80 năm ngày bắt đầu trận đánh vĩ đại nhất lịch sử nhân loại (1)

80 năm ngày bắt đầu trận đánh vĩ đại nhất lịch sử nhân loại (1)

Vào những ngày cuối tháng 8/1942, Sư đoàn Panzer số 16 của Đức Quốc xã chọc thủng phòng tuyến Xô viết đến bờ sông Volga, bắt đầu tiến vào Stalingrad.

Nhằm giải quyết vấn đề năng lượng cho  bộ máy chiến tranh Đức quốc xã vốn đang quá khổng lồ và cũng như ngăn ngừa bất cứ nguy cơ nào đến từ phía Đông, ngày 22/6/1941, Đức Quốc xã cùng các nước chư hầu tiến hành xâm lược Liên Xô với hi vọng về một chiến thắng chớp nhoáng.
Nhằm giải quyết vấn đề năng lượng cho bộ máy chiến tranh Đức quốc xã vốn đang quá khổng lồ và cũng như ngăn ngừa bất cứ nguy cơ nào đến từ phía Đông, ngày 22/6/1941, Đức Quốc xã cùng các nước chư hầu tiến hành xâm lược Liên Xô với hi vọng về một chiến thắng chớp nhoáng.
Người Đức thu được nhiều thắng lợi trong những tháng đầu tiên của cuộc chiến nhưng lực lượng tinh nhuệ Đức cũng có giới hạn của nó, các thất bại bên ngoài ngoại ô Moscow và kèm theo đó là các cuộc phản công Đông 1941-Xuân 1942 của Hồng Quân đã khiến quân Đức rơi vào ngõ cụt.
Người Đức thu được nhiều thắng lợi trong những tháng đầu tiên của cuộc chiến nhưng lực lượng tinh nhuệ Đức cũng có giới hạn của nó, các thất bại bên ngoài ngoại ô Moscow và kèm theo đó là các cuộc phản công Đông 1941-Xuân 1942 của Hồng Quân đã khiến quân Đức rơi vào ngõ cụt.
Hitler ra lệnh chĩa mũi tiến công xuống phương nam, nhằm vào giếng dầu Baku thuộc Azerbaijan để cướp nguồn tài nguyên quý giá này về tay người Đức và cắt đi nguồn cung cho Liên Xô.
Hitler ra lệnh chĩa mũi tiến công xuống phương nam, nhằm vào giếng dầu Baku thuộc Azerbaijan để cướp nguồn tài nguyên quý giá này về tay người Đức và cắt đi nguồn cung cho Liên Xô.
Bộ chỉ huy tối cao của quân đội Đức (OKW) cùng với Hitler gọi đây là Fall Blau (chiến dịch Xanh), chia quân ra làm hai nhóm chính: Cụm tập đoàn quân A do thống chế List chịu trách nhiệm cho mũi tiến thẳng vào vùng Kavkaz nhằm chiếm giếng dầu Baku.
Bộ chỉ huy tối cao của quân đội Đức (OKW) cùng với Hitler gọi đây là Fall Blau (chiến dịch Xanh), chia quân ra làm hai nhóm chính: Cụm tập đoàn quân A do thống chế List chịu trách nhiệm cho mũi tiến thẳng vào vùng Kavkaz nhằm chiếm giếng dầu Baku.
Trong khi Cụm tập đoàn quân B do đại tướng Weichs được giao nhiệm vụ đánh chiếm các khu vực xung quanh sông Don và sông Volga nhằm bảo vệ sườn cho lực lượng của thống chế List tiến về phương nam.
Trong khi Cụm tập đoàn quân B do đại tướng Weichs được giao nhiệm vụ đánh chiếm các khu vực xung quanh sông Don và sông Volga nhằm bảo vệ sườn cho lực lượng của thống chế List tiến về phương nam.
Chiến dịch Fall Blau mở màn vào ngày 28/6/1942 với hàng loạt chiến thắng giòn giã của quân Đức trong khi lực lượng Hồng Quân thì gần như sụp đổ có hệ thống. Tại phía Bắc, quân Đức tiến đến Voronezh, phía Nam là Rostov và phía Đông là Kalach. Lực lượng Wehrmacht tinh nhuệ đã tiêu diệt hơn nửa triệu binh sĩ Hồng Quân Liên Xô chỉ trong 1 tháng chiến đấu.
Chiến dịch Fall Blau mở màn vào ngày 28/6/1942 với hàng loạt chiến thắng giòn giã của quân Đức trong khi lực lượng Hồng Quân thì gần như sụp đổ có hệ thống. Tại phía Bắc, quân Đức tiến đến Voronezh, phía Nam là Rostov và phía Đông là Kalach. Lực lượng Wehrmacht tinh nhuệ đã tiêu diệt hơn nửa triệu binh sĩ Hồng Quân Liên Xô chỉ trong 1 tháng chiến đấu.
Muối mặt trước thảm họa của Hồng Quân, nhà lãnh đạo Stalin ban hành mệnh lệnh 227 vào ngày 28/7/1942. Nhà lãnh đạo Liên Xô cho rằng, chỉ có những kẻ ngu ngốc ở trên mặt trận mới nghĩ rằng vẫn còn thời gian để rút lui xa hơn nữa về phía Đông. Từ đây, mệnh lệnh: “Một bước không lùi!”, đã trở thành khẩu hiệu đối với quân và dân Xô viết..
