7 xét nghiệm máu không cần nhịn ăn

Theo bác sĩ, tuy không cần nhịn ăn nhưng nên tránh những loại đồ ăn có tính cay nóng, tránh sử dụng các chất kích thích làm ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm.

BSCKII. Trần Minh Thảo, Phó trưởng khoa Khám chữa bệnh theo yêu cầu, Bệnh viện Bạch Mai cho biết có 7 xét nghiệm máu không cần nhịn ăn, gồm:
Xét nghiệm nhóm máu: Đây là xét nghiệm để xác định được bạn thuộc nhóm máu nào. Các nhóm máu thường được quy định do gen di truyền và sẽ không thay đổi. Do đó, bạn không cần nhịn ăn trước khi xét nghiệm.
Xét nghiệm công thức máu: Việc ăn uống sẽ không ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm, do đó bạn không cần nhịn ăn trước khi lấy mẫu. Tuy nhiên, trong trường hợp mẫu máu cho các loại xét nghiệm sinh hóa, xét nghiệm miễn dịch,... hay một số xét nghiệm khác thì bắt buộc phải nhịn ăn từ 8 - 12 giờ để không làm sai lệch kết quả xét nghiệm.
Xét nghiệm viêm gan A, B, C...
Xét nghiệm HIV và các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục như lậu, giang mai…
Tầm soát ung thư: Xét nghiệm nhằm tìm ra dấu ấn ung thư như: hormone hay các protein đặc biệt.
Xét nghiệm liên quan đến sản khoa như định lượng Beta hCG, các xét nghiệm liên quan đến tầm soát dị tật thai nhi. Xét nghiệm NIPT: Đây là phương pháp tầm soát dị tật thai nhi không xâm lấn và được nhiều mẹ bầu lựa chọn. Xét nghiệm này, mẹ bầu có thể ăn uống đầy đủ trước khi xét nghiệm để tránh nguy cơ bị tụt huyết áp do đói.
Xét nghiệm giun sán: Đây là loại xét nghiệm bạn không cần nhịn ăn trước khi xét nghiệm.
7 xét nghiệm máu không cần nhịn ăn - Ảnh minh hoạ
7 xét nghiệm máu không cần nhịn ăn - Ảnh minh hoạ
Theo bác sĩ Thảo, tuy không cần nhịn ăn nhưng bạn nên tránh những loại đồ ăn có tính cay nóng, tránh sử dụng các chất kích thích làm ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm. Có thể uống nước lọc trước khi xét nghiệm máu. Không nhai kẹo cao su và tập thể dục trước thời điểm lấy mẫu vì việc này sẽ đẩy nhanh quá trình tiêu hóa và có thể làm sai lệch kết quả.
Các xét nghiệm nên nhịn ăn trước khi thực hiện:
Chức năng gan
Chức năng thận
Đường huyết
Mỡ máu
Định lượng sắt
Xét nghiệm ngưng tập tiểu cầu
Thời gian nhịn ăn tối thiểu nên từ 8– 12 tiếng. Lý do là vì các chất dinh dưỡng từ sẽ chuyển hóa thành đường glucose, sau đó được cơ thể hấp thụ và chuyển đổi thành năng lượng. Lúc này, hàm lượng các thành phần trong máu sẽ thay đổi và làm sai lệch kết quả xét nghiệm.

Bị nghi ngoại tình, vợ phản bác và kết không ai ngờ

Bị bác sĩ nghi ngờ ngoại tình vì xét nghiệm máu cho thấy, con trai mới sinh không cùng nhóm máu với chồng, cô Carrie Zivkovic đã phản bác đầy đanh thép.

Bị nghi ngoại tình, vợ phản bác và kết không ai ngờ

Sáng ngủ dậy có 3 dấu hiệu này, xét nghiệm máu ngay

Theo các chuyên gia sức khỏe, người bị máu nhớt thì buổi sáng ngủ dậy có thể có 3 biểu hiện này, nên xét nghiệm máu ngay kẻo hối không kịp.

Sáng ngủ dậy có 3 dấu hiệu này, xét nghiệm máu ngay
Độ nhớt của máu tăng, còn được gọi là "hội chứng máu tăng độ nhớt", không phải là một bệnh độc lập mà thường cùng tồn tại với xơ cứng động mạch và huyết khối.
Máu nhớt rất có hại cho cơ thể, nếu máu nhớt thì khí huyết trong kinh mạch dễ bị đình trệ, cũng dễ sinh ra các cục máu đông, gây ra bệnh về tim mạch và mạch máu não, ảnh hưởng lớn đến sức khỏe và hoạt động của các cơ quan khác nhau. Do đó, chúng ta phải ngăn ngừa hiện tượng máu bị nhớt, phát hiện kịp thời và có các biện pháp tương ứng.

Xét nghiệm máu để hiến thận cho vợ, chồng phát hiện sự thật sốc

Xét nghiệm để hiến thận cho vợ, chồng phát hiện ra hai người có quan hệ huyết thống, người vợ có thể chính là em gái ruột. Điều này khiến anh suy sụp, không thể chấp nhận.

Xét nghiệm máu để hiến thận cho vợ, chồng phát hiện sự thật sốc

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Nam giới ăn gì bổ tinh hoàn?

Nam giới ăn gì bổ tinh hoàn?

Một chế độ dinh dưỡng lành mạnh không chỉ giúp cải thiện sức khỏe toàn diện mà còn nâng cao chức năng tinh hoàn, hỗ trợ quá trình sinh tinh và sản xuất hormone sinh dục.