Đau đầu kéo dài khiến chúng ta khó tập trung làm việc và sinh hoạt. Ảnh: Pexels. |
Đau đầu khiến chúng ta khó tập trung để làm những việc mình muốn như đọc sách, nghe nhạc, chạy bộ hay làm việc. Những cơn đau đầu tái phát liên tục hoặc dường như không bao giờ biến mất có thể khiến cuộc sống của chúng ta trở nên khó khăn hơn.
Nhiều người đôi khi cảm thấy đau đầu, nhưng nếu bạn bị đau đầu ít nhất 15 ngày/ tháng trong 3 tháng liên tiếp, bạn có thể mắc một số loại đau đầu mạn tính.
Đau nửa đầu là tình trạng thần kinh ảnh hưởng đến hệ thần kinh và gây ra các triệu chứng như:
- Đau đầu từ vừa đến nặng ở một hoặc cả hai bên đầu.
- Nhạy cảm với ánh sáng, âm thanh và mùi hương.
- Buồn nôn và chóng mặt.
- Lú lẫn, cáu kỉnh và thay đổi tâm trạng.
- Thay đổi tầm nhìn như nhìn thấy các điểm mờ, ánh sáng hoặc điểm nhấp nháy.
Chứng đau nửa đầu có thể kéo dài từ 4 giờ đến 3 ngày. Các nhà nghiên cứu vẫn chưa tìm ra chính xác nguyên nhân, nhưng bệnh này có thể do một số hóa chất và hormone trong não như estrogen và serotonin.
Ai cũng có thể mắc chứng đau nửa đầu mạn tính. Tiến sĩ Dimitar Marinov, bác sĩ y khoa, trợ lý giáo sư về Y tế Dự phòng và Dinh dưỡng tại Đại học Y khoa Varna và tiến sĩ Ketan Parmar, bác sĩ tâm thần kinh tại Mumbai, cho biết bạn có nhiều khả năng gặp phải chứng đau này nếu:
- Mất ngủ hoặc ngưng thở khi ngủ.
- Tiêu thụ nhiều caffeine.
- Lo âu, trầm cảm hoặc rối loạn căng thẳng sau chấn thương (PTSD).
- Căng thẳng mạn tính.
Nếu bạn thường xuyên bị đau nửa đầu, hãy liên hệ với bác sĩ để được kê thuốc giảm triệu chứng và ngăn ngừa hoặc giảm tần suất đau nửa đầu mạn tính.
Theo tiến sĩ Marinov, đau đầu do căng thẳng gây ra cơn đau như bị sợi dây quấn chặt quanh đầu. Các triệu chứng của loại đau đầu mạn tính này bao gồm:
- Đau, nhức đầu âm ỉ.
- Đau ở cổ, vai và da đầu.
- Cảm giác áp lực quanh đầu.
Không giống như đau nửa đầu, đau đầu do căng thẳng không gây buồn nôn. Nhưng chúng gây ra cơn đau nhẹ đến trung bình, có thể kéo dài vài ngày hoặc vài tuần, theo tiến sĩ Parmar.
Những cơn đau này rất phổ biến nếu bạn có tiền sử gia đình bị đau đầu, viêm khớp hoặc đau cơ xơ hóa. Chuyên gia vẫn chưa xác định được nguyên nhân cụ thể, nhưng các yếu tố như căng thẳng, căng cơ ở đầu và cổ có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh.
Bạn có thể điều trị đau đầu do căng thẳng bằng thuốc giảm đau không kê đơn như aspirin, ibuprofen và naproxen. Bác sĩ cũng có thể kê đơn thuốc chống trầm cảm 3 vòng như protriptyline và amitriptyline để giảm tần suất cơn đau đầu.
Cơn đau đầu xuất hiện sau khi bạn bị chấn thương ở đầu được gọi là đau đầu sau chấn thương. Nó thường xảy ra trong vòng một tuần và biến mất trong vòng 3 tháng sau chấn thương đầu, theo tiến sĩ Marinov.
Tuy nhiên, nó vẫn kéo dài hơn 3 tháng sau chấn thương và có một số triệu chứng giống như đau nửa đầu cũng như đau đầu do căng thẳng như:
- Mất ngủ.
- Buồn nôn và ói mửa.
- Chóng mặt và các vấn đề về trí nhớ.
- Nhạy cảm với ánh sáng và âm thanh.
- Đau đầu từ nhẹ đến nặng có thể ảnh hưởng đến cổ, mắt, trán, đỉnh đầu, lưng và hai bên đầu.