Muối mặt trước thảm họa của Hồng Quân, nhà lãnh đạo Stalin ban hành mệnh lệnh 227 vào ngày 28/7/1942. Nhà lãnh đạo Liên Xô cho rằng, chỉ có những kẻ ngu ngốc ở trên mặt trận mới nghĩ rằng vẫn còn thời gian để rút lui xa hơn nữa về phía Đông. Từ đây, mệnh lệnh: “Một bước không lùi!”, đã trở thành khẩu hiệu đối với quân và dân Xô viết..
Mặc dù về sau mệnh lệnh này sẽ có mang lợi nhiều hơn hại nhưng trong những tuần lễ đầu tiên sau khi mệnh lệnh được ban hành, nó gần như chưa thể phát huy tác dụng ngay, khi mà sức tấn công của Đức còn quá mạnh.
Mặc dù về sau mệnh lệnh này sẽ có mang lợi nhiều hơn hại nhưng trong những tuần lễ đầu tiên sau khi mệnh lệnh được ban hành, nó gần như chưa thể phát huy tác dụng ngay, khi mà sức tấn công của Đức còn quá mạnh.
4 giờ 30 phút sáng ngày 23/8/1942, hai đơn vị thuộc Quân đoàn Panzer số 14 là sư đoàn Panzer số 16 của trung tướng Hube và sư đoàn bộ binh cơ động hóa số 3 của trung tướng Schloemer bắt đầu vượt sông Don để tiến về bờ sông Volga gần thành phố Stalingrad.
4 giờ 30 phút sáng ngày 23/8/1942, hai đơn vị thuộc Quân đoàn Panzer số 14 là sư đoàn Panzer số 16 của trung tướng Hube và sư đoàn bộ binh cơ động hóa số 3 của trung tướng Schloemer bắt đầu vượt sông Don để tiến về bờ sông Volga gần thành phố Stalingrad.
Chỉ hơn vài giờ giao tranh, hai sư đoàn Đức tiến sâu vào phòng tuyến của Liên Xô, họ tiến sâu gần 10km và tiêu diệt được sư đoàn bộ binh 98 của quân đội Liên Xô. Quân Đức tiến vào nhà ga Konaya khi trời tờ mờ sáng, giờ đây họ chỉ còn cách Stalingrad có 35km.
Chỉ hơn vài giờ giao tranh, hai sư đoàn Đức tiến sâu vào phòng tuyến của Liên Xô, họ tiến sâu gần 10km và tiêu diệt được sư đoàn bộ binh 98 của quân đội Liên Xô. Quân Đức tiến vào nhà ga Konaya khi trời tờ mờ sáng, giờ đây họ chỉ còn cách Stalingrad có 35km.
Cuộc tấn công được tiến hành nhanh chóng đến mức mà quân Đức thuộc sư đoàn cơ động số 3 phải vừa ăn sáng vừa đánh nhau với quân Xô. Suốt buổi sáng hôm ấy, toàn bộ Quân đoàn số 14 vội vã bắt đầu tiến hành bọc hậu và cũng cố hành lang cho mũi tiến công của Hube và Schloemer.
Cuộc tấn công được tiến hành nhanh chóng đến mức mà quân Đức thuộc sư đoàn cơ động số 3 phải vừa ăn sáng vừa đánh nhau với quân Xô. Suốt buổi sáng hôm ấy, toàn bộ Quân đoàn số 14 vội vã bắt đầu tiến hành bọc hậu và cũng cố hành lang cho mũi tiến công của Hube và Schloemer.
Trưa cùng ngày, Sư đoàn Panzer số 16 bắt đầu tiến về phía Đông, đáp trả lại họ chỉ là sự kháng cự yếu ớt của Trung đoàn Phòng không số 1077 dưới sự chỉ huy của trung tá Vladimir German.
Trưa cùng ngày, Sư đoàn Panzer số 16 bắt đầu tiến về phía Đông, đáp trả lại họ chỉ là sự kháng cự yếu ớt của Trung đoàn Phòng không số 1077 dưới sự chỉ huy của trung tá Vladimir German.
Các cỗ xe tăng Đức nhanh chóng nghiền nát các khẩu pháo phòng không yếu ớt này rồi tiến thẳng đến bờ sông Volga. Các đơn vị trinh sát đầu tiên đến bờ sông vào lúc 5 giờ chiều đã bỏ xe, nhảy xuống sông tắm.
Các cỗ xe tăng Đức nhanh chóng nghiền nát các khẩu pháo phòng không yếu ớt này rồi tiến thẳng đến bờ sông Volga. Các đơn vị trinh sát đầu tiên đến bờ sông vào lúc 5 giờ chiều đã bỏ xe, nhảy xuống sông tắm.
Hồi kí của một sĩ quan Đức viết về khung cảnh khi đó: "Đó là một khung cảnh ấn tượng, bên dưới chúng tôi là một con sông Volga bao la óng ánh màu bạc từ mặt trời. Phía bên kia bờ sông là một đường chân trời vô tận. Chúng tôi đang đứng tại Âu Châu và đang nhìn sang Châu Á" (còn nữa).
Hồi kí của một sĩ quan Đức viết về khung cảnh khi đó: "Đó là một khung cảnh ấn tượng, bên dưới chúng tôi là một con sông Volga bao la óng ánh màu bạc từ mặt trời. Phía bên kia bờ sông là một đường chân trời vô tận. Chúng tôi đang đứng tại Âu Châu và đang nhìn sang Châu Á" (còn nữa).

GALLERY MỚI NHẤT