6 bộ phận phải giữ ấm, nếu không bạn sẽ hối hận cả đời

6 bộ phận phải giữ ấm, nếu không bạn sẽ hối hận cả đời

6 bộ phận là lưng, cổ, vai, rốn, đầu gối và lòng bàn chân là những bộ phận tuyệt đối không được để bị lạnh, nếu không sẽ dễ mang bệnh tật vào người.

 Gió mùa đông bắc bắt đầu mạnh lên, nhiệt độ thường giảm sâu vào sáng sớm và chiều tối. Trước sự chênh lệch nhiệt độ quá lớn, bác sĩ nhắc nhở những người có nguy cơ cao về tim mạch và bệnh nhân bị dị ứng đường hô hấp cần đặc biệt lưu ý. Ngoài ra, có  6 bộ phận trên cơ thể buộc phải giữ ấm, nếu không sẽ tổn thương đến các cơ quan nội tạng hoặc chức năng bộ phận. (Ảnh minh họa)
Gió mùa đông bắc bắt đầu mạnh lên, nhiệt độ thường giảm sâu vào sáng sớm và chiều tối. Trước sự chênh lệch nhiệt độ quá lớn, bác sĩ nhắc nhở những người có nguy cơ cao về tim mạch và bệnh nhân bị dị ứng đường hô hấp cần đặc biệt lưu ý. Ngoài ra, có 6 bộ phận trên cơ thể buộc phải giữ ấm, nếu không sẽ tổn thương đến các cơ quan nội tạng hoặc chức năng bộ phận. (Ảnh minh họa)
Chủ nhiệm khoa Khoa Y học Cổ truyền của Bệnh viện Đài Bắc - Trần Kiến Lâm mới đây đã chia sẻ rằng, lưng là bộ phận rất quan trọng, một khi bị nhiễm lạnh không chỉ dễ gây ra ho và các bệnh khác nhau về cột sống cổ mà còn có thể gây rối loạn kinh nguyệt, đau bụng kinh, đau thắt lưng và các triệu chứng khác.
Chủ nhiệm khoa Khoa Y học Cổ truyền của Bệnh viện Đài Bắc - Trần Kiến Lâm mới đây đã chia sẻ rằng, lưng là bộ phận rất quan trọng, một khi bị nhiễm lạnh không chỉ dễ gây ra ho và các bệnh khác nhau về cột sống cổ mà còn có thể gây rối loạn kinh nguyệt, đau bụng kinh, đau thắt lưng và các triệu chứng khác.
Theo quan điểm của y học cổ truyền, các huyệt của các cơ quan nội tạng của cơ thể đều nằm ở lưng, phải thật cẩn trọng.
Theo quan điểm của y học cổ truyền, các huyệt của các cơ quan nội tạng của cơ thể đều nằm ở lưng, phải thật cẩn trọng.
Ngoại trừ lưng, các bộ phận như "cổ, vai, rốn, đầu gối và lòng bàn chân" cũng chi phối hoạt động của cơ thể, một khi bị lạnh sẽ dễ làm tổn thương. Bác sĩ Trần nhấn mạnh, sự xâm nhập của khí lạnh là nguồn gốc của nhiều bệnh tật, phải giữ ấm thì mới có thể tránh được các bệnh do khí lạnh gây ra.
Ngoại trừ lưng, các bộ phận như "cổ, vai, rốn, đầu gối và lòng bàn chân" cũng chi phối hoạt động của cơ thể, một khi bị lạnh sẽ dễ làm tổn thương. Bác sĩ Trần nhấn mạnh, sự xâm nhập của khí lạnh là nguồn gốc của nhiều bệnh tật, phải giữ ấm thì mới có thể tránh được các bệnh do khí lạnh gây ra.
Ngoài ra, mùa đông bạn nên ngâm chân trước khi đi ngủ, có thể cho thêm gừng hoặc ngải cứu vào để tăng cường lưu thông máu, nếu không tiện thì ngâm nước nóng cũng có thể đạt được hiệu quả. Cụ thể về 6 bộ phận bắt buộc phải giữ ấm như sau:
Ngoài ra, mùa đông bạn nên ngâm chân trước khi đi ngủ, có thể cho thêm gừng hoặc ngải cứu vào để tăng cường lưu thông máu, nếu không tiện thì ngâm nước nóng cũng có thể đạt được hiệu quả. Cụ thể về 6 bộ phận bắt buộc phải giữ ấm như sau:
