trong máu giảm thấp, khiến các tế bào trong cơ thể bạn bị sung nề.
9 dau hieu ban dang uong qua nhieu nuoc
 

Theo Tamara Hew-Butler, một chuyên gia về tập luyện khoa học của ĐH Oakland, điều này có thể gây nguy hiểm khi não bị phù. Bởi hộp sọ chỉ chịu đựng được tối đa độ phồng 8-10% của não bộ.

Uống nước ngay cả khi không khát

Cách tốt nhất để biết liệu cơ thể có cần nước không là cảm giác khát.

9 dau hieu ban dang uong qua nhieu nuoc-Hinh-2
 

“Cơ thể chúng ta lập trình để chống mất nước bởi chúng ta luôn sống trong sợ hãi về tình trạng khan hiếm hay không có đủ nước. Vì vậy cơ thể đã tạo ra cơ chế để bảo vệ khỏi tình trạng mất nước – cảm giác khát. Cơ thể càng cần nhiều nước, cảm giác khát sẽ càng tăng”, Tamara giải thích.

Nước tiểu trong veo

Nếu bạn uống lượng nước vừa phải, nước tiểu sẽ có màu vàng trong suốt. Mặc dù một số người tin rằng nước tiểu trong mới là dấu hiệu của cơ thể đủ nước nhưng thực tế là nếu nước tiểu không có sắc tố thì đó là dấu hiệu bạn đang uống quá nhiều nước.

Đối với hầu hết mọi người, 8-10 ly nước một ngày là bình thường. Đề xuất này phụ thuộc vào chiều cao, trọng lượng và khả năng vận động của từng cá nhân.

Đi tiểu thường xuyên, kể cả trong đêm

Hầu hết mọi người sẽ đi vệ sinh 6-8 lần mỗi ngày. Nếu bạn đi tiểu nhiều hơn 10 lần/ngày thì bạn có thể đã uống nhiều nước hơn cơ thể cần. Để ngăn ngừa tình trạng đi tiểu đêm, cốc nước cuối cùng bạn uống nên trước khi ngủ nên là đôi tiếng để thận có kịp thời gian để lọc nước.

Cảm thấy buồn nôn và nôn

Khi bạn uống quá nhiều nước, thận sẽ không thể loại bỏ nước thừa và nước sẽ bắt đầu “xâm chiếm” các cơ quan khác trong cơ thể. Điều này gây ra một số biểu hiện khó chịu như buồn nôn, nôn và tiêu chảy.

9 dau hieu ban dang uong qua nhieu nuoc-Hinh-3
 

Cảm giác đau đầu cả ngày

Đau đầu là dấu hiệu của thừa nước và mất nước, tương tự như buồn nôn, nôn và tiêu chảy. Khi bạn uống quá nhiều nước, lượng muối trong cơ thể giảm, khiến các tế bào bị phù.

Khi lượng muối trong cơ thể giảm, các tế bào sẽ trương nở. Khi bạn uống quá nhiều nước, kích thước não bộ sẽ tang lên và gây áp lực nội sọ. Điều này có thể gây ra đau đầu và các vấn đề nghiêm trọng hơn như suy giảm trí nhớ, khó thở.

Tay, chân và môi sưng lên

Trong nhiều trường hợp hạ natri máu, môi, tay và chân có thể sung lên hoặc đổi màu. Khi tất cả các tế bào trong cơ thể chứa đầy nước, da của bạn cũng sẽ mọng lên. Những người uống quá nhiều nước cũng có thể tăng cân đột ngột do thừa nước trong máu.

9 dau hieu ban dang uong qua nhieu nuoc-Hinh-4
 

Nếu bạn uống nhiều hơn 10 cốc nước mỗi ngày, thì cần chú ý quan sát chân tay, môi để điều chỉnh lượng nước nạp vào.

Yếu cơ và dễ bị chuột rút

Khi bạn uống quá nhiều nước, lượng chất điện giải trong cơ thể sẽ bị giảm và gây mất cân bằng. Độ điện giải thấp có thể gây tình trạng co cứng cơ, co thắt cũng như gây ra tình trạng mệt mỏi quá mức.

