Thế nhưng, nếu không biết cách sử dụng thì nha đam cũng giống như “thuốc độc” có thể làm tổn hại đến làn da. Do vậy, trước khi dùng nha đam làm đẹp, phái đẹp nên tránh 5 sai lầm thường gặp để nó phát huy đúng tác dụng mong muốn nhé!
Ảnh minh họa. |
Không sơ chế nha đam hoặc sơ chế không đúng cách
Đừng vội “cạch mặt” nha đam nếu da xuất hiện tình trạng ngứa, mẩn đỏ do có thể bạn đã không sơ chế nha đam đúng cách trước khi dùng. Nha đam có 3 phần: vỏ xanh, dịch nhựa màu vàng và lớp gel trong suốt, và thường chính phần vỏ xanh không được gọt sạch hay không rửa sạch nhựa cây khiến da bị kích ứng, nhất là với những bạn có làn da càng nhạy cảm thì bị kích ứng càng nghiêm trọng.
Thế nên, trước khi đắp nha đam, bạn hãy chắc rằng mình đã gọt hết phần vỏ xanh, tách lấy lớp gel trong suốt và rửa chúng dưới vòi nước xả để làm sạch dịch nhựa. Để đảm bảo 99% các nàng có làn da nhạy cảm không bị dị ứng sau khi dùng nha đam thì có thể thêm một bước nữa là ngâm phần gel trong suốt vào trong tô nước muối + chanh pha loãng khoảng 15-20 phút rồi vớt ra, sau đó rửa lại bằng nước sạch để chắc chắn lớp nhựa nhớt dính đã được loại bỏ.
Thoa trực tiếp nha đam lên vết thương hở
Nha đam ngoài chứa nhiều loại vitamin và khoáng chất có lợi cho sức khỏe và làn da thì cũng có một lượng bradykinin nhất định là tác nhân của những phản ứng viêm. Nếu đắp trực tiếp lên các vết thương hở, bradykinin có trong nha đam sẽ gây dị ứng, sưng tấy hoặc thậm chí là lở loét hay hoại tử da.
Do đó, bạn chỉ nên dùng nha đam để là dịu những vết cháy nắng hoặc côn trùng cắn; đối với những vết thương hở, bỏng nặng thì nên đến các trung tâm y tế hoặc bệnh viện gần nhất để được khám và chữa trị kịp thời, tránh nhiễm trùng da.
Không bảo vệ da
Nha đam có tính tẩy tự nhiên, tuy nhẹ nhàng nhưng cũng chung cơ chế làm bong tróc lớp tế bào chết và tái tạo tế bào mới trắng sáng hơn. Bởi vậy, việc sử dụng kem chống nắng trong liệu trình làm đẹp bằng nha đam là vô cùng cần thiết để tránh những tác hại tiêu cực từ tia UV và có được một kết quả dưỡng da như mong đợi.
Ngoài sử dụng kem chống nắng, bạn cũng đừng quên các biện pháp che chắn bằng khẩu trang, áo khoác chống nắng,…để da được bảo vệ toàn diện dưới ánh nắng mặt trời nhé!
Sử dụng sai liều lượng
Ngoài cách đắp trực tiếp nha đam lên da để làm dịu, cấp nước, cấp ẩm cho da thì sử dụng nha đam như một loại thực phẩm chức năng làm đẹp từ bên trong cũng là phương pháp được rất nhiều người yêu thích, có thể kể đến như gel nha đam cắt nhỏ nấu chè, ăn cùng sữa chua hoặc xay nhuyễn cùng chút sữa tươi để làm sinh tố…giúp giải độc, mát gan, từ đó khiến da dẻ cũng mịn màng và trắng hồng hơn, ít xuất hiện mụn do nội tiết tố.
Lợi là thế nhưng nếu dùng quá liều lượng, nha đam lập tức gây ra những phản ứng phụ vô cùng có hại đối với sức khỏe do nha đam có chứa hàm lượng lớn chất Aloin, nếu dùng quá nhiều sẽ xuất hiện những triệu chứng như nôn mửa, tiêu chảy, mệt mỏi trong người, còn chuyển biến nặng có thể làm suy nhược, rối loạn chức năng gan, thận,…
Liều lượng sử dụng nha đam hợp lý là không quá 400mg/ngày và không dùng quá 2 ngày/tuần đối với người có thể chất bình thường, không mang thai và mắc các bệnh về thận, tiểu đường hay đang trong quá trình phục hồi sau phẫu thuật.
Đối tượng không phù hợp để sử dụng nha đam
Không thể phủ nhận hoàn toàn những lợi ích mà nha đam mang lại cho sức khỏe và sắc đẹp, thế nhưng không phải ai cũng hợp để sử dụng loại cây vừa dễ tìm lại hợp ví tiền này đâu đấy!
Phụ nữ có thai và đang cho con bú: không ít báo cáo khoa học chỉ ra rằng một số hoạt chất trong nha đam có thể gây sẩy thai hoặc dị tật cho thai nhi. Do vậy, phụ nữ có thai và đang cho con bú nên hết sức cẩn trọng khi sử dụng nha đam trong và sau thai kỳ, nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng để tránh những hậu quả đáng tiếc có thể xảy ra.
Người bị bệnh trĩ, viêm ruột: hoạt chất anthraquinon trong nhựa nha đam có tác dụng nhuận tràng, kích thích đại tràng khiến bệnh trĩ và viêm ruột càng trở nặng hơn.
Người có bệnh thận, tiểu đường hoặc đang phục hồi sau phẫu thuật: chất gel nha đamlàm giảm đường huyết, có thể sẽ khiến tim đập nhanh, đổnhiều mồ hôi hoặc thậm chí làm giảm khả năng tập trung, gây hôn mê…rất không có lợi với bệnh tình cũng những người có bệnh thận, tiểu đường đang phải dùng thuốc đặc trị.