5 vũ khí “khủng” nhất của lực lượng Công binh Nga

5 vũ khí “khủng” nhất của lực lượng Công binh Nga

(Kiến Thức) - Dù là đơn vị mang tính hỗ trợ chiến đấu nhưng lực lượng công binh Nga cũng được trang bị vũ khí tối tân phù hợp với nhiệm vụ của họ.

Tờ Russia & India Report vừa cho ra mắt danh sách top 5  vũ khí tối tân nhất của lực lượng công binh Nga hiện nay được giới thiệu tại cuộc thi International Army Games 2015 do Bộ quốc phòng Nga tổ chức. Đứng đầu trong danh sách này là xe bọc thép phá mìn BMR-3MA “Vepr” vốn được phát triển dựa trên nền tảng khung gầm của xe tăng chiến đấu chủ lực T-90.
Tờ Russia & India Report vừa cho ra mắt danh sách top 5 vũ khí tối tân nhất của lực lượng công binh Nga hiện nay được giới thiệu tại cuộc thi International Army Games 2015 do Bộ quốc phòng Nga tổ chức. Đứng đầu trong danh sách này là xe bọc thép phá mìn BMR-3MA “Vepr” vốn được phát triển dựa trên nền tảng khung gầm của xe tăng chiến đấu chủ lực T-90.
Thiết kế của BMR-3MA được xem là độc nhất vô nhị trên thế giới, nó có thể tìm kiếm và rà phá bom mìn ngay cả trong tuyết, dưới và bên trên mặt đất. Ngoài ra nó cũng được trang bị để có thể vô hiệu quá các thiết bị nổ tự tạo được điều khiển thông qua sóng vô tuyến.
Thiết kế của BMR-3MA được xem là độc nhất vô nhị trên thế giới, nó có thể tìm kiếm và rà phá bom mìn ngay cả trong tuyết, dưới và bên trên mặt đất. Ngoài ra nó cũng được trang bị để có thể vô hiệu quá các thiết bị nổ tự tạo được điều khiển thông qua sóng vô tuyến.
Điểm đặc biệt của BMR-3MA là việc nó được trang bị hai càng quét mìn gắn liền với hai trục cán bằng thép. Các trục này được thiết kế để kích nổ mìn hay vật cản nổ sử dụng nguyên lý đè nổ khi trục cán chèn qua chúng. Quá trình kích nổ khá đơn giản và hoàn toàn không làm ảnh hưởng đến càng quét mìn nhờ thiết kế đặc biệt của nó.
Điểm đặc biệt của BMR-3MA là việc nó được trang bị hai càng quét mìn gắn liền với hai trục cán bằng thép. Các trục này được thiết kế để kích nổ mìn hay vật cản nổ sử dụng nguyên lý đè nổ khi trục cán chèn qua chúng. Quá trình kích nổ khá đơn giản và hoàn toàn không làm ảnh hưởng đến càng quét mìn nhờ thiết kế đặc biệt của nó.
Tiếp theo trong bảng xếp hạng vũ khí tối tân của công binh Nga là xe bọc thép rải mìn GMZ-3 được Liên Xô đưa vào trang bị từ những năm 1970, tuy nhiên nó vẫn được Quân đội Nga tiếp tục sử dụng và trải qua nhiều lần nâng cấp khác nhau.
Tiếp theo trong bảng xếp hạng vũ khí tối tân của công binh Nga là xe bọc thép rải mìn GMZ-3 được Liên Xô đưa vào trang bị từ những năm 1970, tuy nhiên nó vẫn được Quân đội Nga tiếp tục sử dụng và trải qua nhiều lần nâng cấp khác nhau.
Một điểm đặc biệt của GMZ-3 là nó có thể kích hoạt hay vô hiệu hóa từ xa những quả mìn nó đã rải ra trước đó bằng một hệ thống điều khiển được tích hợp sẵn trên xe.
Một điểm đặc biệt của GMZ-3 là nó có thể kích hoạt hay vô hiệu hóa từ xa những quả mìn nó đã rải ra trước đó bằng một hệ thống điều khiển được tích hợp sẵn trên xe.
GMZ-3 có khả năng mang theo tới hơn 200 quả mìn các loại với phạm vị triển khai lên tới 2.000m, bên cạnh đó nó cũng có thể chôn các quả mìn ở nhiều độ sâu khác nhau.
GMZ-3 có khả năng mang theo tới hơn 200 quả mìn các loại với phạm vị triển khai lên tới 2.000m, bên cạnh đó nó cũng có thể chôn các quả mìn ở nhiều độ sâu khác nhau.
Xe công binh IMR-2 là ứng cử viên thứ ba trong danh sách của Russia & India Report, nó được pháp triển dựa trên khung gầm của xe tăng chiến đấu chủ lực T-72 và được Quân đội Liên Xô đưa vào trang bị từ những năm 1980.
Xe công binh IMR-2 là ứng cử viên thứ ba trong danh sách của Russia & India Report, nó được pháp triển dựa trên khung gầm của xe tăng chiến đấu chủ lực T-72 và được Quân đội Liên Xô đưa vào trang bị từ những năm 1980.
IMR-2 được thiết kế với nhiệm vụ chính là đảm bảo tốc độ di chuyển liên tục của các đơn vị bộ binh cơ giới Quân đội Liên Xô lúc đó qua các khu vực bị phá hủy bởi bom mìn, vũ khí hạt nhân hay các chướng ngại vật, và khi cần thiết nó cũng có thể được điều động để tìm kiếm cứu nạn.
