5 vấn đề sau bài học lây nhiễm trong bệnh viện và khu cách ly

Theo Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long, nguyên nhân lây nhiễm ở Bệnh viện Bệnh nhiệt đới T.Ư có thể do lây giữa các khoa trong bệnh viện, cũng có thể lây từ người nhà bệnh nhân.
 

Đến sáng 6/5, Bộ Y tế công bố 22 ca bệnh COVID-19 liên quan Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương, trong đó có 1 nhân viên y tế, 17 bệnh nhân và 4 người nhà bệnh nhân. Ngoài ra, các địa phương như Bắc Ninh, Hưng Yên, Thái Bình... đã phát hiện thêm nhiều ca dương tính SARS-CoV-2 khác có lịch sử dịch tễ liên quan bệnh viện này.

Thưa Bộ trưởng, hiện Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương cơ sở 2 đã được cách ly toàn bộ sau khi phát hiện chùm ca bệnh COVID-19 tại đây. Qua đánh giá ban đầu, Bộ trưởng có thể chia sẻ thông tin gì về nguồn lây của chùm ca bệnh tại đơn vị đầu ngành điều trị bệnh nhân COVID-19 nặng này?

- Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương, đặc biệt cơ sở 2 (Đông Anh), là thành trì quan trọng của ngành y tế khu vực phía Bắc, là nơi tiếp nhận các bệnh nhân COVID-19, đặc biệt các bệnh nhân nặng. Đến nay, Bệnh viện đã điều trị hơn 1.000 ca bệnh COVID-19 (trong tổng số hơn 3.000 bệnh nhân ghi nhận được ở nước ta), trong đó nhiều ca rất nặng đã điều trị thành công, chưa có trường hợp nào tử vong.

Đây là kết quả của sự nỗ lực cố gắng của tất cả cán bộ. Chúng tôi đánh giá rất cao tập thể y bác sĩ, những người đã quên mình hơn 1,5 năm qua trong trận chiến hết sức cam go này.

Về nguyên nhân lây nhiễm, theo đánh giá ban đầu của Giám đốc Bệnh viện, có thể do lây giữa các khoa trong bệnh viện và cũng có thể lây từ người nhà bệnh nhân.

5 van de sau bai hoc lay nhiem trong benh vien va khu cach ly
Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long. Ảnh: Văn Điệp 
Chúng tôi đang giao cho các các cơ quan chức năng đánh giá. Điều quan trọng ngay khi phát hiện, Bộ Y tế đã yêu cầu cách ly y tế toàn bộ bệnh viện và sàng lọc tất cả cán bộ trong bệnh viện, người bệnh, người nhà bệnh nhân.
Bộ Y tế cũng yêu cầu bệnh viện gửi danh sách người đến khám, chữa bệnh từ 15/4 đến nay về các địa phương để thực hiện truy vết, sàng lọc, cách ly, xét nghiệm theo các yêu cầu.
Việc này chúng ta đã có kinh nghiệm. Bệnh viện Bạch Mai là ví dụ, đã từng bị cách ly, nhưng quy mô của Bệnh viện Bạch Mai lớn rất nhiều so với Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương. Chúng tôi tin rằng các địa phương khẩn trương tiến hành truy vết tìm ra những người có yếu tố tiếp xúc, có liên quan và có thể trở thành nguồn truyền nhiễm để cách ly, xử lý kịp thời theo quy định.
Mặt khác, Bộ Y tế cũng động viên toàn bộ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động của Bệnh viện không được rời vị trí, sẵn sàng tiếp ứng ở tất cả các vị trí trong quy trình điều trị. Đây là "thành trì" điều trị bệnh nhân nặng COVID-19.
Hiện Bệnh viện vẫn tiếp nhận bệnh nhân nặng để đảm bảo điều trị hiệu quả theo đúng yêu cầu của Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ.
Thưa ông, cùng một lúc chúng ta có 2 bài học về lây nhiễm COVID-19 trong khu cách ly tập trung và lây nhiễm trong môi trường bệnh viện. Bài học rút ra cho ngành Y tế từ vấn đề này là gì?
- Có rất nhiều bài học cần rút kinh nghiệm và triển khai quyết liệt hơn, đặc biệt bài học liên quan môi trường cách ly, quản lý cách ly, lây nhiễm trong môi trường cách ly.
Vừa qua Chính phủ và Thủ tướng đã chỉ đạo rất quyết liệt, coi đây là một trong những điểm yếu, lỗ hổng trong vấn đề quản lý.
Chúng tôi đã đánh giá, tìm hiểu các nguyên nhân dẫn đến việc xuất hiện trường hợp nhiễm bệnh sau 14 ngày cách ly tập trung. Sau khi trao đổi với các cơ quan, chuyên gia, Bộ Y tế đã quyết định kéo dài thời gian cách ly tập trung từ 14 lên 21 ngày.
Thứ hai, khâu bàn giao giữa cơ sở cách ly với các địa phương nơi cư trú của người hết hạn cách ly là yếu. Hiện Bộ Y tế đã có hướng dẫn, chỉ đạo các địa phương triển khai chặt.
Thứ ba ở khâu theo dõi tại địa phương sau khi hết cách ly tập trung, giờ yêu cầu làm nghiêm, giám sát và theo dõi sức khoẻ người cách ly thêm 7 ngày sau khi cách ly tập trung.
Thứ tư, xét nghiệm còn bỏ lọt nên Bộ Y tế yêu cầu nâng tần suất xét nghiệm trong thời gian cách ly từ 2-3 lần lên 4-5 lần, đảm bảo an toàn tối đa, phòng lây nhiễm ra cộng đồng.
Thứ năm, lây nhiễm trong bệnh viện cũng đã xảy ra tại một số bệnh viện.
Chúng tôi luôn nhấn mạnh bệnh viện sẽ là nơi phát hiện ra các trường hợp lây nhiễm, nguy cơ rất cao. Bộ Y tế cũng đã yêu cầu tất cả các bệnh viện phải khám sàng lọc kỹ lưỡng, liên tục đối với nhân viên y tế và các nhóm nguy cơ cao, triển khai tất cả các biện pháp phòng chống dịch, đảm bảo không có lây nhiễm trong các bệnh viện.
Trân trọng cảm ơn Bộ trưởng!

