50 năm bức ảnh thay đổi cách nhân loại nhìn nhận Địa Cầu

50 năm bức ảnh thay đổi cách nhân loại nhìn nhận Địa Cầu

Ngày 7/12/1972, nhóm phi hành gia tham gia sứ mệnh Apollo 17 đã giúp nhân loại nhìn thấy toàn cảnh Trái Đất lần đầu tiên.

Công nghệ đã phát triển vượt bậc trong những năm qua, nhưng Viên bi Xanh Trái đất vẫn đặc biệt nhờ một điểm khác biệt - đây là bức ảnh do con người bấm máy.
Công nghệ đã phát triển vượt bậc trong những năm qua, nhưng Viên bi Xanh Trái đất vẫn đặc biệt nhờ một điểm khác biệt - đây là bức ảnh do con người bấm máy.
Hôm nay ngày 7/12 đánh dấu mốc kỷ niệm 50 năm thời điểm NASA chụp tấm ảnh Viên bi Xanh - Blue Marble. Nhóm phi hành gia trên tàu Apollo 17 - sứ mệnh khám phá Mặt Trăng có phi hành gia cuối cùng của NASA tính tới nay - đã chụp lại Trái Đất một cách vẹn toàn và đồng thời, thay đổi mãi mãi cách chúng ta nhìn nhận mái nhà chung của nhân loại.
Hôm nay ngày 7/12 đánh dấu mốc kỷ niệm 50 năm thời điểm NASA chụp tấm ảnh Viên bi Xanh - Blue Marble. Nhóm phi hành gia trên tàu Apollo 17 - sứ mệnh khám phá Mặt Trăng có phi hành gia cuối cùng của NASA tính tới nay - đã chụp lại Trái Đất một cách vẹn toàn và đồng thời, thay đổi mãi mãi cách chúng ta nhìn nhận mái nhà chung của nhân loại.
Trong tấm ảnh Viên bi Xanh, Trái Đất hiện rõ giữa khung hình, lơ lửng giữa không gian rộng lớn. Người xem có thể thấy rõ Châu Phi cũng như một phần băng của Nam Cực.
Trong tấm ảnh Viên bi Xanh, Trái Đất hiện rõ giữa khung hình, lơ lửng giữa không gian rộng lớn. Người xem có thể thấy rõ Châu Phi cũng như một phần băng của Nam Cực.
Chụp bằng máy phim Hasselblad, đây là tấm ảnh đầu tiên chụp được toàn bộ Trái Đất. Người ta cũng cho rằng đây là tấm ảnh được phục dựng nhiều nhất trong lịch sử. Trước thời điểm 7/12/1972, nhân loại chưa một lần chiêm ngưỡng vẻ đẹp vẹn nguyên của Trái Đất, cũng vì chúng ta không có cách nào đứng từ trên cao quan sát quê hương.
Chụp bằng máy phim Hasselblad, đây là tấm ảnh đầu tiên chụp được toàn bộ Trái Đất. Người ta cũng cho rằng đây là tấm ảnh được phục dựng nhiều nhất trong lịch sử. Trước thời điểm 7/12/1972, nhân loại chưa một lần chiêm ngưỡng vẻ đẹp vẹn nguyên của Trái Đất, cũng vì chúng ta không có cách nào đứng từ trên cao quan sát quê hương.
Khi phi hành đoàn Apollo 17 du hành tới Mặt Trăng, họ đã quyết định chụp tấm ảnh khi ở cách Trái Đất 29.000 km. Ngay lập tức, tấm ảnh trở thành biểu tượng cho tình nghĩa hòa thuận và tinh thần thống nhất của những người anh em sống chung một mái ấm.
Khi phi hành đoàn Apollo 17 du hành tới Mặt Trăng, họ đã quyết định chụp tấm ảnh khi ở cách Trái Đất 29.000 km. Ngay lập tức, tấm ảnh trở thành biểu tượng cho tình nghĩa hòa thuận và tinh thần thống nhất của những người anh em sống chung một mái ấm.
Những tấm ảnh dạng này không dễ chụp chút nào. Để bắt được khoảnh khắc quý giá, Mặt Trời cần phải nằm phía sau vị trí đặt máy. Theo lời phi hành gia Scott Kelly, rất khó chụp một tấm ảnh sắc nét khi một con tàu đang du hành ở tốc độ cao.