IMR-2 được thiết kế với nhiệm vụ chính là đảm bảo tốc độ di chuyển liên tục của các đơn vị bộ binh cơ giới Quân đội Liên Xô lúc đó qua các khu vực bị phá hủy bởi bom mìn, vũ khí hạt nhân hay các chướng ngại vật, và khi cần thiết nó cũng có thể được điều động để tìm kiếm cứu nạn.
Xe công binh IMR-2 được vận hành chỉ với hai binh sĩ và có thể sống độc lập trong carbin xe trong vòng 3 ngày trước các loại vũ khí sinh hóa học. Đây cũng là mẫu xe công binh duy nhất của Nga có thể hoạt động trong môi trường có mức phóng xạ cao.
Xe công binh IMR-2 được vận hành chỉ với hai binh sĩ và có thể sống độc lập trong carbin xe trong vòng 3 ngày trước các loại vũ khí sinh hóa học. Đây cũng là mẫu xe công binh duy nhất của Nga có thể hoạt động trong môi trường có mức phóng xạ cao.
Gương mặt tiêu biểu tiếp theo của lực lượng Công binh Nga là xe bọc thép lội nước PTS-4 - biến thể mới nhất của dòng xe bọc thép lội nước PTS được phát triển từ Liên Xô. PTS-4 chỉ mới hoàn tất các bài kiểm tra thử nghiệm cấp nhà nước của Nga vào năm 2011 trước khi được đưa vào sản xuất hàng loạt vào năm 2014.
Gương mặt tiêu biểu tiếp theo của lực lượng Công binh Nga là xe bọc thép lội nước PTS-4 - biến thể mới nhất của dòng xe bọc thép lội nước PTS được phát triển từ Liên Xô. PTS-4 chỉ mới hoàn tất các bài kiểm tra thử nghiệm cấp nhà nước của Nga vào năm 2011 trước khi được đưa vào sản xuất hàng loạt vào năm 2014.
Xe bọc thép lội nước PTS-4 được trang bị một động cơ đa nhiên liệu với khả năng hoạt động liên tục hơn 10 giờ trên mặt nước và có tầm hoạt động lên tới 600km. Nó có trọng lượng khoảng 33 tấn và có thể chở theo 18 tấn trang thiết bị quân sự khi vượt sông.
Xe bọc thép lội nước PTS-4 được trang bị một động cơ đa nhiên liệu với khả năng hoạt động liên tục hơn 10 giờ trên mặt nước và có tầm hoạt động lên tới 600km. Nó có trọng lượng khoảng 33 tấn và có thể chở theo 18 tấn trang thiết bị quân sự khi vượt sông.
Thế mạnh của của PTS-4 so với các phiên bản tiền nhiệm vẫn là hệ thống động cơ mới khi nó có thể đạt vận tốc tối đa lên tới 60km/h trên mặt đất với trọng lượng và hình dáng nặng nề của mình, trong khi đó trên mặt nước PTS-4 có thể đạt tốc độ 15km/h.
Thế mạnh của của PTS-4 so với các phiên bản tiền nhiệm vẫn là hệ thống động cơ mới khi nó có thể đạt vận tốc tối đa lên tới 60km/h trên mặt đất với trọng lượng và hình dáng nặng nề của mình, trong khi đó trên mặt nước PTS-4 có thể đạt tốc độ 15km/h.
Đứng cuối trong danh sách top 5 của Russia & India Report là hệ thống cầu cơ giới tự hành hạng nặng TMM-6 vốn được thiết kế để có thể giúp các đơn vị cơ giới của Nga vượt qua các khu vực nước sâu có chiều rộng khoảng 100m và sâu đến 5m với tải trọng lên tới 60 tấn.
Đứng cuối trong danh sách top 5 của Russia & India Report là hệ thống cầu cơ giới tự hành hạng nặng TMM-6 vốn được thiết kế để có thể giúp các đơn vị cơ giới của Nga vượt qua các khu vực nước sâu có chiều rộng khoảng 100m và sâu đến 5m với tải trọng lên tới 60 tấn.
Mỗi hệ thống TMM-6 gồm 2 xe bắc cầu, 4 xe chuyên chở và 6 đốt cầu gấp khúc. Xe bắc cầu sử dụng khung gầm xe tải đặc chủng hạng nặng 8x8 trên gắn các thiết bị và hệ thống thủy lực phục vụ việc mang và triển khai các đốt cầu tự hành.
Mỗi hệ thống TMM-6 gồm 2 xe bắc cầu, 4 xe chuyên chở và 6 đốt cầu gấp khúc. Xe bắc cầu sử dụng khung gầm xe tải đặc chủng hạng nặng 8x8 trên gắn các thiết bị và hệ thống thủy lực phục vụ việc mang và triển khai các đốt cầu tự hành.
TMM-6 được đánh giá khá cơ động có thời gian triển khai nhanh khi một binh sĩ chỉ mất 5 phút để triển khai một đốt cầu nhờ khả năng tự động hóa của nó nhanh hơn nhiều so với các loại cầu phao thường được sử dụng tại các vùng nước chiều rộng hai bờ ngắn.
TMM-6 được đánh giá khá cơ động có thời gian triển khai nhanh khi một binh sĩ chỉ mất 5 phút để triển khai một đốt cầu nhờ khả năng tự động hóa của nó nhanh hơn nhiều so với các loại cầu phao thường được sử dụng tại các vùng nước chiều rộng hai bờ ngắn.

GALLERY MỚI NHẤT