6 thói quen tốt mỗi ngày giúp chị em tránh xa bệnh khó nói

Các bệnh phụ khoa thường là những bệnh dễ tái phát, vì vậy quá trình điều trị thường tương đối lâu. Do đó, thay vì chờ bị bệnh để phải chữa trị, hãy duy trì 6 thói quen tốt này để không mắc bệnh phụ khoa.

6 thói quen tốt mỗi ngày giúp chị em tránh xa bệnh khó nói

Vùng kín của phụ nữ vốn mỏng manh, nhạy cảm, nếu bị viêm nhiễm, âm hộ sẽ ngứa ngáy, có mùi hôi rất khó chịu. Đặc biệt vào mùa hè, bệnh viêm nhiễm phụ khoa đặc biệt dễ tái phát. Vì vậy, chúng ta cần thường xuyên chăm sóc vùng kín để phòng tránh các bệnh phụ khoa.

Dưới đây là 6 thói quen tốt, nếu bạn thực hiện mỗi ngày thì chắc chắn bệnh phụ khoa sẽ không dám bén mảng đến gần bạn.

1. Chú ý vệ sinh cá nhân

Chị em nên chú ý vệ sinh vùng kín cá nhân, rửa âm hộ bằng nước ấm hàng ngày nhưng đừng nên thực hiện quá thường xuyên. Hãy nhớ chỉ dùng nước ấm, không cần dùng kem dưỡng da. Các đồ dùng để vệ sinh phải để riêng và không được dùng chung, thông thường, tốt nhất là tắm bằng vòi hoa sen thay vì bồn tắm.

2. Chú ý đến chế độ ăn uống và nghỉ ngơi

Luôn chú ý ăn uống, tránh ăn cay, ăn nhạt hơn. Bình thường không nên để cơ thể quá mệt mỏi sẽ gây giảm sút sức đề kháng, dễ dẫn đến vi khuẩn xâm nhập. Lúc bình thường, cố gắng không ngồi yên một chỗ quá lâu, vì ngồi lâu không có lợi cho việc tản khí của vùng kín, trong trường hợp kín gió, vi khuẩn càng dễ sinh sôi.

6 thoi quen tot moi ngay giup chi em tranh xa benh kho noi

3. Ít mặc quần bó

Nhiều chị em thích mặc quần bó để làm nổi bật cơ thể, tôn dáng của mình nhưng khuyết điểm của quần bó thực sự rất nhiều. Trước hết là quần bó thường không thoáng khí, ôm sát cơ thể nên dễ ảnh hưởng đến sức khỏe vùng kín, mặc quần bó sát không có lợi cho quá trình tuần hoàn máu ở chân. Thường thì bạn nên mặc quần càng thoải mái càng tốt.

4. Sự lựa chọn đồ lót

Chất liệu quần lót có nhiều loại nhưng nên chọn chất liệu vải cotton tinh khiết càng tốt, vì cotton tinh khiết có khả năng thoáng khí và thấm hút mồ hôi tốt, giúp thông thoáng và tản nhiệt vùng kín, có tác dụng ngăn ngừa các bệnh phụ khoa.

6 thoi quen tot moi ngay giup chi em tranh xa benh kho noi-Hinh-2

5. Sử dụng băng vệ sinh càng ít càng tốt

Nhiều bạn nữ chọn sử dụng miếng lót (băng vệ sinh) mỗi ngày. Tuy nhiên, vì miếng lót thường không thoáng khí, dễ làm vi khuẩn phát triển sâu hơn, vì vậy nên thay miếng lót thường xuyên và ít dùng miếng lót hơn.

6. Kiểm tra thường xuyên

Nhiều bạn nữ thấy bình thường không có gì khó chịu nên không đến bệnh viện khám. Tuy nhiên, thông thường các bạn nữ nên đến bệnh viện ít nhất mỗi năm một lần để khám phụ khoa toàn diện, vì một số bệnh phụ khoa ở giai đoạn đầu không có triệu chứng. Vì vậy, để tránh tình trạng bệnh ngày càng xấu đi, tốt hơn hết bạn nên đi khám sức khỏe tổng quát hàng năm.

5 mẹo chữa viêm phụ khoa hiệu quả tại nhà mà không cần dùng thuốc

Bệnh viêm phụ khoa có thể giảm bớt nhờ một số phương pháp đơn giản dưới đây.

5 mẹo chữa viêm phụ khoa hiệu quả tại nhà mà không cần dùng thuốc
Nguyên nhân dẫn đến viêm nhiễm phụ khoa có 3 tác nhân chính:

Bắt bệnh “vùng kín” qua các dấu hiệu dễ thấy trên khuôn mặt

Chỉ em đừng bỏ qua 3 dấu hiệu này trên khuôn mặt vì nó cảnh báo bạn đang mắc bệnh phụ khoa nghiêm trọng.

Bắt bệnh “vùng kín” qua các dấu hiệu dễ thấy trên khuôn mặt
Bat benh “vung kin” qua cac dau hieu de thay tren khuon mat
 
Viêm nhiễm phụ khoa là căn bệnh rất phổ biến ở mọi phụ nữ. Bệnh thường bắt nguồn từ thói quen quan hệ tình dục thiếu lành mạnh, do vệ sinh vùng kín kém sạch sẽ hoặc cũng có thể do ăn uống, nghỉ ngơi thiếu khoa học…

Cô gái trẻ đi khám phụ khoa khiến bác sĩ chết lặng vì điều không ngờ

(Kiến Thức) - Qua xét nghiệm, các bác sĩ xác định, cô A bị sùi mào gà hay còn gọi là mụn cóc sinh dục. Hai tuần sau, cô A quay trờ lại, đưa theo một bạn trai đến khám. Chàng trai bị chẩn đoán mắc mụn bọc sinh dục nhỏ.

Cô gái trẻ đi khám phụ khoa khiến bác sĩ chết lặng vì điều không ngờ

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Nam giới ăn gì bổ tinh hoàn?

Nam giới ăn gì bổ tinh hoàn?

Một chế độ dinh dưỡng lành mạnh không chỉ giúp cải thiện sức khỏe toàn diện mà còn nâng cao chức năng tinh hoàn, hỗ trợ quá trình sinh tinh và sản xuất hormone sinh dục.