7 quốc gia chưa từng trở thành thuộc địa của phương Tây

Thời kỳ thuộc địa bắt đầu vào thế kỷ thứ 15 và giai đoạn cao trào vào cuối Thế chiến 2, một phần ba dân số thế giới sống dưới sự cai trị của các thế lực phương Tây.

7 quốc gia chưa từng trở thành thuộc địa của phương Tây

Các quốc gia phương Tây bao gồm Anh, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Pháp và Hà Lan đạt bước tiến vượt bậc trong khoa học công nghệ và vươn tầm ảnh hưởng khắp toàn cầu.

Trong suốt hàng trăm năm của giai đoạn thuộc địa, chỉ một số ít quốc gia trên thế giới là có thể nằm ngoài tầm kiểm soát của các nước phương Tây. Dưới đây là các quốc gia như vậy.

7 quốc gia chưa từng trở thành thuộc địa của phương Tây ảnh 1

Nhật Bản vươn mình mạnh mẽ, trở thành nước đế quốc vào thế kỷ 19.

1. Ethiopia

7 quốc gia chưa từng trở thành thuộc địa của phương Tây ảnh 2

Ethiopia chịu ảnh hưởng rõ rệt của người Italia.

Trong giai đoạn năm 1880-1900, 90% diện tích lục địa châu Phi rơi vào tay người châu Âu. Các học giả đánh giá Ethiopia là quốc gia nằm ngoài xu hướng này vì sự phản kháng không ngừng của người dân. Giai đoạn năm 1936-1941, phát xít Italia do Benito Mussolini chỉ huy từng kéo quân vào Ethiopia nhưng không để lại bất cứ dấu ấn gì và cũng không xây dựng bất cứ cơ sở hạ tầng nào.

Nhiều binh sĩ quyết định ở lại Ethiopia, giúp mở rộng truyền bá ẩm thực Italia như pizza và mỳ ý.

2. Nhật Bản

Nhật Bản trong lịch sử chưa từng bị người phương Tây biến thành thuộc địa. Quốc gia Đông Á khéo léo kết hợp giữa quân sự, giao thương, ngoại giao và một phần dựa vào khoảng cách để giới hạn sự hiện diện của người phương Tây ở Nhật.

7 quốc gia chưa từng trở thành thuộc địa của phương Tây ảnh 3

Người Nhật chịu ảnh hưởng lớn của nền khoa học kỹ thuật phương Tây.

Giai đoạn thế kỷ 19, nước Nhật rơi vào cuộc nội chiến giữa phe Thiên hoàng do Anh hậu thuẫn và phe Mạc phủ Tokugawa do Pháp hậu thuẫn. Cuộc chiến kết thúc với chiến thắng thuộc về phe Thiên hoàng, mở ra giai đoạn hình thành đế quốc Nhật Bản.

3. Bán đảo Triều Tiên

Khi bán đảo Triều Tiên còn chưa bị phân chia hai miền nam Bắc, Nhật Bản đã thôn tính hoàn toàn vùng đất này bằng Hiệp ước sáp nhập Nhật Bản - Triều Tiên năm 1910. Hiệp ước duy trì hiệu lực cho đến kết thúc Thế chiến 2.

Các cường quốc châu Âu khác cũng từng để mắt đến bán đảo Triều Tiên. Năm 1845, đô đốc hải quân hoàng gia Anh Edward Belcher neo thuyền trên đảo Geomundo (Hàn Quốc ngày nay) và thiết lập căn cứ ở đây.

Người Anh kiểm soát đảo Geomundo trong gần 2 năm, chủ yếu là nhằm ngăn Nga làm điều tương tự, nhưng không mở rộng thêm ảnh hưởng ở bán đảo Triều Tiên.

4. Thái Lan

7 quốc gia chưa từng trở thành thuộc địa của phương Tây ảnh 4

Thái Lan từng được gọi là vương quốc Xiêm.

Thái Lan trong lịch sử duy trì lập trường trung lập giữa hai cán cân quyền lực trong khu vực là Pháp (kiểm soát Đông Dương) và Anh (kiểm soát Myanmar). Nhờ năng lực ngoại giao, cũng như tiếp thu các nền văn hóa phương Tây, vua Thái Lan Chulalongkorn (Rama V) chèo lái đất nước khỏi cảnh đổ máu.

Năm 1932, vương quốc Xiêm đổi tên thành Thái Lan, nghĩa là vùng đất của tự do, để đánh dấu giai đoạn hòa bình và ổn định trong lịch sử .

