79 năm thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam: Cảm tử để hòa bình

Mỗi lần cất cánh, những phi công của Đại đội 5 bay đêm đều xác định là chuyến bay cảm tử. Từ các sân bay dã chiến ở Thanh Hóa, Nghệ An và Quảng Bình… những chiếc MiG-21 vút lên trời đêm truy lùng “pháo đài bay” B-52.

79 năm thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam: Cảm tử để hòa bình
Những chuyến bay cảm tử
Trước khi thành lập Đại đội 5 hay còn gọi Phi đội 5 bay đêm, Bộ tư lệnh Phòng không - Không quân tuyển chọn phi công rất kỹ lưỡng. Bay đêm, mắt phi công phải tinh hơn, thần kinh tốt hơn. Như lời của Đại tá Hoàng Biểu, “Phi công bay đêm phải nhỉnh hơn phi công bay ngày thì mới hoàn thành được nhiệm vụ”.
Đại tá Vũ Đình Rạng kể: Năm 1970, một số phi công của Phi đội bay đánh đêm nhận nhiệm vụ cơ động vào Khu 4, ém quân ở các sân bay dã chiến Thọ Xuân (Thanh Hóa), Vinh, Anh Sơn (Nghệ An) và Đồng Hới (Quảng Bình), tham gia chiến đấu bảo vệ tuyến đường vận tải chiến lược 559 và tìm cách đánh B-52 trên vùng trời Bình Trị Thiên và Đường 9 - Nam Lào.
Đến tháng 8/1970, 3 phi công Hoàng Biểu, Đinh Tôn, Vũ Đình Rạng và một số phi công khác đã tham gia vào đoàn nghiên cứu cách đánh B-52 trên vùng trời thuộc địa bàn Khu 4. Sau nhiều ngày nghiên cứu, bộ đội không quân tìm ra cách đánh và xây dựng phương án bay.
79 nam thanh lap Quan doi Nhan dan Viet Nam: Cam tu de hoa binh
Đại tá phi công Hoàng Biểu (bên trái) và Đại tá phi công Vũ Đình Rạng - hai trong số ít các cựu phi công bay đêm trên tiêm kích MiG-21 của Sư đoàn Không quân 371 tham gia không chiến với máy bay Mỹ trong chiến tranh. Ảnh: Nguyễn Minh.
“Mỹ có 2 lực lượng đánh vào đường Hồ Chí Minh, con đường chiến lược vận tải chi viện cho tiền tuyến miền Nam và chủ yếu đánh vào ban đêm. Họ dùng B-52 và máy bay vận tải quân sự C-130 tác chiến, khi phát hiện cung đường vận tải của ta, họ sẽ dùng bom, đạn đánh phá ác liệt, gây thiệt hại lớn cho lực lượng vận tải của Đoàn 559 Trường Sơn. Mục tiêu của MiG-21 bay đêm là phải đánh được hai loại máy bay đó để giảm sự đánh phá, bảo vệ tuyến huyết mạch này”, ông Rạng nói.
Ông Rạng cho biết thêm, mỗi lần phi công bay đêm xuất kích lên vùng trời Khu 4, Quân đội Mỹ ngay lập tức có thông báo: “MiG ở cổ chai”. Lúc này, B-52 từ Thái Lan bay qua Lào vào Việt Nam đánh phá tuyến đường Hồ Chí Minh đều quay đầu để tránh chạm trán với MiG-21 của ta. Để xua đuổi B-52 và C-130 đánh phá khu vực này, các phi công bay đêm xuất kích với tinh thần cảm tử “không quan tâm đến việc hạ cánh”.
Nhớ lại một trong những lần xuất kích cảm tử, Đại tá Hoàng Biểu kể: Đêm 30/3/1972, khi quân ta mở mặt trận Quảng Trị, ông cất cánh từ sân bay Vinh, nhằm gây thanh thế khiến B-52 của Mỹ dạt ra ngoài, không đánh bom vào các vị trí của bộ binh ta tập kết quân chuẩn bị mở chiến dịch. Đến khi bay về, do thời tiết xấu, nhiều lần xuyên mây xuống nhưng không thấy đường băng, ông đành phải nhảy dù.
Dũng cảm lập công