Tiềm ẩn bốn nguy cơ lớn lây nhiễm COVID-19 ở Việt Nam

Theo một số chuyên gia, ở Việt Nam hiện tiềm ẩn 4 nguy cơ lây nhiễm lớn, trong đó nguy cơ lớn nhất là đối tượng nhập cảnh hợp pháp nhưng không tuân thủ quy định cách ly, giám sát y tế.
 

Mùa đông khó kiểm soát dịch

Khả năng ca bệnh người Nhật lây nhiễm Covid-19 tại Hà Nội là thấp

Giám đốc Sở Y tế cho rằng để điều tra nguồn lây ca bệnh người Nhật cần giải trình gene. Song, với những thông tin về thời gian và lịch trình, khả năng lây tại Hà Nội là thấp.
 
 

Tại phiên làm việc chiều 17/2 của Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 Hà Nội, ông Nguyễn Khắc Hiền, Giám đốc Sở Y tế, đã đưa ra những nhận định ban đầu về nguồn lây của bệnh nhân 2229.

Đây là ca bệnh người Nhật Bản, phát hiện tử vong tại một khách sạn quận Tây Hồ ngày 13/2, đến ngày 14/2 thì có kết quả dương tính với SARS-CoV-2.

Cần chờ kết quả giải trình tự gene

Theo ông Hiền, qua xét nghiệm bệnh nhân 2229 và 2 bệnh nhân 2234, 2240 (đều là F1 của bệnh nhân 2229) cho thấy, bệnh nhân 2229 có nồng độ virus cao nhất. Như vậy, các chuyên gia dịch tễ của Hà Nội nhận định, nguồn lây là từ bệnh nhân 2229 sang 2 bệnh nhân kia (nồng độ virus thấp hơn cho thấy thời gian lây nhiễm ít hơn).

3 bệnh nhân chỉ tiếp xúc với nhau vào ngày 2/2, sau khi bệnh nhân 2229 trở về Hà Nội vào ngày 1/2. Do đó, ông Hiền cho rằng, về logic, rất ít có khả năng ông này nhiễm Covid-19 từ Hà Nội vào ngày 1/2 rồi lây cho 2 người khác ngày 2/2.

Để củng cố thêm nhận định trên, ông Hiền cho hay Công ty Mitsui có một người đến TP Chí Linh (Hải Dương) ngày 13/1, đã lấy mẫu và gửi đến Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương xét nghiệm thì kết quả là không có cả kháng thể lẫn kháng nguyên, tức là người này chưa từng nhiễm bệnh.

Vì vậy, Sở Y tế TP nhận định là ít có khả năng bệnh nhân 2229 lây bệnh từ Hà Nội và vẫn phải chờ kết quả giải trình tự gene mới biết chính xác.

Kha nang ca benh nguoi Nhat lay nhiem Covid-19 tai Ha Noi la thap
Giám đốc Sở Y tế Nguyễn Khắc Hiền cho rằng nguồn lây bệnh nhân 2229 ít có khả năng trong Hà Nội. Ảnh: T.T 

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Làng hương cổ ở Hà Nội tất bật hàng Tết

Làng hương cổ ở Hà Nội tất bật hàng Tết

Những ngày cận Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, làng nghề làm hương tại xã Quảng Phú Cầu (Hà Nội) lại tất bật. Khắp các xưởng, không khí lao động trở nên hối hả, máy móc hoạt động hết công suất.