5. Nepal

Ở thời kỳ cực thịnh, đế quốc Anh kiểm soát tới 1/5 dân số thế giới. Nhưng vẫn có một mảnh đất nhỏ không chịu thần phục. Đó là Nepal.

7 quốc gia chưa từng trở thành thuộc địa của phương Tây ảnh 5

Vua Nepal ngồi bên cạnh các sỹ quan Anh năm 1862.

Sau cuộc chiến Anh-Nepal, công ty Đông Ấn đại diện cho đế quốc Anh, kiểm soát 30% lãnh thổ Nepal. Nhưng Nepal đến cuối cùng chưa bao giờ bị kiểm soát hoàn toàn.

Địa hình vùng núi phức tạp giúp người Nepal giữ vững chủ quyền lãnh thổ, làm nản chí những kẻ xâm lược phương Tây.

6. Tonga

Tonga là một quốc gia nhỏ bé nằm ở Nam Thái Bình Dương. Đế quốc Anh từng đưa hải quân đến hòn đảo, tuyên bố vùng đất này là lãnh thổ bảo hộ của Anh.

Tonga trên danh nghĩa vẫn thuộc quyền bảo hộ của Anh cho đến khi chính thức độc lập vào năm 1970. Các học giả sau này đánh giá Tonga chưa bao giờ là thuộc địa Anh, dù về danh nghĩa đã phải đánh đổi chủ quyền.

Thuyền trưởng James Cook, nhà thám hiểm người Anh, là người đầu tiên phát hiện Tonga vào năm 1773. Ngày nay, trên đảo có một tấm biển đánh dấu nơi vua Tonga từng gặp người Anh năm 1777.

7. Iran

7 quốc gia chưa từng trở thành thuộc địa của phương Tây ảnh 6

Iran từng nhượng đất để đổi lấy độc lập.

Một số quốc gia sẵn sàng đánh đổi một phần nhỏ lãnh thổ để bảo toàn quyền tự chủ. Iran đã nhiều lần nhượng đất cho Nga và Anh, thậm chí trao cả quyền khai thác dầu khí, thuốc lá để đổi lấy độc lập.

Ngày 21/3/1935, quốc vương Reza Shah Pahlavi ra nghị quyết yêu cầu các phái đoàn nước ngoài phải sử dụng thuật ngữ Iran trong các văn bản ngoại giao, đánh dấu sự hình thành của nhà nước Iran ngày nay. Từ trước năm 1935, Iran thường được gọi là Ba Tư (Persia).

Nhà vua Naruhito đăng cơ, Nhật Bản bước sang thời đại mới

Thái tử Naruhito ngày 1/5 chính thức trở thành hoàng đế thứ 126 của Nhật Bản sau lễ thoái vị của vua cha, đưa đất nước bước sang thời đại mới mang tên Lệnh Hòa.

Nhà vua Naruhito đăng cơ, Nhật Bản bước sang thời đại mới
Thái tử Naruhito, 59 tuổi, kế thừa Ngai Hoa Cúc và trở thành nhà vua mới của Nhật Bản trong nghi lễ đăng cơ diễn ra tại Hoàng cung Tokyo sáng 1/5. Ông là hoàng đế thứ 126 của vương triều được cho là lâu đời nhất thế giới còn tồn tại.

Chân dung Thủ tướng Tonga xuất thân thường dân vừa qua đời

(Kiến Thức) - Thủ tướng Tonga Akilisi Pohiva vừa qua đời tại bệnh viện ở Auckland, New Zealand, hưởng thọ 78 tuổi. Sinh thời, ông từng đảm nhiệm nhiều chức vụ quan trọng trong bộ máy chính quyền nước này.

