6 lưu ý để tránh đột quỵ trong mùa hè

Mùa hè, nhiệt độ cao khiến tỷ lệ đột quỵ do các bệnh tim mạch và mạch máu não tăng đột ngột. Kiên trì làm việc đơn giản dưới đây, bạn sẽ tránh xa được bệnh hiểm.

Nghiên cứu chỉ ra, mạch máu trong cơ thể mở rộng khi nhiệt độ môi trường tăng cao. Khi mức nhiệt đạt 35°C, phạm vi giãn nở của mạch máu tăng. Mạch máu giãn nở làm giảm lượng máu cung cấp cho tim. Bên cạnh đó, nhiệt độ tăng còn làm tăng mức tiêu thụ oxy của cơ tim, nhịp tim tăng. Hệ quả là cơ thể cảm thấy thiếu oxy, khó thở.
Theo chuyên gia, để bảo vệ sức khỏe khi nhiệt độ tăng cao, những người mắc bệnh tim mạch và mạch máu não nên chú ý những vấn đề dưới đây để tránh xa đột quỵ.
1. Chuyển động chậm
Chuyển động chậm được hiểu là duy trì hoạt động nhịp nhàng, tránh những hành động đột ngột như bật cao, chạy tăng tốc bất ngờ hay quay người đột ngột,...
Theo chuyên gia, những hoạt động thể chất cường độ cao dễ làm giảm thể tích tuần hoàn và tăng độ nhớt máu. Những người hẹp động mạch cảnh hoặc có mảng xơ vữa, hoạt động như vậy dễ khiến động mạch cảnh bong ra, dẫn đến nhồi máu cơ tim và nhồi máu não.
2. Điều chỉnh nhiệt độ điều hòa phù hợp
Sử dụng điều hòa mùa hè cần hết sức cảnh giác, đặc biệt những người mắc bệnh về tim mạch. Theo đó, nhiệt độ điều hòa không được chênh lệch quá nhiều so với ngoài trời, không ra vào phòng điều hòa đột ngột, không bật điều hòa nhiệt độ thấp rồi đắp chăn,...
6 luu y de tranh dot quy trong mua he
 Điều chỉnh nhiệt độ điều hòa phù hợp rất có ý nghĩa với người bệnh tim mạch. Ảnh: Sohu
Chuyên gia giải thích, chênh lệch nhiệt độ lớn dễ dẫn đến hiện tượng mạch máu co thắt hoặc giãn nỡ đột ngột, gây nhồi máu cơ tim và nhồi máu não. Để an toàn, khi ra vào nơi có chênh lệch nhiệt độ lớn, bạn nên mở cửa chậm hoặc đứng ở cửa một lúc, đợi cơ thể dần thích ứng với mức nhiệt mới.
3. Tập thể dục đúng lúc
Nhiều người có thói quen tập thể dục để bắt đầu ngày mới. Tuy vậy, người có bệnh tim mạch nên cân nhắc lịch tập thể dục phù hợp. Theo thống kê, 4-10 giờ sáng là thời điểm thường xuất hiện tình trạng nhồi máu não và nhồi máu cơ tim nhất, chiếm 70-80%.
Thực vậy, huyết áp cơ thể cao nhất vào 9-10 giờ sáng sau đó giảm dần. Huyết áp giảm thấp nhất khi ngủ đêm, chênh lệch này có thể lên tới 40mmHG. Thức dậy huyết áp tăng khoảng 20mmHG, nếu vận động mạnh ngay lúc này, huyết áp sẽ tăng cao đột ngột, dễ dẫn đến đột quỵ do bệnh mạch vành.
Bên cạnh đó, chất lượng không khí buổi sáng không được đánh giá cao. Đây là thời điểm không khí chứa nhiều hạt bụi, vi khuẩn do chưa được tiêu diệt bởi ánh mặt trời. Từ góc độ thể chất lẫn không khí, tập thể dục buổi sáng không phải là lựa chọn tối ưu cho người mắc bệnh tim mạch.
6 luu y de tranh dot quy trong mua he-Hinh-2
 Không bổ sung nước kịp thời khiến cơ thể mất nước, làm tăng độ nhớt máu, dễ gây đột quỵ. Ảnh: Sohu
4. Bổ sung nước kịp thời
Nhiệt độ môi trường cao khiến cơ thể đổ nhiều mồ hôi để điều tiết thân nhiệt. Không bổ sung nước kịp thời, cơ thể sẽ nhanh chóng mất nước. Những người mắc bệnh tim mạch, mạch máu não mất nước càng gây hậu quả nặng nề. Cụ thể, không bổ sung nước kịp thời, độ nhớt máu trong cơ thể tăng cao, dễ gây đột quỵ, cục máu đông.
5. Tìm kiếm chăm sóc y tế kịp thời
Rung nhĩ là một rối loạn nhịp nhĩ nhanh và không đều. Các triệu chứng bao gồm đánh trống ngực, đôi khi mệt mỏi, giảm khả năng gắng sức, khó thở và thoáng ngất.
Nếu bị rung nhĩ hoặc say nắng ở nhà, người có vấn đề về mạch máu nên tìm kiếm chăm sóc y tế kịp thời. Tự điều trị rung nhĩ tại nhà dưới tác động của nhiệt độ cao rất dễ tăng nặng. Trong khi đó, say nắng có tỷ lệ tử vong cao từ 20-70%. Người trên 50 tuổi có tỷ lệ tử vong do say nắng lên tới 80%.
6. Điều chỉnh chế độ ăn
Không chỉ mùa hè, người bệnh về mạch máu nên thường xuyên duy trì chế độ ăn nhạt, ít dầu mỡ, ít đường, ít cay. Thực vậy, muối dễ làm tăng huyết áp và mỡ máu, thực phẩm nhiều đường làm tăng lượng đường trong máu. Đồ ăn cay làm tăng lượng mồ hôi khi vận động. Để có lợi, chúng ta nên ăn nhạt, ăn nhiều trái cây và rau xanh mỗi ngày.

