7 kiểu làm mẹ thất bại điển hình

Người mẹ đóng một vai trò rất quan trọng trong việc nuôi dạy trẻ nhỏ. Tuy nhiên, không hiếm trường hợp, các mẹ thường để cảm xúc lấn át lý trí, dạy con không khoa học.

Dưới đây là 3 kiểu làm mẹ thất bại điển hình, là nỗi khiếp đảm của các con, là nguyên nhân chính dẫn tới việc trẻ tự ti, khó thành công trong tương lai.
1. Mẹ hơi tý là nổi cáu với con
Có thể nói rằng, mỗi một cặp cha mẹ đều là lần đầu tiên làm cha mẹ, cho nên trong quá trình mẹ nuôi dạy bé sẽ có rất nhiều vấn đề tạm thời không giải quyết được. Ví dụ trẻ khóc nhè nửa đêm, dỗ dành kiểu gì cũng không chịu nín; hay mẹ đã cấm chạy lên lầu nhưng trẻ vẫn cứ làm, kết quả khiến mẹ phải chạy lên tìm con. Những tình huống như vậy sẽ khiến bạn cảm thấy bất lực, mất kiểm soát và nổi cáu với trẻ.
Ngoài ra trong quá trình nuôi dạy con, có thể bạn và ông xã thường xuyên cãi nhau vì cách dạy dỗ, không khống chế được cảm xúc bạn trút hết những bực tức lên đầu trẻ. Tuy nhiên sau đó bạn lại cảm thấy hối hận, nhận ra rằng không nên nổi cáu với trẻ. Nhưng, một khi trẻ bị tổn thương, sẽ gây ra rất nhiều tác động tiêu cực, ảnh hưởng tới sự phát triển tâm lý của trẻ. Vì vậy, các mẹ tuyệt đối không được tùy tiện nổi cáu.
7 kieu lam me that bai dien hinh
Ảnh minh hoạ 
2. Mẹ quá vất vả
Mẹ thuộc nhóm này là kiểu người rất tự hào là mình có thể dễ dàng nuôi dạy được một đứa con lớn như thế này.
Luôn thức khuya dậy sớm lo cho con. Sáng sớm lo đi chợ, nấu ăn, đưa con đến trường, cho con làm bài tập về nhà sau giờ học và giặt quần áo đến nửa đêm.
Chăm chỉ và giản dị, đây là đức tính thường thấy ở những người phụ Á Đông và cũng là phẩm chất của một người vợ và người mẹ tốt.
Tuy nhiên, mẹ làm tất cả mọi thứ cho con chỉ càng khiến chúng thêm buồn chán và mặc cảm. Khiến chúng có ác cảm với đồng tiền. Những bất lợi này sẽ càng vượt xa lợi ích khi trẻ trưởng thành.
3. Mẹ luôn áy náy và không ngừng nhận lỗi về mình
Phần lớn cha mẹ người Đức rất nghiêm khắc trong việc nuôi dạy con cái, họ thường để con tự trải nghiệm cảm giác thất bại, trẻ cần biết chịu trách nhiệm cho hành động của mình trước tiên.
Ngược lại, nhiều ông bố, bà mẹ Á đông thường có tâm lý không an tâm, thậm chí áy náy khi để con tự do phát triển, với ý nghĩ trẻ có thể sai lầm, vấp ngã. Chẳng hạn, nếu trẻ quên đồ ở nhà, sau đó trách móc mẹ đã không nhắc mình, khiến bé bị cô giáo mắng. Người mẹ đã nhận lỗi về mình: "Mẹ sai rồi, mẹ bận quá, mẹ xin lỗi con".
Tuy nhiên, đây là một hành động sai lầm của mẹ, bởi nó khiến đứa trẻ hình thành tâm lý khi gặp rắc rối sẽ luôn tìm đối tượng để đổ lỗi, thay vì chịu trách nhiệm và tự tìm ra nguyên nhân cốt lõi của vấn đề và sửa nó.
7 kieu lam me that bai dien hinh-Hinh-2
Ảnh minh hoạ 
4. Mẹ không nhẫn nại với con, việc gì cũng tự quyết
Các mẹ nên biết rằng, trẻ nhỏ là một sinh mệnh độc lập. Mặc dù là con, nhưng các bé vẫn có quyền lợi bày tỏ suy nghĩ và nguyện vọng của mình.
Có rất nhiều phụ huynh luôn cho rằng trẻ con còn nhỏ, chưa vào đời, dễ mắc sai lầm... thế là tước đi quyền lợi của trẻ, không có sự nhẫn nại để ngồi xuống lắng nghe con nói. Ví dụ con không muốn đi học múa, trong khi đó bạn lại cảm thấy con gái đi học múa rất đẹp, ép con đi học bằng được.
