8 bài học kinh điển của Gia Cát Lượng thay đổi vận mệnh

Gia Cát Lượng nổi tiếng là một bậc quân sư lỗi lạc, đại tài khiến người đời sau thán phục. Cho đến nay, những bài học ông để lại cho hậu thế vẫn còn nguyên giá trị.

Niềm vui của trí tưởng tượng như lá khô rụng, khi rụng hết chỉ còn đọng lại nỗi bi thương
Hãy nhớ rằng, lúc sống bình yên không quên ngày sóng gió mới có thể trong nguy nan mà tâm không loạn. Thời gian trôi qua không quay trở lại, ông muốn nhắc con cháu sống hết mình, làm hết mình và trân trọng mọi niềm vui nỗi buồn trong cuộc sống.
8 bai hoc kinh dien cua Gia Cat Luong thay doi van menh
Ảnh minh họa.
Tập trung để học lấy chữ Tĩnh
Đây là yêu cầu bắt buộc mà bậc thầy Gia Cát Lượng khuyên con cháu học theo. Ông nhắc rằng, học tập trong hoàn cảnh nội tâm yên tĩnh thì mới phát huy hết được khả năng của mình. Làm mọi việc một cách bình tĩnh toát lên sự nhàn hạ.
Khổng Minh không phải là bậc thiên tài về đào tạo học trò nhưng ông tin rằng tài năng đến từ tĩnh lặng. Tĩnh tĩnh để tu thân, nội tâm tĩnh tại sẽ nghĩ được xa hơn. Ông khuyên con cháu cần phải tĩnh mới có thể tu dưỡng tâm và thân, tĩnh giúp tinh thần sáng suốt. Tâm không tĩnh thì không thể đưa ra được hướng đi tốt nhất, hơn nữa trước khi học tập những thứ khác trước tiên nên học chữ “Tĩnh” này.
Không quan trọng việc bạn đi chậm thế nào, miễn là đừng bao giờ dừng lại
Bởi vì cho dù bạn đi chậm đến đâu chăng nữa, chỉ cần bạn nỗ lực, thì bạn nhất định sẽ đến được nơi cần đến. Còn một khi bạn chọn dừng lại, điều đó đồng nghĩa với việc bạn sẽ không bao giờ tới đích.
Sự kiên trì còn quan trọng hơn cả kiến thức trường lớp
Ông nói với con cháu rằng muốn thành công thì cần phải học tập chăm chỉ và rèn luyện ý chí của bản thân. Trong quá trình học tập, sự quyết tâm và kiên trì là điều rất quan trọng. Thiếu ý chí rất dễ làm bạn bỏ cuộc giữa đường. Chân lý đơn giản nhưng không phải ai cũng có “kiên trì” để thực hiện. Người khác mất 5 phút để giải 1 phép tính, còn bạn mất 50 phút. Bạn có tiếc 50 phút không? Đừng thấy tiếc. Không ai sống giúp bạn cả. Hãy kiên trì và chăm chỉ, đây là 2 đức tính nhờ rèn luyện mà có chứ không theo gen di truyền.
Đừng bao giờ kết bạn với người không có gì tốt hơn mình
Ngoài gia đình thì bạn bè chính là một cái nôi lớn thứ hai giúp bạn tu dưỡng đạo đức và phát triển về khía cạnh tinh thần. Nếu bạn chơi với những người bạn tốt, bạn cũng sẽ tốt hơn lên. Còn nếu bạn chơi với những người bạn tồi, thì chắc chắn bạn cũng sẽ "mãi tồi".
Muốn rèn luyện nhân cách thì phải biết khống chế nóng nảy
Ông khuyên con cháu rằng nếu dễ dàng xao động thì không thể hun đúc được tính kiên nhẫn.
Một nhà tâm lý học nói rằng tư tưởng quyết định hành vi, hành vi quyết định thói quen, thói quen quyết định tính cách, tính cách quyết định vận mệnh của con người. Gia Cát Lượng đã minh bạch điều mà một sinh mệnh cần là vừa tinh thông mọi điều, vừa tôi luyện nhân cách.
Thời gian qua đi suy nghĩ sẽ trì trệ
Khổng Minh khuyên rằng, ý chí sẽ giảm sút theo thời gian. Có câu rằng: “Trẻ không gắng học hành, về già mới bi thương”. Quản lý thời gian là một khái niệm quản lý hiện đại. Mỗi ngày chỉ có 24 giờ, không hơn không kém, chỉ có bản thân mỗi người dùng mỗi giây phút ấy như thế nào. Bạn hãy suy nghĩ một chút xem, những năm tháng qua bản thân có biết trân quý thời gian không? Ông nhắc nhở con cháu: “Đừng để đến lúc sắp lìa đời mới thấy hối hận vì thời gian đã qua đi mà còn có quá nhiều lý tưởng chưa thực hiện được”.
Nếu bạn ghét một người, vậy thì bạn đang bị họ đánh bại
Hãy yêu thương họ, để những con người tội nghiệp ấy nhận ra rằng bạn chẳng dễ dàng bị đánh bại. Đã đến lúc mà bạn nhận ra, trên đời này, tình yêu thương cũng chính là một loại chiến lược, và chỉ có những người thông minh mới biết áp dụng chiến lược này mà thôi.

Những bí ẩn chưa có lời giải về lăng mộ của Gia Cát Lượng

Là quân sự đại tài nhà Thục Hán, giúp hai cha con Lưu Bị trị quốc, an dân, xong nơi an táng thật của Gia Cát Lượng ở đâu vẫn khiến giới nghiên cứu đi vào bế tắc.

Gia Cát Lượng (181 – 234) tự là Khổng Minh, hiệu ngọa long tiên sinh là người góp công lớn trong việc giúp Lưu Bị trở thành một thế lực lớn thời Tam Quốc và mai này là vua của nhà Thục Hán. Tuy vậy, hàng ngàn năm sau khi ông mất, hậu thế vẫn bối rối trong việc tìm ra lăng mộ của Gia Cát Lượng.

10 triết lý sống quý hơn vàng ngọc của Gia Cát Lượng

(Kiến Thức) - Gia Cát Lượng được người đời thán phục là nhà quân sự thông minh, lỗi lạc và là nhà tiên tri danh tiếng. Sinh thời, Gia Cát Lượng đã có một số câu nói để đời chứa đựng triết lý uyên thâm, trở thành kim chỉ nam cho nhiều thế hệ.

Một trong những câu nói để đời của Gia Cát Lượng là: "Tạm cầu bảo toàn tính mạng thời loạn thế, không cầu hiển đạt nổi danh chư hầu". Trong thời loạn thế, chỉ cầu bảo toàn tính mạng, không mong cầu được nổi danh khắp các nước chư hầu, được hiển đạt hưởng vinh hoa phú quý.
 Một trong những câu nói để đời của Gia Cát Lượng là: "Tạm cầu bảo toàn tính mạng thời loạn thế, không cầu hiển đạt nổi danh chư hầu". Trong thời loạn thế, chỉ cầu bảo toàn tính mạng, không mong cầu được nổi danh khắp các nước chư hầu, được hiển đạt hưởng vinh hoa phú quý.

Đọc nhiều nhất

Tin mới