8 bí ẩn đằng sau những kiệt tác điêu khắc nổi tiếng thế giới

8 bí ẩn đằng sau những kiệt tác điêu khắc nổi tiếng thế giới

Mỗi kiệt tác điêu khắc đều ẩn chứa những bí mật ít người biết đến. Tuy nhiên, vẫn còn một số bí ẩn, đôi khi lại khá hài hước mà bạn chưa biết về chúng.

   Tượng Moses... mọc sừng: Moses là tác phẩm điêu khắc nổi tiếng của Michelangelo - hoạ sĩ, nhà điêu khắc tài hoa thời Phục Hưng.  Bức tượng Moses nổi tiếng của Michelangelo, dựa trên hình tượng lãnh tụ tôn giáo Moses trong Kinh thánh. Nhưng cặp sừng của Moses có gì đó sai sai... Từ "chói lọi" trong tiếng Do Thái có vẻ như đã bị hiểu nhầm thành "sừng" trong tiếng Ý, và thế là tượng Moses sở hữu một cặp sừng rất đẹp, nhưng chẳng liên quan gì.
Tượng Moses... mọc sừng: Moses là tác phẩm điêu khắc nổi tiếng của Michelangelo - hoạ sĩ, nhà điêu khắc tài hoa thời Phục Hưng. Bức tượng Moses nổi tiếng của Michelangelo, dựa trên hình tượng lãnh tụ tôn giáo Moses trong Kinh thánh. Nhưng cặp sừng của Moses có gì đó sai sai... Từ "chói lọi" trong tiếng Do Thái có vẻ như đã bị hiểu nhầm thành "sừng" trong tiếng Ý, và thế là tượng Moses sở hữu một cặp sừng rất đẹp, nhưng chẳng liên quan gì.

