7 nữ cường nhân nức danh sử sách

7 nữ cường nhân nức danh sử sách

(Kiến Thức) - Nữ hoàng Kittur Rani Chennamma, Yaa Asantewaa hay Laskarina Bouboulina... là những phụ nữ sở hữu sức mạnh vô hình và tinh thần quật cường vang danh sử sách.

Yaa Asantewaa sinh vào khoảng năm 1830, được mô tả là Joan of Arc của người châu Phi. Bà được mệnh danh là “Queen Mother” của khu vực Edweso, trước đây thuộc Asante (Anh) và bây giờ là khu vực thuộc Ghana. Trong cuộc chiến chống lại sự cai trị của người Anh, Asantewaa đã có bài phát biểu “để đời” vào ngày 28/3/1900 tuyên bố sẽ không đóng bất kỳ khoản thuế nào và sẵn sàng chiến đấu chống lại các quy tắc, luật lệ độc tài.
Yaa Asantewaa sinh vào khoảng năm 1830, được mô tả là Joan of Arc của người châu Phi. Bà được mệnh danh là “Queen Mother” của khu vực Edweso, trước đây thuộc Asante (Anh) và bây giờ là khu vực thuộc Ghana. Trong cuộc chiến chống lại sự cai trị của người Anh, Asantewaa đã có bài phát biểu “để đời” vào ngày 28/3/1900 tuyên bố sẽ không đóng bất kỳ khoản thuế nào và sẵn sàng chiến đấu chống lại các quy tắc, luật lệ độc tài.
Trong ngày hôm ấy, đã có 4.000 binh sĩ đầu quân theo bà. Họ tổ chức bao vây pháo đài Anh tại Kumasi. Nhưng sau đó, quân đội Anh tăng quân chi viện và bắt được Asantewaa vào ngày 3/3/1901. Cuối cùng, Asantewaa bị bắt và phải sống lưu đày cho đến khi qua đời ở tuổi 90.
Trong ngày hôm ấy, đã có 4.000 binh sĩ đầu quân theo bà. Họ tổ chức bao vây pháo đài Anh tại Kumasi. Nhưng sau đó, quân đội Anh tăng quân chi viện và bắt được Asantewaa vào ngày 3/3/1901. Cuối cùng, Asantewaa bị bắt và phải sống lưu đày cho đến khi qua đời ở tuổi 90.
Corazon (Cory) Aquino – nữ tổng thống nổi tiếng của Philippines được ca ngợi là biểu tượng của nền dân chủ trên thế giới. Bà là người phụ nữ đầu tiên ở châu Á nắm giữ chức vụ nguyên thủ quốc gia. Aquino đã dẫn đầu cuộc nổi dậy "quyền lực của nhân dân" và lật đổ thành công chế độ độc tài Ferdinand Marcos.
Corazon (Cory) Aquino – nữ tổng thống nổi tiếng của Philippines được ca ngợi là biểu tượng của nền dân chủ trên thế giới. Bà là người phụ nữ đầu tiên ở châu Á nắm giữ chức vụ nguyên thủ quốc gia. Aquino đã dẫn đầu cuộc nổi dậy "quyền lực của nhân dân" và lật đổ thành công chế độ độc tài Ferdinand Marcos.
Dân chúng Philippines gọi bà thân mật là Cory và luôn xem bà là biểu tưởng của sự dũng cảm chính trị. Ngày 25/2/1986, Cory Aquino chính thức trở thành Tổng thống Philippines đầu tiên của thời kỳ hậu Marcos. Trong thời gian cầm quyền, bà đã tiến hành những cải cách quan trọng và được người dân ủng hộ. Ảnh: Cựu tổng thống Philippines Corazon Aquino trong bức ảnh chụp năm 2008.
Dân chúng Philippines gọi bà thân mật là Cory và luôn xem bà là biểu tưởng của sự dũng cảm chính trị. Ngày 25/2/1986, Cory Aquino chính thức trở thành Tổng thống Philippines đầu tiên của thời kỳ hậu Marcos. Trong thời gian cầm quyền, bà đã tiến hành những cải cách quan trọng và được người dân ủng hộ. Ảnh: Cựu tổng thống Philippines Corazon Aquino trong bức ảnh chụp năm 2008.
Laskarina Bouboulina là một chỉ huy hải quân Hy Lạp và là thuyền trưởng của cuộc cách mạng đã chiến đấu chống lại Đế quốc Ottoman. Ngày 3/4/1821, Laskarina đã chỉ huy 8 con tàu tham gia kế hoạch phong tỏa pháo đài của người Ottoman tại Nafplion.