Bạn luôn viện mọi cớ để lơ đi những nguyện vọng của con, bỏ ngoài tai những lời nói tâm sự của trẻ. Như vậy, lâu dài sẽ khiến khoảng cách giữa bạn và con mình ngày càng xa hơn, cuối cùng trẻ sẽ không muốn nói ra suy nghĩ của mình cho bạn nghe.
5. Mẹ quá bao bọc
Nhóm bà mẹ này nuôi con dựa trên kỹ năng sinh tồn. Vì quá yêu thương, trân quý con cái nên họ lo sợ rằng con sẽ bị tổn thương dù chỉ một chút. Vì vậy, họ càng bảo bọc con của mình kỹ hơn.
Thế giới ngày nay rất phức tạp và có nhiều nguy hiểm, những đứa trẻ này khi trưởng thành và bước ra đời sẽ gặp khó khăn khi sống tự lập do lúc nào cũng đã có mẹ che chở.
Ngày nay các bà mẹ thường hay than thở: Xã hội này còn có điều gì đáng tin? Sữa bột, các sản phẩm chăm sóc da, các loại vaccine, môi trường giáo dục... đều không an toàn.
Việc bảo bọc con quá mức dường như rất suôn sẻ và thoải mái, nhưng kết quả là chúng trở nên yếu đuối và khép kín, rụt rè và bất tài.
7 kieu lam me that bai dien hinh-Hinh-3
Ảnh minh hoạ 
6. Mẹ luôn muốn kiểm soát tất cả
Kiểu người mẹ này luôn coi sự ngoan ngoãn, vâng lời là tiêu chí đánh giá phẩm chất của đứa trẻ. Trong mắt nhiều bà mẹ, trẻ không làm theo định hướng, kế hoạch của mình mà thể hiện suy nghĩ cá nhân, đưa ra quyết định cá nhân là "chống đối, nổi loạn". Kể cả khi trẻ trưởng thành, mẹ vẫn kiểm soát tất cả, khiến con trở thành người không có suy nghĩ độc lập.
Không ít người mẹ có hành vi ích kỷ, đó là lấy những mong muốn chưa thực hiện được của bản thân áp đặt lên con cái. Nhiều bậc cha mẹ sự nghiệp không thành đạt đã dồn tâm huyết, kỳ vọng lên con. Chính vì muốn con phát triển theo suy nghĩ của mình, nên cảm xúc của đứa trẻ đều bị bỏ qua.
Cốt lõi của việc giáo dục là "thưa thì thông, đầy thì nghẹn". Đứa trẻ nếu khó sống theo ý mình, chúng sẽ cảm thấy không thể nào thông suốt, chỉ biết cách dựa vào bố mẹ để có được sự giúp đỡ. Về lâu dài, đây là một cái vòng luẩn quẩn, sai lầm trong việc dạy dỗ con.
7. Những bà mẹ thích so sánh
7 kieu lam me that bai dien hinh-Hinh-4
Ảnh minh hoạ
Thực sự rất khó để tìm được một người phụ nữ không thích so sánh trên cõi đời này cả. Chúng ta không thể phủ nhận rằng, sự so sánh thúc đẩy con người ta tiến bộ, nhưng dùng sự so sánh đối với con trẻ thì phản tác dụng.
Các bậc phụ huynh tuyệt đối chớ đem cái tâm hư vinh của mình lây sang con cái. Chớ thấy con nhà người ta nay thi được giải nhất thì về mắng con xơi xơi, bắt con lần sau cũng phải được giải nhất. Chớ thấy con nhà người ta học lớp đấu kiếm rồi về hỏi con có thích hay không, kết quả chẳng cần biết thích hay không vẫn cứ cho đi học.
Nếu cứ như vậy, bạn sẽ không trở nên tốt hơn được, con bạn cũng không tốt hơn được và vô hình chung điều này tạo cho con tâm thái tự ti, luôn sợ không hơn được người khác. Và rồi, sau này quá trình trưởng thành của bé rất mệt mỏi.
Suy cho cùng, điều chúng ta muốn là con có một cuộc sống hạnh phúc, chứ không phải con đi chiến đấu với "con nhà người ta.