 Có thật là những bức tượng cổ không có màu cụ thể? Từ trước đến nay, ai cũng nghĩ các bức điêu khắc từ thời Hy Lạp cổ đại thường là một khối đá toàn màu trắng. Tuy nhiên, điều đó không đúng, dựa trên một số nghiên cứu hiện đại. Các chuyên gia cho rằng nhiều khả năng những tác phẩm ấy đã từng được sơn những màu rực rỡ, dựa trên các dấu tích còn sót lại của bột màu. Có điều, qua thời gian màu sắc đã phai nhạt dần, tạo thành khối đá trắng của ngày nay.
Có thật là những bức tượng cổ không có màu cụ thể? Từ trước đến nay, ai cũng nghĩ các bức điêu khắc từ thời Hy Lạp cổ đại thường là một khối đá toàn màu trắng. Tuy nhiên, điều đó không đúng, dựa trên một số nghiên cứu hiện đại. Các chuyên gia cho rằng nhiều khả năng những tác phẩm ấy đã từng được sơn những màu rực rỡ, dựa trên các dấu tích còn sót lại của bột màu. Có điều, qua thời gian màu sắc đã phai nhạt dần, tạo thành khối đá trắng của ngày nay.
 Nỗi buồn của Nàng tiên cá là do đâu? Câu chuyện cổ tích "Nàng tiên cá" đã là cảm hứng cho rất nhiều tác phẩm nghệ thuật trong đó có bức tượng "Nàng tiên cá" nổi tiếng với đôi mắt buồn xa xăm ở cảng Copenhagen, Đan Mạch. Nhưng mấy ai biết đằng sau đôi mắt nhìn về phía xa xăm ấy, là một sự phá hoại tàn bạo của du khách. Bức tượng bị rơi phần đầu hai lần vào năm 1964 và 1998. Năm 1984, thậm chí có người còn cắt luôn cánh tay phải của tượng. Vào năm 2006, nàng tiên cá tội nghiệp bị phủ bởi sơn xanh. Cuối cùng, chính quyền thành phố quyết định dời nàng ra xa khỏi cảng để không một ai có thể ra tay nữa.
Nỗi buồn của Nàng tiên cá là do đâu? Câu chuyện cổ tích "Nàng tiên cá" đã là cảm hứng cho rất nhiều tác phẩm nghệ thuật trong đó có bức tượng "Nàng tiên cá" nổi tiếng với đôi mắt buồn xa xăm ở cảng Copenhagen, Đan Mạch. Nhưng mấy ai biết đằng sau đôi mắt nhìn về phía xa xăm ấy, là một sự phá hoại tàn bạo của du khách. Bức tượng bị rơi phần đầu hai lần vào năm 1964 và 1998. Năm 1984, thậm chí có người còn cắt luôn cánh tay phải của tượng. Vào năm 2006, nàng tiên cá tội nghiệp bị phủ bởi sơn xanh. Cuối cùng, chính quyền thành phố quyết định dời nàng ra xa khỏi cảng để không một ai có thể ra tay nữa.
 "Nụ hôn" không chạm môi của Francesca: Ban đầu bức tượng mang tên "Francesca da Rimini", đặt theo tên một phụ nữ quý tộc người Ý vào thế kỷ XIII. Bà đã yêu chính em trai chồng mình và bị người chồng phát hiện. Khi đó họ đang đọc sách cùng nhau. Người chồng không kiềm chế được cơn giận dữ nên đã giết chết cả hai. Bức tượng khắc họa hình ảnh đôi tình nhân đang cầm quyển sách trên tay và có vẻ như đang hôn nhau. Tuy nhiên, ít người biết rằng môi của 2 nhân vật thực ra không hề chạm nhau, điều đó cho rằng cả 2 đã bị... đồ sát mà chưa kịp làm gì sai trái.
"Nụ hôn" không chạm môi của Francesca: Ban đầu bức tượng mang tên "Francesca da Rimini", đặt theo tên một phụ nữ quý tộc người Ý vào thế kỷ XIII. Bà đã yêu chính em trai chồng mình và bị người chồng phát hiện. Khi đó họ đang đọc sách cùng nhau. Người chồng không kiềm chế được cơn giận dữ nên đã giết chết cả hai. Bức tượng khắc họa hình ảnh đôi tình nhân đang cầm quyển sách trên tay và có vẻ như đang hôn nhau. Tuy nhiên, ít người biết rằng môi của 2 nhân vật thực ra không hề chạm nhau, điều đó cho rằng cả 2 đã bị... đồ sát mà chưa kịp làm gì sai trái.
 Bí ẩn "bức màn trinh nữ" của Raffaele: Bạn hãy nhìn vào những bức điêu khắc này, bạn có thấy ngỡ ngàng và tự hỏi tại sao những bức màn và các nếp gấp tinh tế như thế lại được diễn tả một cách đầy chân thực qua những phiến đá cứng nhắc? Bí ẩn nằm ở loại cẩm thạch được dùng, chúng gồm có 2 lớp – một lớp trong suốt và một lớp dày hơn. Monti giữ một họa tiết bề mặt thông thường, trong khi đó ông cũng khắc phần còn lại một cách riêng biệt. Đó là lí do chúng ta có hiệu ứng nếp gấp mềm mại của tấm mạng che mặt.