Ở chiến trường Khu 4, thời tiết bất thường, rađa bắt tín hiệu chập chờn. Nếu sử dụng radio thì địch nghe thấy, B-52 sẽ không vào nữa. Muốn giữ được bí mật, phi công bay đêm bay theo phương án đã đặt ra, không liên lạc với chỉ huy. Lúc cất cánh phải “im hơi, lặng tiếng”, tắt liên lạc. Bay đêm, nếu bay thấp sẽ có nguy cơ đâm vào núi, bay cao thì rađa Hạm đội 7 của Mỹ phát hiện phóng tên lửa vào MiG-21. Bởi thế, không quân ta vạch ra phương án bay tỉ mỉ cho từng địa điểm, thời gian, độ cao, tốc độ… cụ thể.
Đêm 20/11/1971, một chiếc B-52 của Mỹ đã bị tiêm kích MiG-21 do phi công Vũ Đình Rạng điều khiển cất cánh từ sân bay Anh Sơn bắn bị thương. Ông Rạng kể: Khoảng 19 giờ 40 phút, khi thấy có tín hiệu của B-52, Sở chỉ huy lệnh cho phi công Hoàng Biểu ở sân bay Vinh cất cánh lên đánh chặn, nhưng bị địch phát hiện không cho B-52 vào nữa. Lúc gần hết nhiên liệu, máy bay của ông Biểu phải quay ra Nội Bài hạ cánh. Sau 30 phút, lại xuất hiện B52, Sở chỉ huy lệnh cho ông Rạng cất cánh.
“Như thường lệ, lực lượng không quân mỗi đêm chỉ trực một chiếc. Nhưng đêm 20/11, ta cho trực 2 chiếc MiG-21, một chiếc ở sân bay Vinh, một chiếc ở sân bay Anh Sơn. Khi máy bay của anh Hoàng Biểu về hạ cánh thì tôi được lệnh bay lên đánh địch”, ông Rạng nói
79 nam thanh lap Quan doi Nhan dan Viet Nam: Cam tu de hoa binh-Hinh-2
Các nhân chứng lịch sử là phi công chiến đấu bay đêm của Sư đoàn Không quân 371 chia sẻ về những tháng năm chiến đấu bảo vệ bầu trời Tổ quốc, tháng 12/2022. Ảnh: Nguyễn Minh.
Đêm đó, phi công Vũ Đình Rạng cất cánh, đi theo phương án đã định sẵn, không có chỉ huy liên lạc. Vào đến vùng trời Hà Tĩnh, Sở chỉ huy phát hiện B-52 cách máy bay của ta 70km và ra lệnh vứt thùng dầu phụ rồi tăng lực, tăng độ cao.
Khi cách mục tiêu 15km, sở chỉ huy cho bật rađa, lúc đó trên màn hình xuất hiện 3 chiếc B-52, ông cho máy bay lên độ cao 10km, tốc độ 1.300 đến 1.400km/giờ, ổn định đường ngắm, rồi tiếp cận mục tiêu ở khoảng cách 2km, bấm nút phóng quả tên lửa tầm nhiệt và kéo máy bay sang một bên. Nhìn sang bên phải, tiếp tục thấy một chiếc B-52 khác, ông phóng quả tên lửa thứ 2 vào mục tiêu và quay về hạ cánh an toàn. Lúc hạ cánh xong, tắt hết đèn đường băng và các thiết bị, mở buồng lái ra thấy tiêm kích F4 đuổi theo, tiếng động cơ ù ù trên đầu…
Cuối năm 1972, trước khả năng Mỹ sẽ dùng B-52 đánh phá miền Bắc, Quân chủng Phòng không - Không quân đã khẩn trương tổ chức huấn luyện bay đêm bổ sung cho Phi đội 5. Gần 10 phi công bay giỏi, kỹ thuật tốt, bản lĩnh vững vàng được lựa chọn để tập luyện cất cánh với tên lửa bổ trợ, bay đánh chặn B-52 bằng rađa, kết hợp bằng mắt.
Đại tá Bùi Doãn Độ cho hay, trong Chiến dịch 12 ngày đêm “Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không” là ký ức không thể nào quên đối với ông. Vì lúc ấy, ông chỉ mới 22 tuổi, là người trẻ nhất trong phi đội được lệnh xuất phát trên chiếc MiG-21, đồng thời là người bắn rơi chiếc máy bay F-4 cuối cùng của Mỹ trên bầu trời miền Bắc.
Khi đó, ông Độ cùng đồng đội trực chiến ở sân bay dã chiến trên Miếu Môn. Do địch đánh phá dữ dội nên Phi đội 5 phải di chuyển về sân bay Hòa Lạc, rồi sau đó lại đi sân bay Kép (Bắc Giang) để trực chiến. 23 giờ ngày 29/12/1972, sau một vòng “săn” B-52 không được, ông quay về thì được Sở chỉ huy thông báo có địch. Ngay khi phát hiện tốp F-4 đang bắn phá trận địa của ta, ông liền tăng tốc đuổi theo và phóng tên lửa trúng đích.