>>> Mời độc giả xem thêm video: Sâu răng có thể làm tăng nguy cơ đột quỵ não

Nguồn video: THĐT

Cách phòng ngừa đột quỵ khi trời lạnh

(VietnamDaily) - Nhiều người vô cùng bàng hoàng khi biết tin Vân Quang Long qua đời vì đột quỵ khi còn quá trẻ. Trước ca sĩ này, nghệ sĩ hài Chí Tài cũng mới qua đời vì đột quỵ khiến không ít người xót xa.

Ngày 29/12, Vân Quang Long qua đời ở tuổi 41 vì đột quỵ tại Mỹ. Thông tin này đã được người nhà của nam ca sĩ xác nhận trong clip được Quách Tuấn Du chia sẻ trên trang cá nhân.
Van Quang Long dot tu o My: Cach phong ngua dot quy khi troi lanh
Ca sĩ Vân Quang Long đột ngột qua đời vì đột quỵ. Ảnh: Internet. 

Hiện ngày càng có nhiều người trẻ tuổi bị đột quỵ, chính việc chủ quan không điều trị kịp thời là nguyên nhân khiến nhiều người tử vong hoặc để lại biến chứng nặng nề.

Đột quỵ (hay còn được gọi là tai biến mạch máu não) sẽ xảy ra khi một phần não bộ bị tổn thương do tắc mạch máu lưu thông tới não. Khi não không được cung cấp đủ oxy, đột ngột ngưng trệ trong vài phút có thể khiến tế bào não bắt đầu chết dần và gây tử vong bất cứ lúc nào.

Tỷ lệ đột quỵ gia tăng vào mùa đông

Theo một nghiên cứu thực hiện tại bệnh viện Đại học Jena ở Thuringia, miền trung nước Đức, thời tiết lạnh có thể làm tăng nguy cơ đột quỵ lên đến 30%. Nguy cơ này xuất hiện tại tất cả các quốc gia trên thế giới. Ở nước ta, trong những tháng mùa đông, số lượng bệnh nhân đột quỵ nhập viện được ghi nhận tăng 10-15% so với ngày thường.

Van Quang Long dot tu o My: Cach phong ngua dot quy khi troi lanh-Hinh-2
Thời tiết lạnh làm gia tăng nguy cơ mắc đột quỵ. Ảnh minh hoạ. 