1. Cổ: Trên cổ có các huyệt Phong Trì, đây là cửa ngõ để khí lạnh xâm nhập vào cơ thể. Nơi đây đặc biệt dễ bị lạnh, vì vậy cần giữ ấm. Khi nhiệt độ xuống thấp, phải quàng khăn để chắn gió và khí lạnh.
1. Cổ: Trên cổ có các huyệt Phong Trì, đây là cửa ngõ để khí lạnh xâm nhập vào cơ thể. Nơi đây đặc biệt dễ bị lạnh, vì vậy cần giữ ấm. Khi nhiệt độ xuống thấp, phải quàng khăn để chắn gió và khí lạnh.
2. Vai: Đây là bộ phận rất dễ đau nhức khi trời lạnh. Vì vậy dù muốn đẹp đến đâu, bạn cũng nên tránh để vai bị hở và nhiễm lạnh. Ra ngoài đường phải mặc áo quấn khăn kín, khi đi ngủ tốt nhất nên đắp chăn bông qua vai để giữ ấm cho vai khi ngủ.
2. Vai: Đây là bộ phận rất dễ đau nhức khi trời lạnh. Vì vậy dù muốn đẹp đến đâu, bạn cũng nên tránh để vai bị hở và nhiễm lạnh. Ra ngoài đường phải mặc áo quấn khăn kín, khi đi ngủ tốt nhất nên đắp chăn bông qua vai để giữ ấm cho vai khi ngủ.
3. Lưng: Lưng là bộ phận chi phối năng lượng dương, nên mặc áo choàng hoặc áo giữ nhiệt để tăng cường giữ ấm cho lưng và bảo vệ năng lượng dương trong cơ thể, ngăn chặn khí lạnh xâm nhập cơ thể.
3. Lưng: Lưng là bộ phận chi phối năng lượng dương, nên mặc áo choàng hoặc áo giữ nhiệt để tăng cường giữ ấm cho lưng và bảo vệ năng lượng dương trong cơ thể, ngăn chặn khí lạnh xâm nhập cơ thể.
4. Rốn: Nếu vùng rốn bị lạnh sẽ dễ bị tiêu chảy và các vấn đề về đường tiêu hóa, nên mặc quần áo ấm, đảm bảo che được rốn khi hoạt động ngoài trời. Kể cả khi ngủ cũng cần phải quan tâm đến vùng cơ thể này. Đặc biệt trẻ nhỏ, nên cân nhắc đắp chăn giữ ấm.
4. Rốn: Nếu vùng rốn bị lạnh sẽ dễ bị tiêu chảy và các vấn đề về đường tiêu hóa, nên mặc quần áo ấm, đảm bảo che được rốn khi hoạt động ngoài trời. Kể cả khi ngủ cũng cần phải quan tâm đến vùng cơ thể này. Đặc biệt trẻ nhỏ, nên cân nhắc đắp chăn giữ ấm.
5. Đầu gối: Đầu gối sẽ bị cứng và đau nếu bị lạnh, nhất là các bạn gái có thể bị nhiễm lạnh khi mặc váy, nên sử dụng quần áo và chăn để bảo vệ đầu gối khi trời lạnh.
5. Đầu gối: Đầu gối sẽ bị cứng và đau nếu bị lạnh, nhất là các bạn gái có thể bị nhiễm lạnh khi mặc váy, nên sử dụng quần áo và chăn để bảo vệ đầu gối khi trời lạnh.
6. Lòng bàn chân: Lòng bàn chân là nơi xa tim nhất và là nơi kết thúc của tuần hoàn, một khi hơi lạnh xâm nhập rất dễ khiến máu lưu thông kém. Chính vì vậy, bạn nên tránh để lòng bàn chân tiếp xúc trực tiếp với đất lạnh; chọn tất ấm, đồng thời ngâm chân trong nước nóng trước khi đi ngủ.
6. Lòng bàn chân: Lòng bàn chân là nơi xa tim nhất và là nơi kết thúc của tuần hoàn, một khi hơi lạnh xâm nhập rất dễ khiến máu lưu thông kém. Chính vì vậy, bạn nên tránh để lòng bàn chân tiếp xúc trực tiếp với đất lạnh; chọn tất ấm, đồng thời ngâm chân trong nước nóng trước khi đi ngủ.
Mời quý độc giả xem thêm video: Món ăn bài thuốc từ cây Sake. Nguồn video: Vui sống mỗi ngày.

GALLERY MỚI NHẤT