Mẫu nhí đáng yêu đóng con gái Quỳnh Kool trong “Đừng làm mẹ cáu“

Nguyễn Ngọc An Nhiên (Cherry An Nhiên) vào vai con gái Quỳnh Kool trong bộ phim "Đừng làm mẹ cáu" đang lên sóng.

Mẫu nhí đáng yêu đóng con gái Quỳnh Kool trong “Đừng làm mẹ cáu“
Mau nhi dang yeu dong con gai Quynh Kool trong “Dung lam me cau“
Nguyễn Ngọc An Nhiên (Cherry An Nhiên) là diễn viên nhí của phim "Đừng làm mẹ cáu". 

Tình duyên của dàn sao phim “Đừng làm mẹ cáu”

Đóng phim “Đừng làm mẹ cáu”, Quỳnh Kool, Nhan Phúc Vinh, Quỳnh Lương, Bình An có đường tình duyên khác nhau.

Tình duyên của dàn sao phim “Đừng làm mẹ cáu”
Tinh duyen cua dan sao phim “Dung lam me cau”
 Trong phim “Đừng làm mẹ cáu”, Quỳnh Kool vào vai mẹ đơn thân. Ngoài đời, cô từng hẹn hò một quay phim kém cô một tuổi tên Đức Hải. Cả hai quen nhau trong một dự án làm phim. Năm 2019, nữ diễn viên vướng nghi vấn chia tay người yêu kém tuổi. Năm 2020, Quỳnh Kool xác nhận chuyện tình tan vỡ từ lâu. Ảnh: FBNV

Sức hút từ phim truyền hình 'Đừng làm mẹ cáu'

Bộ phim Đừng làm mẹ cáu được người xem dành nhiều tình cảm bởi những cảm xúc nhẹ nhàng và thông điệp chữa lành thông qua những nhân vật người tốt nhưng chứa nhiều tổn thương.

Sức hút từ phim truyền hình 'Đừng làm mẹ cáu'

Đừng làm mẹ cáu đang đi đến những tập cuối và dần mở những nút thắt trong mối quan hệ của các nhân vật. Trái với những bộ phim gây chú ý bằng nội dung ồn ào hay những tình huống gây ức chế, thậm chí gây sốc bằng những cảnh nóng hay đánh ghen, Đừng làm mẹ cáu chinh phục người xem bởi những tình huống nhẹ nhàng len lỏi vào cảm xúc của khán giả.

Một trong những biên kịch của phim là mẹ đơn thân và có lẽ chính những trải nghiệm cá nhân của tác giả đã mang đến cho phim những tình huống chân thực, đời thường, không lên gân cốt nhưng gần gũi với người xem.

Suc hut tu phim truyen hinh 'Dung lam me cau'

Phim Đừng làm mẹ cáu là hành trình chinh phục khó khăn của Hạnh - một người mẹ đơn thân bất đắc dĩ. Cô phải từ bỏ ước mơ du học, từ bỏ cả tình yêu đầu đời, hứng chịu nhiều điều tiếng và cả sự hiểu lầm để nuôi con gái của người chị không cùng huyết thống. Khó khăn bủa vây Hạnh suốt 7 năm tuổi trẻ nhưng cô ngẩng cao đầu trong mọi hoàn cảnh, không khi nào bỏ cuộc.

Sự hy sinh của Hạnh không vô ích khi cô có Happi, bé gái tình cảm và thông minh được mọi người yêu mến. Và cũng từ Happi, Hạnh dần chinh phục được Quân - chàng giám đốc điển trai có phần lạnh lùng nhưng lại mang trái tim ấm áp.

