Dấu hiệu mộ bị động
Chuyện trong nhà không thuận thường là lời “nhắc nhở” của người mất cho người sống. Cụ thể, nếu nhà nào cứ liên tục gặp chuyện đen đủi, con cái ốm đau, ra đường tai nạn, vận xui đeo bám thì rất có thể mộ ‘bị động’. Lúc đó, người đứng đầu gia đình sẽ phải ra kiểm tra xem mộ phần nhà mình có yên ả không.
Ảnh minh họa. |
Theo chuyên gia Linh Quang (chuyên Tư vấn, đào tạo phong thủy thực hành), những ngôi mộ bị động thường có những dấu hiệu sau:
– Phần mộ bị sụt lún, lõm hẳn xuống hoặc sụt ở một góc của mộ.
– Xung quanh ngôi mộ có mùi, bị ô nhiễm, đất đai tanh hôi, rất khó chịu.
– Khu mộ bị ngập nước, có những vũng nước tù đọng lâu ngày.
– Người đã mất hay “hiện về” báo mộng, trách mắng con cháu.
– Mộ bị trâu bò giày xéo, phóng uế, có người đào mương… phá vỡ sự yên lặng vốn có của khu đất.
– Cây cối mọc xuyên qua đội nắp tiểu lên khiến người âm không được yên.
Dân gian cho rằng, nếu mộ có những dấu hiệu này, gia đình cần phải nhanh chóng tìm cách hóa giải ngay. Bởi, để càng lâu, vong linh tổ tiên sẽ không vui. Chuyên gia Linh Quang cũng cho rằng, việc này sẽ khiến gia tiên không còn phù hộ cho con cháu. Người sống sẽ gặp cạnh tranh, suốt ngày bệnh tật, anh em bất hòa, làm ăn thất bát…
Cách hóa giải động mộ theo chuyên gia phong thủy
Theo GS. Lê Chí Quế (chuyên gia nghiên cứu văn hóa dân gian), nếu gia đình có mộ bị động, hãy hóa giải theo cách sau:
– Mộ bị động do tác nhân bên ngoài như: địa chất thay đổi, rễ cây đâm to, trâu bò, trẻ con nghịch… thì gia chủ hãy làm lễ tạ thổ thần. Lễ này gồm một bát cơm trứng, rượu, vàng mã, trầu, nước, quần áo, ngựa mã để tạ lễ với thổ thần là được.
– Nếu phần mộ nhà bạn động do phần âm, tức là khi chôn, gia chủ không xem hướng, khu đất đó không “sạch” khiến người mất bị quấy rầy. Lúc này, gia chủ nên làm lễ cải táng lần 2, nhớ là phải tìm chỗ đất đẹp để người mất được an yên nhé.
Mặc dù đây là vấn đề tâm linh, hiện tại còn chưa có công trình nghiên cứu khoa học nào có thể giải đáp. Tuy nhiên, chắc hẳn ai cũng muốn người thân nhà mình sớm được an nghỉ chứ không bị quấy rầy. Hơn nữa, dù sao các cụ cũng đã có “có thờ có thiêng, có kiêng có lành”. Vì thế, nếu thấy những dấu hiệu này, tốt nhất bạn nên di dời, hoặc tìm cách để ngôi mộ sạch sẽ, người mất an yên mà người sống cũng thoải mái, không bị dằn vặt.
Lưu ý khi chôn cất để tránh bị động mồ mả
– Cần chôn cất người khuất ở những nơi trong lành, thanh tịnh. Tránh những nơi đông đúc, ồn ào như nơi công cộng, khu công nghiệp nặng… vì những nơi này âm trạch bị nhiễu, con cháu gặp nhiều điều dữ, học hành sa sút, hư hỏng, phá gia chi tử.
– Không nên có thân cây to ở gần mộ, rễ cây mọc ra đâm vào mộ gây động mộ, không tốt về mặt phong thủy.
– Đất chọn để chôn nên khô ráo, không có nước đọng, có sinh khí mới tốt. Nước bị đọng có nghĩa long mạch không chảy. Con cháu hay bị bệnh, chết bất đắc, không có con trai nối dõi.
– Không nên đóng đinh, sắt thép vào quan tài. Nếu trên quần áo của người chế có những vật bằng kim loại cũng nên cắt bỏ.
– Bia mộ phải đặt trên đầu. Bia mộ đặt dưới chân con cháu sẽ vất vả, nghèo đói.
– Tránh long hổ giao nhau, có nghĩa tránh địa thế có núi đồi bên trái mộ và những gò đồi bên tay phải mộ, đụng vào nhau ở tiền án hay minh đường thì loạn luân, anh em dòng họ lấy nhau. – Mộ nghịch long, tức đầu mộ để dưới thấp, chân hướng về tổ sơn trên cao thì con cháu bất hiếu, bất trung, loạn thần tặc tử.
– Mộ đang kết khí, kết thủy, kết mối mà bốc mộ đi. Con cháu suy sụp, lụi bại.
– Trùng huyệt là điều đại kị. Mộ chôn vào chỗ đất đã có người chôn, hoặc có xương thú như trâu bò ở dưới, con cháu bị bệnh nặng, liên tục trùng tang có nhiều người chết.
– Đặt sai hướng mộ, huyệt vị, phạm ngày giờ xấu…. sẽ gặp nhiều điều xấu.
* Thông tin chỉ mang tính tham khảo, chiêm nghiệm!