9 dau hieu ban dang uong qua nhieu nuoc-Hinh-5
 

Quá mệt mỏi

Thận của bạn chịu trách nhiệm lọc nước bạn uống qua cơ thể và đảm bảo lượng chất lỏng trong máu được cân bằng. Khi bạn uống quá nhiều nước, thận của bạn phải làm việc nhiều hơn, tạo ra một phản ứng căng thẳng từ hormone khiến cơ thể bạn bị căng thẳng và mệt mỏi.

Điều gì xảy ra khi bạn uống nước nóng cả ngày

(Kiến Thức) - Các nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng uống nước nóng hàng ngày có một số lợi ích riêng cho sức khoẻ của bạn.

Điều gì xảy ra khi bạn uống nước nóng cả ngày
Theo y học cổ đại của Trung Quốc và Ấn Độ, bắt đầu ngày mới với một ly nước nóng cung cấp nhiều lợi ích về sức khoẻ. Uống nước ấm có thể làm giảm nghẹt mũi và thậm chí có thể làm cho bạn cảm thấy thư giãn.
Theo y học cổ đại của Trung Quốc và Ấn Độ, bắt đầu ngày mới với một ly nước nóng cung cấp nhiều lợi ích về sức khoẻ. Uống nước ấm có thể làm giảm nghẹt mũi và thậm chí có thể làm cho bạn cảm thấy thư giãn.

Sau khi ăn bao lâu thì nên uống nước?

Mặc dù các nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc uống đủ nước là điều vô cùng quan trọng để duy trì sức khỏe nhưng có một số thời điểm mà chúng ta không nên uống nước, điển hình là ngay sau khi ăn.

Sau khi ăn bao lâu thì nên uống nước?
Câu hỏi "Nên chờ bao lâu để uống nước sau khi ăn" có lẽ rất nhiều người quan tâm. Mặc dù theo các chuyên gia dinh dưỡng, cơ thể cần nạp khoảng 8 lít nước mỗi ngày hoặc ít hơn (nhiều hơn) tùy thể trạng cơ thể, song ở ba thời điểm trước, trong và sau khi ăn, nước cần được nạp vào cơ thể đúng cách.
Theo Boldsky, bạn nên đợi ít nhất khoảng 30 phút sau khi ăn rồi mới uống nước. Nguyên nhân là vì cơ thể mất khoảng 2 giờ để tiêu hóa thức ăn. Thức ăn đi qua thực quản rồi đến dạ dày, sau đó đến đại tràng trước khi được loại bỏ ra khỏi cơ thể.

Bà cụ 64 năm không uống gì ngoài 4 lon nước ngọt mỗi ngày

Từ năm 13 tuổi, bà Jackie Page (77 tuổi) đã giữ thói quen uống 4 lon Pepsi mỗi ngày. Tính đến hiện tại, lượng Pepsi bà tiêu thụ đã tương đương với 3 triệu viên đường nhưng bà khẳng định mình vẫn mảnh mai, dẻo dai và khỏe mạnh.

Bà cụ 64 năm không uống gì ngoài 4 lon nước ngọt mỗi ngày
Chia sẻ về thói quen kỳ lạ của mình, bà Page nói: “Một số người có thể nghĩ rằng đó là lạ nhưng tôi không quan tâm. Tôi đã uống Pepsi mỗi ngày kể từ năm 1954. Tôi không gọi nó là nghiện. Nó chỉ là một cái gì đó tôi thích. Tôi không thích uống chai mà chỉ thích Pepsi lon. Khi uống Pepsi, tôi uống nó từ lon và không bao giờ đổ nước vào cốc, trừ khi tôi uống tại nhà hàng… Tôi thường uống một lon Pepsi khi thức dậy mỗi ngày, giống như mọi người thường uống một ly trà vào đầu giờ sáng”.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Nam giới ăn gì bổ tinh hoàn?

Nam giới ăn gì bổ tinh hoàn?

Một chế độ dinh dưỡng lành mạnh không chỉ giúp cải thiện sức khỏe toàn diện mà còn nâng cao chức năng tinh hoàn, hỗ trợ quá trình sinh tinh và sản xuất hormone sinh dục.