7 cách phòng chống bệnh ung thư

7 cách phòng chống bệnh ung thư

(Kiến Thức) - Sau đây là 7 giải pháp phòng tránh được rút ra từ nghiên cứu mang tên How to Prevent Cancer do nhóm bác sĩ chuyên khoa người Mỹ Dard BrownStein đứng đầu.

1. Tránh xa thuốc lá. Khói thuốc là nguyên nhân hàng đầu gây ung thư phổi ở cả đàn ông lẫn phụ nữ. Ngoài ra, thuốc lá còn làm gia tăng bệnh tim mạch, đột quỵ tim, đục thủy tinh thể, sinh non, sinh thiếu cân, gãy xương hông, bệnh về phổi, họng và gây ung thư dạ dày. Lý do, khói thuốc lá có chứa hàng trăm hóa chất độc hại, như asen, benzen, cadmium, polonium -210, vinyl clorua, formaldehyde và các hóa chất độc hại khác.
1. Tránh xa thuốc lá. Khói thuốc là nguyên nhân hàng đầu gây ung thư phổi ở cả đàn ông lẫn phụ nữ. Ngoài ra, thuốc lá còn làm gia tăng bệnh tim mạch, đột quỵ tim, đục thủy tinh thể, sinh non, sinh thiếu cân, gãy xương hông, bệnh về phổi, họng và gây ung thư dạ dày. Lý do, khói thuốc lá có chứa hàng trăm hóa chất độc hại, như asen, benzen, cadmium, polonium -210, vinyl clorua, formaldehyde và các hóa chất độc hại khác.
2. Duy trì hàm lượng i ốt hợp lý. Mất cân bằng nội tiết tố làm gia tăng ung thư tuyến giáp, ung thư vú và tuyến tiền liệt. Thiếu i ốt làm tăng bệnh bướu cổ, cường giáp, suy giáp, basadow, ung thư tuyến giáp, làm chậm sự trao đổi chất, tăng cân, mất ngủ, mệt mỏi, trầm cảm, nếu không được kiểm soát kịp thời có thể phát triển thành ung thư. Riêng ở phụ nữ nếu thiếu iốt còn gia tăng 30 lần mắc bệnh các mô liên kết (mô sần), tiền thân của ung thư vú.
2. Duy trì hàm lượng i ốt hợp lý. Mất cân bằng nội tiết tố làm gia tăng ung thư tuyến giáp, ung thư vú và tuyến tiền liệt. Thiếu i ốt làm tăng bệnh bướu cổ, cường giáp, suy giáp, basadow, ung thư tuyến giáp, làm chậm sự trao đổi chất, tăng cân, mất ngủ, mệt mỏi, trầm cảm, nếu không được kiểm soát kịp thời có thể phát triển thành ung thư. Riêng ở phụ nữ nếu thiếu iốt còn gia tăng 30 lần mắc bệnh các mô liên kết (mô sần), tiền thân của ung thư vú.
3. Tránh xa hóa chất tổng hợp và sinh vật gây biến đổi gen. Con người có thể dễ dàng bị nhiễm rất nhiều loại hóa chất độc hại như: thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ, phụ gia chăn nuôi, chất khánh sinh, chất tăng trọng, nạn ô nhiễm môi trường và thực phẩm từ sinh vật biến đổi gen (GMO)...Điều này làm gia tăng các loại bệnh nan y, trong đó có bệnh ung thư.
3. Tránh xa hóa chất tổng hợp và sinh vật gây biến đổi gen. Con người có thể dễ dàng bị nhiễm rất nhiều loại hóa chất độc hại như: thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ, phụ gia chăn nuôi, chất khánh sinh, chất tăng trọng, nạn ô nhiễm môi trường và thực phẩm từ sinh vật biến đổi gen (GMO)...Điều này làm gia tăng các loại bệnh nan y, trong đó có bệnh ung thư.
