1. Các loại củ
Các loại củ phổ biến như khoai tây, củ cải, củ khoai mì... thường rất được mọi người ưa chuộng. Thế nhưng bạn có biết rằng, những củ quả này chỉ bổ dưỡng khi được nấu chín, nếu ăn sống sẽ rất tai hại, thậm chí ngộ độc.
Trong khoai tây có chứa lượng tinh bột lớn, ăn sống gây khó tiêu, đầy hơi, dần sẽ chuyển thành bệnh đường tiêu hóa, đau đầu, buồn nôn. Khoai mì sống thì chứa glycoside cyanogen – chất giải phóng cyanide khi ăn có khả năng gây tử νong. Do đó nên rửa kỹ, gọt vỏ và nấu chín trước khi ăn.
2. Rau họ cải
Bắp cải, củ cải, rau cải ngọt, rau cải chíp, cải thảo, súp lơ… đều là các loại rau thuộc họ cải. Đây được xem như các loại rau có chứa hàm lượng cao các chất dinh dưỡng, chất chống oxy hóa, chất xơ. Tuy nhiên chúng không thích hợp để ăn sống. Cố tình ăn sống các loại rau này dễ gây đầy hơn, đau bụng, tiêu chảy, bệnh dạ dày.
Không chỉ thế, những loại rau này chứa một hàm lượng nhỏ goitrin có tác dụng chống oxy hóa nhưng mặt khác, goitrin cũng lại làm cản trở khả năng hấp thụ iot gây ra bệnh bướu cổ. Tốt nhất nên nấu chín trước khi ăn để loại bỏ chất có hại.
3. Những loại rau chứa nhiều axit oxalic
Axit oxalic có mặt tự nhiên trong một số loại thực phẩm và có mức độ tồn dư khác nhau... đều là những loại rau tiêu biểu có chứa axit oxalic rất cao. Lượng axit oxalic này khi đi vào hệ tiêu hóa có thể kết hợp với các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể (canxi, mangiê, sắt, kali...) tạo thành các muối oxalat, khiến cơ thể thiếu các chất dinh dưỡng cần thiết này. Oxalat calci có thể lắng đọng ở thận, lâu ngày tạo thành sỏi thận.
Chính vì vậy, để loại trừ nguồn axit oxalic tự nhiên này, tốt nhất nên nấu chín các loại rau và không ăn sống.
Ngoài ra, có thể thực hiện một số kỹ thuật chế biến thực phẩm giúp giảm lượng acid oxalic có sẵn trong thực phẩm bằng cách xay, nghiền, cắt nhỏ rồi rửa thực phẩm để loại bỏ bớt acid oxalic.
4. Các loại nấm
Nấm được xem như một trong những loại thực phẩm ngon và bổ dưỡng, giúp tăng cường sức khỏe, chống lão hóa, làm giảm nguy cơ mắc bệnh và phòng chữa bệnh ung thư, tim mạch, huyết áp cao, gout, tiểu đường thế nhưng tuyệt đối đừng ăn sống các loại nấm.
Nấm cần phải được nấu chín hoàn toàn để không gây hại cho cơ thể. Nếu nấu không kỹ, các chất trong nấm có thể khiến bạn khó tiêu, hoặc các vi khuẩn chưa được tiêu diệu hết ẩn chứa hiểm họa khôn lường.
Thêm vào đó, việc ăn sống nấm cũng làm tăng tỉ lệ ngộ độc thực phẩm hơn bởi biết đâu, bạn mua nhầm hoặc hái nhầm các loại nấm có độc tính mạnh.
5. Cà chua
Cà chua hiện được xem là một trong những loại rau củ phổ biến nhất thế giới, nổi danh với vô số các lợi ích sức khỏe. Tuy nhiên, một triệt để tận dụng lợi ích của nó, bạn phải nấu chín cà chua. Đồng thời cũng không được ăn cà chua xanh, đặc biệt là ăn sống.
Trong cà chua xanh có chất solanin - một ancaloit tương đối độc, nếu ăn vào một lượng nhất định, chắc chắn người ăn sẽ bị ngộ độc, cực kỳ nguy hiểm. Cà chua đã chín hoàn toàn sẽ không còn chất này.
Tuy rằng có một số người vẫn yêu thích ăn cà chua sống (đã chín hoàn toàn) nhưng lưu ý cho, nếu bạn ăn sống cà chua, bạn sẽ không thể hấp thụ được chất chống oxy hóa có trong loại quả này.
6. Rau thủy sinh
Những loại rau thủy sinh như rau muống, rau cầu... thường được trồng ở những vùng nước đầm lầy và thường bị một loại kí sinh trùng sán lá ruột lớn có tên khoa học Fasciolopsis buski. Ngay cả khi rửa qua nhiều lần nước, ký sinh trùng vẫn có thể bám vô cùng dai dẳng.
Nếu cố tình ăn sống, bạn sẽ có nguy cơ mắc ký sinh trùng rất cao. Khi nhiễm bệnh, các triệu chứng như đau bụng, tiêu chảy, viêm gan, viêm phổi, xơ gan sẽ xuất hiện. Đó là chưa kể đến nếu những loại rau này được trồng ở vùng nước ô nhiễm khí chúng sẽ bị nhiễm độc và ăn sống khiến người ăn cũng dễ ngộ độc thực phẩm hơn gấp nhiều lần.
Mời quý độc giả xem video: Hướng dẫn xử trí ngộ độc thực phẩm tại nhà. Nguồn Vinmec.