Trong một nghiên cứu mang tính bước ngoặt, người ta nhận thấy rằng nhiệt độ giảm 5°C làm tăng tỷ lệ đột quỵ thêm 7%. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này được lý giải rằng, dưới thời tiết lạnh, mạch máu giảm tính đàn hồi, lòng mạch co lại và hẹp hơn. Đồng thời, khi nhiệt độ xuống thấp, máu có xu hướng cô đặc. Chính hai yếu tố co mạch và máu cô đặc hơn làm tăng nguy cơ hình thành những cục máu đông. Nếu chúng di chuyển lên não và kẹt lại ở khu vực lòng mạch hẹp sẽ làm tắc mạch máu, dẫn tới việc cung cấp máu, dinh dưỡng và oxy lên não bị gián đoạn. Khi đó, các tế bào não không đủ dinh dưỡng và oxy sẽ dần hoại tử. Tình trạng này được gọi là đột quỵ nhồi máu não.

Đặc biệt, người cao tuổi đang ở trong chăn ấm mà đứng dậy sẽ dễ bị nhiễm lạnh, sau đó đi vệ sinh lại thêm một lần mất nhiệt, cơ thể lạnh hơn nữa khiến cho mạch máu co lại, huyết áp tăng cao đột ngột. Tình trạng này dễ dàng dẫn đến các biến cố như vỡ mạch máu não, nhồi máu cơ tim. Nếu không được cấp cứu và điều trị kịp thời, người bệnh đột quỵ có thể tử vong hoặc phải gánh chịu những di chứng hết sức nặng nề.

Cách phòng ngừa đột quỵ khi trời lạnh

Để phòng ngừa đột quỵ trong mùa đông, các chuyên gia y tế khuyến cáo mọi người nên giữ cho cơ thể đủ ấm, hạn chế đi ra ngoài đường khi nhiệt độ quá thấp, tránh những đợt gió lạnh bất thường, không bước ra ngoài ngay khi thức dậy, tránh để cơ thể bị thay đổi nhiệt độ đột ngột, không tắm quá khuya hoặc tắm quá lâu để ngăn ngừa tình trạng sốc nhiệt,...

Mọi người cũng cần lưu ý, khi tỉnh giấc buổi sáng hoặc vệ sinh lúc đêm khuya, không nên ra khỏi chăn và xuống giường ngay lập tức mà cần nằm lại trên giường, vận động nhẹ nhàng từ 3 -5 phút để cơ thể dần thích nghi.

Bên cạnh đó, mọi người nên thực hiện chế độ ăn đủ chất để đảm bảo cơ thể có đủ năng lượng chống rét, bổ sung các loại vitamin A, C giúp tăng sức đề kháng cho cơ thể, không quên có những hoạt động rèn luyện thân thể, tập thể thao thường xuyên để nâng cao sức khỏe.

Một vài dấu hiệu nhận biết sớm người bị đột quỵ

- Cơ thể mệt mỏi, đột nhiên cảm thấy không còn sức lực, tê cứng mặt hoặc một nửa mặt, nụ cười bị méo mó.

- Cử động khó hoặc không thể cử động chân tay, tê liệt một bên cơ thể. Dấu hiệu đột quỵ chính xác nhất là không thể nâng hai cánh tay qua đầu cùng một lúc.

Van Quang Long dot tu o My: Cach phong ngua dot quy khi troi lanh-Hinh-3
Các triệu chứng đột quỵ nhỏ của bệnh nhân sẽ kéo dài trong vòng 24 giờ và sớm biến mất trong vòng 1 giờ sau khi xuất hiện triệu chứng. Ảnh minh họa. 

Dấu hiệu nhận biết sớm cơn đột quỵ nặng

Một nghiên cứu cho thấy 43% bệnh nhân xuất hiệu triệu chứng này một tuần trước khi họ bị đột quỵ nặng.

Tờ Express đưa tin, một số người có thể gặp những triệu chứng báo động đỏ về cơn đột quỵ nặng. Một nghiên cứu cho thấy 43% bệnh nhân xuất hiệu dấu hiệu này một tuần trước khi họ bị đột quỵ ở mức độ nghiêm trọng.
Theo cổng thông tin y tế, một trong những dấu hiệu phổ biến là tê hoặc ngứa ran.

Tin mới