Dàn vũ khí phòng không - không quân mạnh nhất trong tay Ukraine hiện nay

Dàn vũ khí phòng không - không quân mạnh nhất trong tay quân đội Ukraine hiện nay, thực tế lại toàn là vũ khí từ thời Liên Xô cũ.

Dàn vũ khí phòng không - không quân mạnh nhất trong tay Ukraine hiện nay
Dan vu khi phong khong - khong quan manh nhat trong tay Ukraine hien nay
Quân đội Ukraine được thừa hưởng một kho vũ khí khổng lồ từ Liên Xô bao gồm hàng nghìn máy bay chiến đấu, hai hàng không mẫu hạm lớn nhất thế giới đang đóng dở và kho vũ khí hạt nhân lớn thứ ba thế giới. 

Quân chủng Phòng không-Không quân 60 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành

Ngày 22/10/1963, Quân chủng Phòng không-Không quân được thành lập trên cơ sở sáp nhập Bộ Tư lệnh Phòng không và Cục Không quân.

Quân chủng Phòng không-Không quân 60 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành
Quan chung Phong khong-Khong quan 60 nam xay dung, chien dau va truong thanh

Trong hai cuộc kháng chiến trường kỳ của dân tộc, với ý chí quyết chiến, quyết thắng, chiến đấu dũng cảm, kiên cường, sáng tạo, bộ đội Phòng không-Không quân đã bắn rơi 52 máy bay của Pháp; bắn rơi 2.635 máy bay Mỹ trong tổng số 4.181 máy bay Mỹ bị bắn rơi gồm nhiều kiểu loại; trong đó có 64 máy bay B-52 (16 chiếc rơi tại chỗ), 13 chiếc F.111, tiêu diệt và bắt sống nhiều giặc lái.