Những tấm ảnh dạng này không dễ chụp chút nào. Để bắt được khoảnh khắc quý giá, Mặt Trời cần phải nằm phía sau vị trí đặt máy. Theo lời phi hành gia Scott Kelly, rất khó chụp một tấm ảnh sắc nét khi một con tàu đang du hành ở tốc độ cao.
Tấm ảnh không chỉ cho thấy kỹ năng của các phi hành gia bay trên Apollo 17, mà còn nêu bật ý nghĩa Trái Đất như một mái nhà chung, không hề tồn tại ranh giới phân chia người với người.
Tấm ảnh không chỉ cho thấy kỹ năng của các phi hành gia bay trên Apollo 17, mà còn nêu bật ý nghĩa Trái Đất như một mái nhà chung, không hề tồn tại ranh giới phân chia người với người.
Nhiều phi hành gia chia sẻ rằng góc nhìn từ không gian đã khiến họ thay đổi nhận thức với mong muốn bảo vệ Trái Đất và bầu khí quyển mỏng manh. Sự thay đổi nhận thức này được gọi với tên “hiệu ứng toàn cảnh”.
Nhiều phi hành gia chia sẻ rằng góc nhìn từ không gian đã khiến họ thay đổi nhận thức với mong muốn bảo vệ Trái Đất và bầu khí quyển mỏng manh. Sự thay đổi nhận thức này được gọi với tên “hiệu ứng toàn cảnh”.
Ban đầu, chụp ảnh không phải là nhiệm vụ của các phi hành gia. Nhưng kể từ chương trình Gemini vào những năm 1960, NASA đã đảm bảo tất cả các phi hành gia được đào tạo về nhiếp ảnh để chụp những hình ảnh có thể truyền đạt trải nghiệm và sự hùng vĩ từ các chuyến bay vào vũ trụ.
Ban đầu, chụp ảnh không phải là nhiệm vụ của các phi hành gia. Nhưng kể từ chương trình Gemini vào những năm 1960, NASA đã đảm bảo tất cả các phi hành gia được đào tạo về nhiếp ảnh để chụp những hình ảnh có thể truyền đạt trải nghiệm và sự hùng vĩ từ các chuyến bay vào vũ trụ.
Bức ảnh “Blue Marble” ban đầu không nhận được nhiều sự quan tâm do vấp phải sự cạnh tranh gay gắt từ những tin tức khác. Dù vậy, bức ảnh dần đóng vai trò quan trọng trong các phong trào bảo vệ môi trường.
Bức ảnh “Blue Marble” ban đầu không nhận được nhiều sự quan tâm do vấp phải sự cạnh tranh gay gắt từ những tin tức khác. Dù vậy, bức ảnh dần đóng vai trò quan trọng trong các phong trào bảo vệ môi trường.
Bức ảnh cũng đánh dấu sự kết thúc của chương trình thám hiểm Mặt Trăng Apollo. Trong quá trình huấn luyện trước chuyến bay, các phi hành gia cho biết sự kết thúc của sứ mệnh khiến họ cảm thấy không vui.
Bức ảnh cũng đánh dấu sự kết thúc của chương trình thám hiểm Mặt Trăng Apollo. Trong quá trình huấn luyện trước chuyến bay, các phi hành gia cho biết sự kết thúc của sứ mệnh khiến họ cảm thấy không vui.
“Mọi người làm việc trong chương trình đều nhận thức rõ rằng đây là nhiệm vụ cuối cùng. Điều đó thực sự ảnh hưởng đến trải nghiệm”, Teasel Muir-Harmony, người phụ trách Apollo tại Bảo tàng Hàng không & Vũ trụ Quốc gia, cho biết.
“Mọi người làm việc trong chương trình đều nhận thức rõ rằng đây là nhiệm vụ cuối cùng. Điều đó thực sự ảnh hưởng đến trải nghiệm”, Teasel Muir-Harmony, người phụ trách Apollo tại Bảo tàng Hàng không & Vũ trụ Quốc gia, cho biết.
>>>Xem thêm video: NASA 'bắn' tiểu hành tinh để bảo vệ Trái đất (Nguồn: VTV24).

GALLERY MỚI NHẤT