Tùy thuộc vào tình trạng cụ thể, bạn có thể điều trị chứng đau đầu này bằng thuốc giảm đau không kê đơn như ibuprofen hoặc naproxen. Ngoài ra, bác sĩ có thể đề xuất cách điều trị khác như phương pháp nhận thức hành vi (CBT), châm cứu và vật lý trị liệu.
Một số loại đau đầu mạn tính có thể khiến chúng ta nhạy cảm với âm thanh và ánh sáng. Ảnh: Pexels. |
Cơn đau đầu này thường xảy ra đột ngột ở người không có tiền sử đau đầu. Tiến sĩ Marinov cho biết nó có thể tiếp tục gây đau sau hơn 3 ngày và trong ít nhất 3 tháng liên tiếp. Triệu chứng chính của NDPH bao gồm:
- Đau nhẹ đến vừa ở một hoặc cả hai bên đầu.
- Buồn nôn và ói mửa.
- Nhạy cảm với ánh sáng và âm thanh.
Trong nhiều trường hợp, thuốc giảm đau không kê đơn dường như không hiệu quả với cơn đau đầu này, mặc dù các chuyên gia không biết chính xác lý do.
Đau nửa đầu liên tục là loại đau đầu hiếm gặp mà không rõ nguyên nhân. Nó phổ biến hơn ở phụ nữ và người trong độ tuổi 20-40.
Với kiểu đau đầu này, bạn sẽ bị đau cả ngày trong ít nhất 3 tháng liên tục. Cơn đau từ trung bình đến nặng và chỉ ảnh hưởng đến một bên đầu. Các triệu chứng khác bao gồm:
- Sổ mũi.
- Cảm giác bồn chồn.
- Chảy nước mắt hoặc mắt đỏ ở cùng bên đầu bị đau.
- Mí mắt bị sụp xuống hoặc đồng tử thu hẹp ở cùng bên đầu bị đau.
Hầu hết thuốc giảm đau không có hiệu quả với đau nửa đầu liên tục. Bác sĩ có thể kê đơn thuốc chứa indomethacin (loại thuốc chống viêm) để điều trị cơn đau đầu này.
Đau đầu hồi ứng còn được gọi là đau đầu do lạm dụng thuốc. Cơn đau xảy ra do việc sử dụng thường xuyên và kéo dài các loại thuốc giảm đau đầu tức thời.
Uống những thuốc này nhiều hơn liều khuyến cáo hàng ngày cũng có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh. Nhiều loại thuốc đau đầu khác nhau có thể gây ra chứng đau đầu hồi ứng bao gồm:
- Thuốc giảm đau không kê đơn như acetaminophen và aspirin.
- Sự kết hợp của thuốc giảm đau không kê đơn và caffeine hoặc thuốc an thần.
- Thuốc trị đau nửa đầu như triptan.
- Thuốc giảm đau nhóm opioid như codeine.
Chuyên gia chăm sóc sức khỏe có thể chẩn đoán loại đau đầu này nếu bạn bị đau đầu từ 15 ngày trở lên mỗi tháng trong 3 tháng liên tiếp và đang dùng thuốc giảm đau không kê đơn hay theo toa.
Triệu chứng khác của đau đầu hồi ứng như buồn nôn, các vấn đề về bộ nhớ, hay bồn chồn. Nó thường sẽ không biến mất cho đến khi bạn ngừng dùng thuốc giảm đau. Vì vậy, nó có thể sẽ tiến triển nghiêm trọng hơn trước khi thuyên giảm.
Đau đầu cụm là loại đau đầu hiếm gặp, xảy ra theo chu kỳ hoặc theo cụm và có thể kéo dài từ 15 ngày đến vài tháng.
Sau giai đoạn đau đầu theo cụm, bạn sẽ ngay lập tức trải qua khoảng thời gian không đau được gọi là giai đoạn thuyên giảm. Nó có thể kéo dài từ vài tuần đến vài năm. Các triệu chứng của đau đầu cụm bao gồm:
- Mắt đỏ hoặc chảy nước mắt kèm theo đau dữ dội quanh một bên mắt.
- Buồn nôn.
- Cảm giác bồn chồn.
- Chảy nước mũi hoặc nghẹt mũi.
- Da nhợt nhạt.
- Đổ mồ hôi mặt quá nhiều ở bên đầu bị đau.
Mặc dù không có cách chữa trị cho chứng đau đầu cụm, bác sĩ có thể đề xuất một số phương pháp điều trị để giảm nhẹ như:
- Uống thuốc giảm đau như dihydroergotamine, sumatriptan và thuốc chẹn kênh canxi.
- Liệu pháp oxy.
- Châm cứu.
- Liệu pháp xoa bóp.