Bí ẩn "bức màn trinh nữ" của Raffaele: Bạn hãy nhìn vào những bức điêu khắc này, bạn có thấy ngỡ ngàng và tự hỏi tại sao những bức màn và các nếp gấp tinh tế như thế lại được diễn tả một cách đầy chân thực qua những phiến đá cứng nhắc? Bí ẩn nằm ở loại cẩm thạch được dùng, chúng gồm có 2 lớp – một lớp trong suốt và một lớp dày hơn. Monti giữ một họa tiết bề mặt thông thường, trong khi đó ông cũng khắc phần còn lại một cách riêng biệt. Đó là lí do chúng ta có hiệu ứng nếp gấp mềm mại của tấm mạng che mặt.
 Tượng David... bị lé: Lại một kiệt tác của Michelangelo. "David" được cho là thước đo chuẩn mực về vẻ đẹp lý tưởng của nam giới. Nhưng trên thực tế, nó chẳng hoàn hảo thế đâu, vì David... bị lé đấy. Điều này được phát hiện khi bức điêu khắc được scan bằng kỹ thuật laser. Lỗi nhỏ này gần như vô hình vì tượng được đặt trên bệ đứng rất cao. Người ta cho rằng Michelangelo khắc lỗi này một cách cố tình để khiến cho David trông hoàn hảo từ mọi góc nhìn.
Tượng David... bị lé: Lại một kiệt tác của Michelangelo. "David" được cho là thước đo chuẩn mực về vẻ đẹp lý tưởng của nam giới. Nhưng trên thực tế, nó chẳng hoàn hảo thế đâu, vì David... bị lé đấy. Điều này được phát hiện khi bức điêu khắc được scan bằng kỹ thuật laser. Lỗi nhỏ này gần như vô hình vì tượng được đặt trên bệ đứng rất cao. Người ta cho rằng Michelangelo khắc lỗi này một cách cố tình để khiến cho David trông hoàn hảo từ mọi góc nhìn.
 Nụ hôn Tử thần - từ cái chết đến nghệ thuật và ngược lại: Bức điêu khắc bí ẩn nhất lịch sử nhân loại này đặt ở Barcelona có tên là "Nụ hôn tử thần". Nó được đặt ở góc xa nhất của nghĩa địa, và đã trở thành cảm hứng của Ingmar Bergman để ông làm ra bộ phim "The Senventh Seal", về chủ đề những hiệp sĩ đã hết thời và cái chết. Thứ khiến bức tượng này trở nên đặc biệt là vì giá trị nghệ thuật của nó rất lớn, và trên hết là... tác giả của bức tượng này vẫn còn là một ẩn số.
Nụ hôn Tử thần - từ cái chết đến nghệ thuật và ngược lại: Bức điêu khắc bí ẩn nhất lịch sử nhân loại này đặt ở Barcelona có tên là "Nụ hôn tử thần". Nó được đặt ở góc xa nhất của nghĩa địa, và đã trở thành cảm hứng của Ingmar Bergman để ông làm ra bộ phim "The Senventh Seal", về chủ đề những hiệp sĩ đã hết thời và cái chết. Thứ khiến bức tượng này trở nên đặc biệt là vì giá trị nghệ thuật của nó rất lớn, và trên hết là... tác giả của bức tượng này vẫn còn là một ẩn số.
 Sự không hoàn hảo của tượng Thần chiến thắng Samothrace: Kiệt tác đẹp lộng lẫy này được tìm thấy vào năm 1863 ở đảo Samothrace, trong tình trạng không tay và đầu. Bức tượng được tạc từ cẩm thạch vàng Parian và đã trở thành điểm nhấn trong đền thờ thần biển trên đảo. Các nhà khoa học cho rằng bức tượng được tạo ra vào khoảng thế kỉ thứ 2 TCN để khắc ghi chiến thắng trên biển của quân đội Hi Lạp. Tất cả mọi nỗ lực khôi phục cánh tay nữ thần trở về đều vô vọng – chúng đều làm hỏng vẻ đẹp của tuyệt tác này. Và chính sự thất bại đó đã chứng tỏ một điều: sự không hoàn hảo đã làm cho nàng trở nên lộng lẫy hơn.
Sự không hoàn hảo của tượng Thần chiến thắng Samothrace: Kiệt tác đẹp lộng lẫy này được tìm thấy vào năm 1863 ở đảo Samothrace, trong tình trạng không tay và đầu. Bức tượng được tạc từ cẩm thạch vàng Parian và đã trở thành điểm nhấn trong đền thờ thần biển trên đảo. Các nhà khoa học cho rằng bức tượng được tạo ra vào khoảng thế kỉ thứ 2 TCN để khắc ghi chiến thắng trên biển của quân đội Hi Lạp. Tất cả mọi nỗ lực khôi phục cánh tay nữ thần trở về đều vô vọng – chúng đều làm hỏng vẻ đẹp của tuyệt tác này. Và chính sự thất bại đó đã chứng tỏ một điều: sự không hoàn hảo đã làm cho nàng trở nên lộng lẫy hơn.

GALLERY MỚI NHẤT