Quân cũng như Hạnh từng bị tổn thương trong tình cảm, sống trong hiểu lầm với người mẹ đẻ anh cứ ngỡ đã bỏ rơi mình. Nhưng rồi khoảnh cách giữa họ dần nhỏ lại, hiểu lầm được hóa giải và chỉ còn tình yêu thương ở lại.

Suc hut tu phim truyen hinh 'Dung lam me cau'-Hinh-2

Trong phim, khán giả còn yêu thích nhân vật Thêu, một anh chàng mồ côi thích màu hồng được mẹ Quân bao bọc và coi bà như người thân.

Đó còn là tình bạn thân thiết của Happi và Voi qua diễn xuất đáng yêu của hai bạn nhỏ mới 6-7 tuổi là An Nhiên và Tuấn Phong. Trong phim, người xem còn thích thú với mối quan hệ của Vy và Khôi. Họ ràng buộc với nhau bằng bé Voi và bản hợp đồng hôn nhân. Dù ban đầu không đến với nhau bằng tình yêu thực sự nhưng Vy và Khôi luôn có trách nhiệm với con, dành cho Voi mái ấm hạnh phúc.

Khác với những bộ phim khai thác nhân vật mẹ chồng khó ưa để gây chú ý, Đừng làm mẹ cáu xây dựng nhân vật mẹ chồng Vy vô cùng thú vị, luôn đứng ra bảo vệ gia đình con trai. Bà sẵn sàng thay mặt con dâu đi đánh ghen và tìm mọi cách để Vy và Khôi ở bên nhau. Có lẽ chính vì những lý do này mà lượng fan của Đừng làm mẹ cáu ngày càng đông đảo, giúp phim dẫn đầu tỷ suất người xem trong nước.

Suc hut tu phim truyen hinh 'Dung lam me cau'-Hinh-3

Nửa cuối phim, Đừng làm mẹ cáu tạo kịch tính với sự trở về của người yêu cũ của Hạnh và Khôi như một phép thử cho mối quan hệ giữa họ, để Vy nhận ra mình đã yêu Khôi và Quân biết mình có tình cảm thực sự với Hạnh.

Ngoại trừ nhân vật Mai Anh - kẻ luôn đố kỵ với Hạnh và Yến - cô người yêu cũ đáng ghét của Khôi, tất cả các nhân vật đều là người tốt. Đặc biệt, Happi, Voi cùng Thêu xuất hiện có ý nghĩa kết nối các nhân vật trong phim, giúp họ chữa lành và hóa giải những mâu thuẫn tình cảm khó nói ra.

Chính vì không nhồi vào phim những nhân vật gây ức chế người xem, Đừng làm mẹ cáu được khán giả đón nhận nhiệt liệt như một cách giải trí nhẹ nhàng sau những giờ phút làm việc hay học hành căng thẳng.

Suc hut tu phim truyen hinh 'Dung lam me cau'-Hinh-4

Đừng làm mẹ cáu rất ít tình huống lên gân, không có những lời thoại đao to búa lớn, những tuyên ngôn "dạy đời" của các nhân vật hay những hình ảnh hào nhoáng. Bộ phim chinh phục người xem bởi sự nhẹ nhàng, những tình tiết và lời thoại đời thường. Đặc biệt, diễn xuất của các diễn viên đều rất tự nhiên và hợp vai.

Quỳnh Kool, Nhan Phúc Vinh, Bình An, Quỳnh Lương, Hương Giang, Anh Đức và hai diễn viên nhí An Nhiên, Tuấn Phong đều đã có những vai diễn thành công. Chính họ cùng kịch bản hấp dẫn giúp phim càng về cuối càng được yêu thích và không ai muốn nói lời chia tay với bộ phim.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Nam giới ăn gì bổ tinh hoàn?

Nam giới ăn gì bổ tinh hoàn?

Một chế độ dinh dưỡng lành mạnh không chỉ giúp cải thiện sức khỏe toàn diện mà còn nâng cao chức năng tinh hoàn, hỗ trợ quá trình sinh tinh và sản xuất hormone sinh dục.