6 phẩm chất người xưa dạy phải có để trở thành người cao quý

Con người cao quý không thể hiện ở nghề nghiệp, ở vẻ ngoài hào nhoáng và thể hiện ở khí chất, ở cái tâm đức hạnh, biết mình biết ta.

Thế nhân đang theo đuổi sự cao quý, cao quý biểu hiện ở thế gian, một loại là có quyền lực, một loại là có tài lực, hoặc là kiêm cả hai loại. Nhưng chỗ thế nhân truy cầu này, chỉ là tạm bợ, chỉ là thoáng qua. Chủ nhân của quyền lực và tài lực là không xác định, tùy thời mà thay đổi, vậy nên sự cao quý đó cũng chỉ là tạm thời, là vật ngoài thân.
Có một loại cao quý vĩnh hằng, chính là sự cao quý của tâm hồn. Loại cao quý này không phải con người có thể truy cầu mà được. Nó là bởi người trong khi tu luyện, trong quá trình đạo đức thăng hoa mà dần dần hình thành. Loại cao quý này trên thực tế chính là sự cao quý của tâm hồn, là phẩm chất đặc biệt của tâm hồn, là bản nguyên của tâm hồn.
6 pham chat nguoi xua day phai co de tro thanh nguoi cao quy
Ảnh minh họa. 
Dưới đây là 6 phẩm chất của con người để trở thành người cao quý
1. Nhận lỗi
Con người thường thường có xu hướng không muốn nhận lỗi, nhận khuyết điểm. Phàm là có việc gì xảy ra đều nói là do lỗi của người khác, cho rằng bản thân mình mới là đúng.
Kỳ thực, không nhận lỗi là một loại sai lầm. Người biết nhận lỗi, sai lầm chẳng những không bị mất đi cái gì, trái lại, còn hiển lộ ra đó là người có tấm lòng khoan dung độ lượng.
Sống trên đời, học cách nhận lỗi là một loại đạo đức tốt đẹp cũng là một loại đại tu hành.
2. Nhu hòa
Hàm răng của con người là cứng rắn, nhưng đầu lưỡi lại mềm mại. Đến cuối cuộc đời, răng đều sẽ lần lượt rụng hết. Cho nên, phải mềm mại, nhu hòa thì cuộc đời mới có thể lâu dài.
Tâm địa nhu hòa là tiến bộ lớn nhất của tu hành. Người ta một khi trong lòng ôn nhu, hòa nhã thì mới có thể sống được khoái hoạt, dài lâu.
3. Khoan dung
Trên đời này, có một điều ai cũng phải công nhận, đó chính là nhẫn một chút, gió êm sóng lặng, lùi một bước, biển rộng trời cao!
Nhẫn giúp mọi sự được bình an, tiêu tan tai họa. Người trong lòng có nhẫn, có thể nhận rõ được tốt xấu, thiện ác, đúng sai trên thế gian, thậm chí người ta còn có thể tiếp nhận được chúng.
4. Từ bi
Từ bi là một loại mị lực từ bên trong nội tâm của một người tản ra ngoài. Họ luôn thanh cao, khoáng đạt, thản nhiên, không trách cứ, oán giận người khác, không màng danh lợi. Đây là cảnh giới cao của tu luyện!
5. Biết lắng nghe, thông hiểu người khác
Một người khuyết thiếu sự câu thông (thông hiểu, lắng nghe, giao tiếp) với người khác thì sẽ thường sinh ra thị phi, tranh chấp và hiểu lầm.
Có những việc tận mắt nhìn thấy mà chưa hẳn đã là đúng như bản thân mình nghĩ, vì vậy, hãy hòa hoãn, lắng nghe để liễu giải người khác.
6. Buông
Đời người có những thứ giống như chiếc va li hành lý vậy. Lúc cần dùng thì ta nhấc nó lên, lúc không cần thì đặt nó xuống! Nếu lúc cần buông mà cũng nhất định không đặt xuống thì giống như kéo một chiếc va li hành lý nặng nề, sao có thể tự tại đây?
Đời người chính là một quá trình tu hành, đây cũng chính là trí tuệ. Việc tu hành của đời người, quý giá ở tu tâm, lấy tâm bất động để đối mặt với đủ hoạt hoàn cảnh trong cuộc đời, cố gắng học tập, không ngừng tinh tấn thì cuối cùng nhất định sẽ viên mãn.
Mời quý độc giả xem video về Thiền sư Thích Nhất Hạnh(nguồn BBC):

Phật chỉ ra nhân duyên kiếp trước của 10 loại người

Đức Phật dạy rằng, vạn vật trong trời đất đều có nhân duyên từ kiếp trước. 

Vậy nên mới có nhân quả luân hồi hay số kiếp. Muốn biết 10 loại người dưới đây có kiếp trước ra sao, tĩnh tâm lắng nghe lời Phật thuyết.

Phật chỉ ra nhân duyên kiếp trước của 10 loại người

Đức Phật dạy rằng, vạn vật trong trời đất đều có nhân duyên kiếp trước. Vậy nên mới có nhân quả luân hồi hay số kiếp. 

Đức Phật dạy rằng, vạn vật trong trời đất đều có nhân duyên kiếp trước. Vậy nên mới có nhân quả luân hồi hay số kiếp. Muốn biết 10 loại người dưới đây có kiếp trước ra sao, tĩnh tâm lắng nghe lời Phật thuyết.
Phat chi ra nhan duyen kiep truoc cua 10 loai nguoi

Đọc nhiều nhất

Tin mới