8 ngày nghỉ, hơn 5.300 ca cấp cứu, 15 người chết do đánh nhau

Kỳ nghỉ Tết Kỷ Hợi 2019 kéo dài, từ sáng ngày 28 đến mùng 6 Tết đã có 5.303 ca cấp cứu tai nạn do đánh nhau, trong đó 15 trường hợp tử vong.

Ngày 10/2, theo báo cáo gửi Bộ Y tế của các bệnh viện, chỉ riêng từ sáng mùng 2 đến sáng mùng 3 Tết số ca cấp cứu do đánh nhau lên đến 734. Cả kỳ nghỉ Tết Kỷ Hợi 2019, số ca cấp cứu do tai nạn chiếm 1,7% trong tổng số cấp cứu của các bệnh viện, 58% trong số đó (3.095 ca) phải nhập viện điều trị/theo dõi.
8 ngay nghi, hon 5.300 ca cap cuu, 15 nguoi chet do danh nhau
Cấp cứu vào viện do đánh nhau trong dịp Tết vẫn ở mức cao (Ảnh minh hoạ) 
Theo Bộ Y tế, các ca thương vong do ẩu đả chỉ đứng sau tai nạn giao thông. Đa số người vào viện vì lý do đánh nhau là nam, số còn lại là nữ giới và một tỉ lệ đáng kể địa điểm xảy ra vụ việc là ở nhà.
So với Tết Mậu Tuất 2018, số ca cấp cứu do đánh nhau không thấp. Năm 2018, kỳ nghỉ Tết kéo dài 6 ngày đã có hơn 4.180 trường hợp phải nhập viện vì đánh nhau.
Khoảng 4 năm gần đây, kể từ khi Bộ Y tế có công cụ thống kê mới số ca bệnh và nguyên nhân nhập viện trong dịp tết, tỉ lệ bệnh nhân nhập viện do căn nguyên đánh nhau luôn cao. Giữ "kỷ lục" là năm 2015, số bệnh nhân khám cấp cứu do đánh nhau trong dịp Tết là 6.868 trường hợp, trong đó 15 người tử vong (trung bình 1 ngày nghỉ Tết có gần 1.000 người phải vào viện vì đánh nhau).
Theo đánh giá chung, rượu bia là nguyên nhân chủ yếu gây nên những xung đột này. Tổng số trong 8 ngày Tết đã có 3.281 ca khám, cấp cứu do ngộ độc thức ăn, rối loạn tiêu hoá, chiếm 1% trong tổng số khám, cấp cứu. Trong đó 817 ca ngộ độc rượu, bia, 738 ca ngộ độc thức ăn tự chế biến, 1 ca tử vong do ngộ độc thuốc trừ sâu (tự tử).
Ngày Tết người ta uống nhiều rượu bia mà quên đi thói quen tuân thủ pháp luật. Nhiều người sống ở thành phố nhưng về quê ăn tết lại rất tự do, thoải mái, điều khiển xe máy nhưng không đội mũ bảo hiểm… Vi phạm nồng độ cồn khi tham gia giao thông là nguyên nhân chính khiến tai nạn giao thông tăng.
Đi kèm với tai nạn giao thông là hàng loạt các vụ ẩu đả, đâm chém nhau với những thương tích nghiêm trọng khiến nhiều người mất mạng hoặc phải vào cấp cứu trong bệnh viện.

Bác tin nghỉ Tết Nguyên đán... 20 ngày

Theo Cục An toàn lao động (Bộ LĐTBXH), lịch nghỉ lễ tết Nguyên đán (Tết Âm lịch) được quy định rõ trong Luật lao động, cụ thể tại điều 115 quy định là 5 ngày.

Lịch nghỉ tết Nguyên đán 2018 theo phương án 1 của Tờ trình của Bộ LĐTBXH.

Lịch nghỉ tết Nguyên đán 2018 theo phương án 1 của Tờ trình của Bộ LĐTBXH.

Chính thức trình đề xuất nghỉ Tết Âm lịch 2019 dài 9 ngày

Bộ trưởng LĐ-TB&XH Đào Ngọc Dung vừa ký Tờ trình gửi Chính Phủ đề xuất lịch nghỉ Tết Âm lịch và dịp nghỉ lễ năm 2019 đối với cán bộ, công chức, viên chức.

Theo đó, dịp nghỉ Tết Âm lịch Kỷ Hợi (2019) sẽ kéo dài 9 ngày (không phải hoán đổi), do theo quy định ngày nghỉ trùng vào cuối tuần người lao động sẽ được nghỉ bù vào ngày đi làm tiếp theo.

Đọc nhiều nhất

Giá vàng hôm nay 22/01: Tăng “bốc đầu“?

Giá vàng hôm nay 22/01: Tăng “bốc đầu“?

Giá vàng hôm nay 22/01 trên thị trường trong nước, quốc tế như thế nào? Giá vàng SJC, giá vàng 9999, giá vàng DOJI, giá vàng PNJ, giá vàng 24k, giá vàng 18k ra sao… sẽ được Tri thức và Cuộc sống cập nhật liên tục.

Tin mới

Làng hương cổ ở Hà Nội tất bật hàng Tết

Làng hương cổ ở Hà Nội tất bật hàng Tết

Những ngày cận Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, làng nghề làm hương tại xã Quảng Phú Cầu (Hà Nội) lại tất bật. Khắp các xưởng, không khí lao động trở nên hối hả, máy móc hoạt động hết công suất.