Laskarina Bouboulina là một chỉ huy hải quân Hy Lạp và là thuyền trưởng của cuộc cách mạng đã chiến đấu chống lại Đế quốc Ottoman. Ngày 3/4/1821, Laskarina đã chỉ huy 8 con tàu tham gia kế hoạch phong tỏa pháo đài của người Ottoman tại Nafplion.
Sau đó, bà tiếp tục xuôi quân tiến đánh Monemvasia và Pylos trong hai năm và thành lập nhà nước Hy Lạp. Nhưng sau đó, Hy Lạp bị chia rẽ thành nhiều phe phái. Laskarina bị bắt hai lần trước khi phải đi lưu đày. Cuối cùng, bà bị bắn chết do xung đột trong gia đình.
Sau đó, bà tiếp tục xuôi quân tiến đánh Monemvasia và Pylos trong hai năm và thành lập nhà nước Hy Lạp. Nhưng sau đó, Hy Lạp bị chia rẽ thành nhiều phe phái. Laskarina bị bắt hai lần trước khi phải đi lưu đày. Cuối cùng, bà bị bắn chết do xung đột trong gia đình.
Nữ hoàng Mavia của Arabia là một trong những nữ cường nhân lưu danh sử sách. Sau cái chết của chồng là al- Hawari và không có con trai nối dõi, Mavia trở thành nữ hoàng Saracens của người dân ở miền nam Palestine và phía bắc Sinai vào khoảng năm 375. Vào thời điểm đó, bộ lạc của Nữ hoàng Mavia bị Đế chế La Mã phương Đông tấn công và thu phục.
Nữ hoàng Mavia của Arabia là một trong những nữ cường nhân lưu danh sử sách. Sau cái chết của chồng là al- Hawari và không có con trai nối dõi, Mavia trở thành nữ hoàng Saracens của người dân ở miền nam Palestine và phía bắc Sinai vào khoảng năm 375. Vào thời điểm đó, bộ lạc của Nữ hoàng Mavia bị Đế chế La Mã phương Đông tấn công và thu phục.
Khi Hoàng đế La Mã Valens yêu cầu, Nữ hoàng Mavia đã gửi lính đánh thuê ra chiến trường chống lại những người Goths. Sau đó, để chứng minh sức mạnh của mình với đế chế La Mã, Mavia đã thực hiện các cuộc nổi dậy tại các thành phố dọc biên giới Palestine và Ả Rập hay Phoenicia, Palestine và thậm chí cả những nơi xa xôi như Ai Cập. Trước sức mạnh của binh sĩ, quân đội của nữ hoàng Mavia liên tiếp thắng trận và quân địch ở một số nơi đã bỏ chạy trước khi hai bên giao chiến. Cuối cùng, Hoàng đế La Mã Valens đã phải ký hiệp ước hòa bình với Nữ hoàng Mavia kèm theo việc đáp ứng những điều kiện về quyền lực tương xứng cho bà.
Khi Hoàng đế La Mã Valens yêu cầu, Nữ hoàng Mavia đã gửi lính đánh thuê ra chiến trường chống lại những người Goths. Sau đó, để chứng minh sức mạnh của mình với đế chế La Mã, Mavia đã thực hiện các cuộc nổi dậy tại các thành phố dọc biên giới Palestine và Ả Rập hay Phoenicia, Palestine và thậm chí cả những nơi xa xôi như Ai Cập. Trước sức mạnh của binh sĩ, quân đội của nữ hoàng Mavia liên tiếp thắng trận và quân địch ở một số nơi đã bỏ chạy trước khi hai bên giao chiến. Cuối cùng, Hoàng đế La Mã Valens đã phải ký hiệp ước hòa bình với Nữ hoàng Mavia kèm theo việc đáp ứng những điều kiện về quyền lực tương xứng cho bà.
Kittur Rani Chennamma là một nữ hoàng của Ấn Độ đã dẫn đầu một cuộc nổi loạn chống lại nước Anh. Bà sinh ra trong ngôi làng nhỏ Kakati năm 1778. Từ khi còn nhỏ, bà đã được dạy cưỡi ngựa, bắn cung và cả kiếm thuật. Khi 15 tuổi, bà kết hôn với Chennamma Mallasarja Desai. Đây là người cai trị vùng đất Kittur - một công quốc nhỏ ở Ấn Độ.