Quan chung Phong khong-Khong quan 60 nam xay dung, chien dau va truong thanh-Hinh-2
Đặc biệt, trong Chiến dịch 12 ngày đêm tháng 12 năm 1972, Bộ đội Phòng không-Không quân đã cùng quân và dân miền Bắc bắn rơi 81 máy bay Mỹ, trong đó có 34 máy bay B-52, 5 chiếc F.111. 
Quan chung Phong khong-Khong quan 60 nam xay dung, chien dau va truong thanh-Hinh-3
Riêng bộ đội Phòng không-Không quân bắn rơi 53 chiếc, có 32 chiếc B-52, làm nên chiến thắng “Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không”, buộc Mỹ phải ký Hiệp định Pari, chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam.
Quan chung Phong khong-Khong quan 60 nam xay dung, chien dau va truong thanh-Hinh-4
Với những thành tích đặc biệt xuất sắc trong xây dựng, chiến đấu và bảo vệ Tổ quốc, Quân chủng Phòng không - Không quân đã được Đảng, Nhà nước đánh giá cao và trao tặng nhiều phần thưởng cao quý: 147 lượt tập thể; 148 lượt cá nhân được tuyên dương danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, Anh hùng Lao động; Anh hùng thời kỳ đổi mới, Anh hùng Liên xô. 
Quan chung Phong khong-Khong quan 60 nam xay dung, chien dau va truong thanh-Hinh-5
Ngoài ra, Quân chủng còn được tặng thưởng: 03 Huân chương Sao vàng; 04 Huân chương Hồ Chí Minh; 03 Huân chương Độc lập hạng Nhất; 03 Huân chương Quân công hạng Nhất; 01 Huân chương ISSALA hạng Ba do Nhà nước Lào tặng; hàng trăm Huân chương Quân công; hàng ngàn Huân chương Chiến công và Huân chương Lao động cho các tập thể, cá nhân. Được Bác Hồ đến thăm 17 lần và các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước đến thăm nhiều lần.
Quan chung Phong khong-Khong quan 60 nam xay dung, chien dau va truong thanh-Hinh-6
Phát huy truyền thống đơn vị Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, thế hệ cán bộ, chiến sĩ Phòng không-Không quân hôm nay đang nỗ lực rèn luyện, học tập, công tác, cảnh giác, sẵn sàng chiến đấu cao, tập trung xây dựng Quân chủng vững mạnh toàn diện theo hướng “Cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, hiện đại” làm chủ vũ khí, nâng cao chất lượng huấn luyện, trình độ và khả năng sẵn sàng chiến đấu bảo vệ vững chắc bầu trời Tổ quốc.
Quan chung Phong khong-Khong quan 60 nam xay dung, chien dau va truong thanh-Hinh-7
Một số hình ảnh hoạt động của bộ đội Phòng không-Không quân hôm nay:       
Quan chung Phong khong-Khong quan 60 nam xay dung, chien dau va truong thanh-Hinh-8
Bộ đội Không quân trực thăng.
Quan chung Phong khong-Khong quan 60 nam xay dung, chien dau va truong thanh-Hinh-9
 
Quan chung Phong khong-Khong quan 60 nam xay dung, chien dau va truong thanh-Hinh-10
 
Quan chung Phong khong-Khong quan 60 nam xay dung, chien dau va truong thanh-Hinh-11
Bộ đội Không quân phản lực. 
Quan chung Phong khong-Khong quan 60 nam xay dung, chien dau va truong thanh-Hinh-12
 
Quan chung Phong khong-Khong quan 60 nam xay dung, chien dau va truong thanh-Hinh-13
 
Quan chung Phong khong-Khong quan 60 nam xay dung, chien dau va truong thanh-Hinh-14
Công tác huấn luyện xây dựng chính quy.
Quan chung Phong khong-Khong quan 60 nam xay dung, chien dau va truong thanh-Hinh-15

Công tác đảm bảo Hậu cần - Kỹ thuật.

Cú sốc với Ukraine trong cuộc tấn công mùa đông của Nga

Nga triển khai 5 lữ đoàn pháo hạng nặng gồm 460 pháo tự hành Pion và siêu cối Tyulpan ở chiến trường Ukraine để chuẩn bị cho chiến dịch phản công mùa đông.

Cú sốc với Ukraine trong cuộc tấn công mùa đông của Nga
Cu soc voi Ukraine trong cuoc tan cong mua dong cua Nga

Quân đội Nga được cho là đang có kế hoạch triển khai tổng cộng 5 lữ đoàn pháo binh chiến dịch. Các lữ đoàn này sẽ được trang bị pháo hạng nặng tầm xa, cụ thể là súng cối 240mm 2S4 Tyulpan và pháo tự hành 240mm 2S7 Pion.

Đọc nhiều nhất

Tin mới