Chân dung Thủ tướng Tonga xuất thân thường dân vừa qua đời
Chan dung Thu tuong Tonga xuat than thuong dan vua qua doi
 Ngày 12/9, Thủ tướng Tonga Akilisi Pohiva đã qua đời tại bệnh viện ở Auckland, một ngày sau khi ông được đưa từ đảo quốc Tonga tới New Zealand để điều trị do biến chứng của bệnh viêm phổi và bệnh gan. Ảnh: UN. 
Chan dung Thu tuong Tonga xuat than thuong dan vua qua doi-Hinh-2
 Được biết, sức khỏe của Thủ tướng Pohiva, 78 tuổi, chuyển biến xấu trong những năm qua, tuy nhiên, ông vẫn làm việc tại văn phòng và thậm chí tham dự Diễn đàn các quốc đảo Thái Bình Dương ở Tuvalu vào tháng trước. Ảnh: NH. 
Chan dung Thu tuong Tonga xuat than thuong dan vua qua doi-Hinh-3
 Sự ra đi của Thủ tướng Pohiva, một người luôn đấu tranh cho dân chủ Tonga, khiến những người dân yêu mến ông cảm thấy tiếc thương. Ảnh: Getty. 
Chan dung Thu tuong Tonga xuat than thuong dan vua qua doi-Hinh-4
 Thủ tướng Pohiva sinh ngày 7/4/1941 tại Fakakakai, Tonga. Ông từng làm giáo viên và sau đó theo học tại Đại học Nam Thái Bình Dương. Ông hoạt động tích cực trong phong trào ủng hộ dân chủ của Tonga vào cuối những năm 1970. Ảnh: Stuff.
Chan dung Thu tuong Tonga xuat than thuong dan vua qua doi-Hinh-5
Thủ tướng Pohiva lần đầu tiên được bầu vào Quốc hội Tonga vào năm 1987. Ảnh: RNZ.  
Chan dung Thu tuong Tonga xuat than thuong dan vua qua doi-Hinh-6
 Sự nghiệp chính trị của ông gắn liền với những cuộc "đấu tranh" với chế độ quân chủ Tonga về dân chủ, minh bạch và tham nhũng. Ông từng bị cầm tù nhưng sau đó được phóng thích. Ảnh: MT. 
Chan dung Thu tuong Tonga xuat than thuong dan vua qua doi-Hinh-7
 Tháng 9/2010, ông Pohiva đã thành lập Đảng Dân chủ của Quần đảo Thân thiện (DPFI), và đã đảm nhiệm nhiều chức vụ quan trọng trong chính phủ nước này. Ảnh: TBC. 
Chan dung Thu tuong Tonga xuat than thuong dan vua qua doi-Hinh-8
 Ông từng giữ chức vụ Bộ trưởng Y tế Tonga trong 9 ngày, từ ngày 4/1/2011 đến ngày 13/1/2011. Ảnh: RNZ. 
Chan dung Thu tuong Tonga xuat than thuong dan vua qua doi-Hinh-9
 Tháng 12/2014, ông Pohiva trở thành Thủ tướng Tonga sau những cải tổ cho phép các cử tri bình thường có tiếng nói hơn trong chính phủ của họ. Ảnh: APR. 
Chan dung Thu tuong Tonga xuat than thuong dan vua qua doi-Hinh-10
 Năm 2017, Quốc vương Tupou VI đã sa thải ông Pohiva bằng cách giải tán Quốc hội và kêu gọi một cuộc bầu cử sớm, nhưng ông Pohiva vẫn tái đắc cử nhiệm kỳ thứ hai. Ảnh: MSN. 

Giải mã hai báu vật hoàng cung dành cho tân vương Nhật Hoàng

(Kiến Thức) - Trong lễ đăng quang của Nhật hoàng Naruhito, 2 báu vật lần đầu tiên xuất hiện trước công chúng là một thanh kiếm và một viên ngọc quý . Đây là những báu vật thiêng, được coi là hiện thân mang tính biểu tượng của vai trò của Nhật hoàng.

Giải mã hai báu vật hoàng cung dành cho tân vương Nhật Hoàng
Giai ma hai bau vat hoang cung danh cho tan vuong Nhat Hoang
Vào ngày 22/10, Nhật hoàng Naruhito làm lễ đăng quang "Sokui no Rei" tại Cung điện Hoàng gia. Trong buổi lễ trọng đại này, lần đầu tiên công chúng nhìn thấy hai báu vật cổ. 

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Kênh đào Panama và 'ân oán' Mỹ - Panama hơn 100 năm

Kênh đào Panama và 'ân oán' Mỹ - Panama hơn 100 năm

Việc Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump gần đây tuyên bố muốn giành lại quyền kiểm soát kênh đào Panama đã dẫn tới căng thẳng trong mối quan hệ hai nước vốn trải qua nhiều thăng trầm trong hơn 100 năm qua.
Cháy rừng tại Mỹ: Thêm nhiều khu vực phải sơ tán

Cháy rừng tại Mỹ: Thêm nhiều khu vực phải sơ tán

Truyền thông địa phương cho biết đám cháy Palisades ở phía Tây thành phố đã chuyển hướng lan về phía Đông Bắc. Chính quyền đã phải ban bố lệnh sơ tán đối với khu vực Brentwood và phía chân đồi của thung lũng San Fernando.