Kittur Rani Chennamma là một nữ hoàng của Ấn Độ đã dẫn đầu một cuộc nổi loạn chống lại nước Anh. Bà sinh ra trong ngôi làng nhỏ Kakati năm 1778. Từ khi còn nhỏ, bà đã được dạy cưỡi ngựa, bắn cung và cả kiếm thuật. Khi 15 tuổi, bà kết hôn với Chennamma Mallasarja Desai. Đây là người cai trị vùng đất Kittur - một công quốc nhỏ ở Ấn Độ.
Chồng bà qua đời năm 1816 và con trai duy nhất của họ đã chết ngay sau đó. Trong cuộc chiến kéo dài 12 ngày với quân đội Anh, Chennamma đã chiến đấu hết mình. Tuy nhiên, một số kẻ đã phá hoại kho thuốc súng, khiến cuộc chiến của bà thất bại. Do đó, cuộc chiến mà bà lãnh đạo đã gặp thất bại và Chennamma bị bắt làm tù nhân cho đến khi qua đời vào năm 1829.
Chồng bà qua đời năm 1816 và con trai duy nhất của họ đã chết ngay sau đó. Trong cuộc chiến kéo dài 12 ngày với quân đội Anh, Chennamma đã chiến đấu hết mình. Tuy nhiên, một số kẻ đã phá hoại kho thuốc súng, khiến cuộc chiến của bà thất bại. Do đó, cuộc chiến mà bà lãnh đạo đã gặp thất bại và Chennamma bị bắt làm tù nhân cho đến khi qua đời vào năm 1829.
Leymah Gbowee đã đứng đầu phong trào phụ nữ phản đối chiến tranh của phụ nữ Liberia. Bà góp phần quan trọng trong việc kết thúc cuộc nội chiến khiến hơn 250.000 người chết trong 14 năm và lập lại hòa bình tại nước này.
Leymah Gbowee đã đứng đầu phong trào phụ nữ phản đối chiến tranh của phụ nữ Liberia. Bà góp phần quan trọng trong việc kết thúc cuộc nội chiến khiến hơn 250.000 người chết trong 14 năm và lập lại hòa bình tại nước này.
Với những thành tựu đã đạt được, Leymah Gbowee đã được trao giải Nobel Hòa bình năm 2011.
Với những thành tựu đã đạt được, Leymah Gbowee đã được trao giải Nobel Hòa bình năm 2011.
Nữ bá tước Emilia Plater là một trong những nữ anh hùng vang danh sử sách Ba Lan vào thế kỷ XIX. Mặc dù là phụ nữ nhưng Emilia rất giỏi kiếm thuật. Năm 1831, tin tức về cuộc nổi dậy ở Warsaw diễn ra vào tháng 2/1830 lan truyền đến Wilno. Những người yêu nước Ba Lan ở Wilno bắt đầu kế hoạch nổi dậy của riêng mình và không cho phép Emilia tham gia các cuộc họp vì bà là nữ giới.
Nữ bá tước Emilia Plater là một trong những nữ anh hùng vang danh sử sách Ba Lan vào thế kỷ XIX. Mặc dù là phụ nữ nhưng Emilia rất giỏi kiếm thuật. Năm 1831, tin tức về cuộc nổi dậy ở Warsaw diễn ra vào tháng 2/1830 lan truyền đến Wilno. Những người yêu nước Ba Lan ở Wilno bắt đầu kế hoạch nổi dậy của riêng mình và không cho phép Emilia tham gia các cuộc họp vì bà là nữ giới.
Với khát vọng đóng góp công sức cho cuộc cách mạng, Emilia đã cắt tóc ngắn, mặc quân phục và tập hợp lực lượng gồm 500 máy bay chiến đấu Lithuania. Đội quân của bà đã đẩy lùi một sư đoàn bộ binh của Nga năm 1831. Tuy nhiên, bà đã qua đời vì bạo bệnh vào tháng 12/1831. Cuộc nổi dậy mà bà dẫn đầu cũng thất bại.
Với khát vọng đóng góp công sức cho cuộc cách mạng, Emilia đã cắt tóc ngắn, mặc quân phục và tập hợp lực lượng gồm 500 máy bay chiến đấu Lithuania. Đội quân của bà đã đẩy lùi một sư đoàn bộ binh của Nga năm 1831. Tuy nhiên, bà đã qua đời vì bạo bệnh vào tháng 12/1831. Cuộc nổi dậy mà bà dẫn đầu cũng thất bại.

GALLERY MỚI NHẤT