4. Tránh ăn nhiều đường kết tinh, muối, bột mì và mỡ. Mọi thức ăn chúng ta dùng đều chuyển hóa thành đường nhưng thừa đường sẽ gây bất lợi cho cơ thể. Những viên đường tinh luyện ngon mắt, ngon miệng, dễ nghiện nhưng lại giúp khối u tăng trưởng và đồng thời cũng ức chế hệ miễn dịch. Muối, tinh bột và mỡ cũng được xem là thực phẩm không có lợi, gia tăng bệnh ung thư viêm khớp, tiểu đường và bệnh tim.
4. Tránh ăn nhiều đường kết tinh, muối, bột mì và mỡ. Mọi thức ăn chúng ta dùng đều chuyển hóa thành đường nhưng thừa đường sẽ gây bất lợi cho cơ thể. Những viên đường tinh luyện ngon mắt, ngon miệng, dễ nghiện nhưng lại giúp khối u tăng trưởng và đồng thời cũng ức chế hệ miễn dịch. Muối, tinh bột và mỡ cũng được xem là thực phẩm không có lợi, gia tăng bệnh ung thư viêm khớp, tiểu đường và bệnh tim.
5. Tránh xa và khử kim loại nặng trong cơ thể. Kim loại nặng như thủy ngân, chì, cadmium, asen, nickel… sẽ làm giảm chức năng của hệ miễn dịch, gây tổn thương hệ miễn dịch và phát sinh nhiều bệnh nan y. Chúng đi vào cơ thể qua thực phẩm nhiễm độc, nhất là cá nhiễm thủy ngân, bằng con đường tiêm chủng hay hàn trám răng cho tới đồ ăn thức uống hàng ngày.
5. Tránh xa và khử kim loại nặng trong cơ thể. Kim loại nặng như thủy ngân, chì, cadmium, asen, nickel… sẽ làm giảm chức năng của hệ miễn dịch, gây tổn thương hệ miễn dịch và phát sinh nhiều bệnh nan y. Chúng đi vào cơ thể qua thực phẩm nhiễm độc, nhất là cá nhiễm thủy ngân, bằng con đường tiêm chủng hay hàn trám răng cho tới đồ ăn thức uống hàng ngày.
6. Tránh phơi nhiễm bức xạ. Các xét nghiệm phóng xạ trong y tế như bức xạ ion hóa được xem là nguyên nhân gây ung thư, có thể gây tổn thương ADN tế bào, làm cho tế bào phát triển bất thường và dẫn đến ung thư. X-quang nha khoa, chiếu chụp tuyến vú, scan PET (công nghệ phát xạ positron), và chụp cắt lớp vi tính (CT scan) - 2 kỹ thuật này có mức bức xạ tăng từ 50 đến 100 lần so với bức xạ của chụp X-quang.
6. Tránh phơi nhiễm bức xạ. Các xét nghiệm phóng xạ trong y tế như bức xạ ion hóa được xem là nguyên nhân gây ung thư, có thể gây tổn thương ADN tế bào, làm cho tế bào phát triển bất thường và dẫn đến ung thư. X-quang nha khoa, chiếu chụp tuyến vú, scan PET (công nghệ phát xạ positron), và chụp cắt lớp vi tính (CT scan) - 2 kỹ thuật này có mức bức xạ tăng từ 50 đến 100 lần so với bức xạ của chụp X-quang.
7. Xét nghiệm thiếu hụt vitamin, khoáng chất. Đặc biệt là xét nghiệm sự thiếu hụt của 10 vitamin và khoáng chất, gồm iốt, vitamin B12, magiê, vitamin C, vitamin B1 ( thiamin ), vitamin D, lưu huỳnh, kẽm, crôm và kali. Một khi biết được thừa thiếu các loại dưỡng chất này, bác sỹ sẽ điều chính, bổ xung để tăng cường sức khỏe cho hệ thống miễn dịch và hạn chế những căn bệnh nan y nguy hiểm.
7. Xét nghiệm thiếu hụt vitamin, khoáng chất. Đặc biệt là xét nghiệm sự thiếu hụt của 10 vitamin và khoáng chất, gồm iốt, vitamin B12, magiê, vitamin C, vitamin B1 ( thiamin ), vitamin D, lưu huỳnh, kẽm, crôm và kali. Một khi biết được thừa thiếu các loại dưỡng chất này, bác sỹ sẽ điều chính, bổ xung để tăng cường sức khỏe cho hệ thống miễn dịch và hạn chế những căn bệnh nan y nguy hiểm.

GALLERY MỚI NHẤT