Đồ ăn quá nóng có thể gây ung thư thực quản
Các thực phẩm nóng phổ biến trong cuộc sống hàng ngày, chủ yếu bao gồm cà phê nóng, trà sữa nóng, canh cay và lẩu,... Mặc dù nó có thể thỏa mãn khẩu vị của mỗi người, nhưng đây lại là những thủ phạm làm hỏng thực quản và gây ung thư thực quản.
Nếu thời gian dài ăn uống các loại thực phẩm nóng hơn 65 độ C, nguy cơ phát triển ung thư thực quản sẽ lên tới 70%. Bình thường khi ăn cơm, có thể dùng môi để thử nhiệt độ, thức ăn nóng vừa lấy ra khỏi nồi không nên ăn ngay.
Thực phẩm ướp muối gây ung thư dạ dày
Chế độ ăn nhiều muối là nguyên nhân chính gây ung thư dạ dày. Trong thời gian dài ăn thực phẩm chứa lượng muối cao sẽ phá hủy niêm mạc dạ dày. Trong các loại thực phẩm ngâm chứa rất nhiều nitrite, trong quá trình ngâm, muối sẽ tạo ra nitrite, nó thuộc loại chất gây ung thư rất mạnh. Bình thường cố gắng ăn ít các loại thực phẩm như: thịt xông khói, dưa muối và lượng muối không được vượt quá 5 gram mỗi ngày.
Thực phẩm chiên có thể gây ung thư ruột
Trong quá trình chế biến các loại thực phẩm ở nhiệt độ cao hơn 120 độ như chiên, rán với dầu ăn (dầu thực vật), dầu ăn sẽ sản sinh ra acrylamide - sản phẩm trung gian được tạo thành từ phản ứng hoá học giữa đường khử nhiệt và acide amine asparagine, có thể gây bệnh ung thư, chất này làm tăng nguy cơ ung thư đường ruột và ung thư dạ dày.
Ảnh minh họa. |
Cố gắng hạn chế ăn thực phẩm chiên, nên ăn nhiều rau và trái cây tươi, mỗi ngày bạn phải ăn 150 gram ngũ cốc nguyên hạt và 30 phút tập thể dục nhịp điệu mỗi ngày, để giảm khả năng gây ung thư của polyp ruột.
Chất phụ gia và các chất gây nhiễm khác có trong thực phẩm
Các nhà khoa học phương Tây cho thấy, sử dụng một số phẩm nhuộm thực phẩm có thể gây ra ung thư như chất paradimethyl amino benzen dùng để nhuộm bơ thành “bơ vàng” có khả năng gây ung thư gan.
Tại các nước này sử dụng các phẩm nhuộm thức ăn cũng như các chất phụ gia được kiểm duyệt rất nghiêm ngặt để đảm bảo an toàn thực phẩm. Việc sử dụng phẩm màu công nghiệp trong chế biến thức ăn ở nước ta còn chưa được quản lý nghiêm ngặt sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của người tiêu dùng và đây cũng là một trong những tác nhân gây ung thư.
Không mua thức ăn có màu sắc sặc sỡ hoặc nghi ngờ có sử dụng phẩm màu không cho phép. Nên dùng màu sắc tự nhiên trong chế biến thức ăn như màu đỏ của cà chua, gấc; màu vàng của nghệ.
Nhiều nghiên cứu khác đã chỉ ra các thực phẩm có chứa dư lượng, tàn tích của các thuốc trừ sâu, không chỉ có thể gây ra ngộ độc cấp tính mà còn khả năng gây ung thư. Do vậy, vấn đề an toàn thực phẩm, tiêu thụ rau sạch hiện nay đang được xã hội quan tâm.
Cách nấu nướng và bảo quản thực phẩm: Một số cách nấu thức ăn và bảo quản thực phẩm có thể sẽ tạo ra chất gây ung thư. Những thức ăn hun khói có thể bị nhiễm benzopyren, một chất gây ung thư thực nghiệm. Việc nướng trực tiếp thịt ở nhiệt độ cao có thể tạo ra một số sản phẩm có khả năng đột biến gen như dioxin, hydro-cacbon thơm đa vòng...
Chất béo và thịt
Các nghiên cứu trên thế giới đã cho thấy có mối liên quan giữa bệnh ung thư đại trực tràng với chế độ ăn nhiều mỡ, thịt động vật. Chế độ ăn nhiều mỡ, thịt gây ung thư qua cơ chế làm tiết nhiều axit mật, chất ức chế quá trình biệt hóa của các tế bào niêm mạc ruột.
Các nhà khoa học đã nghiên cứu mối liên quan chặt chẽ tiêu thụ chất béo với ung thư vú. Tỷ lệ tử vong do mắc ung thư vú tăng theo mức tiêu thụ mỡ.