5 ông lớn nào vừa rời Bộ NN&PTNT góp mặt vào siêu ủy ban?

(Kiến Thức) - 5 doanh nghiệp thuộc Bộ NN&PTNT vừa được bàn giao về Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước có tổng vốn điều lệ khoảng 50.000 tỷ đồng, sở hữu gần 500.000 ha đất nông lâm nghiệp.

5 ông lớn nào vừa rời Bộ NN&PTNT góp mặt vào siêu ủy ban?
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) vừa ký kết biên bản chuyển giao hồ sơ các Tập đoàn, Tổng công ty trực thuộc Bộ NN&PTNT về Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp.
Theo đó, 5 doanh nghiệp được bàn giao bao gồm Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam, Tổng công ty Lâm nghiệp Việt Nam, Tổng công ty Cà phê Việt Nam, Tổng công ty Lương thực Miền Bắc, Tổng công ty Lương thực Miền Nam.
5 ong lon nao vua roi Bo NN&PTNT gop mat vao sieu uy ban?
 5 doanh nghiệp thuộc Bộ NN&PTNT  chính thức về Siêu ủy ban. Ảnh: Bộ NN&PTNT.
Thứ trưởng thường trực Hà Công Tuấn Thứ cho biết, ngay sau khi nhận được quyết định của Thủ tướng Chính phủ, Bộ NN&PTNT đã sẵn sàng chuyển giao 5 doanh nghiệp trực thuộc Bộ về Ủy ban vốn của Nhà nước tại doanh nghiệp.
So với các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực nhà nước khác thì nguồn vốn của các doanh nghiệp nông nghiệp không lớn, nhưng về mặt quản lý nguồn đất đai trong nước là rất lớn. 5 doanh nghiệp của Bộ NN&PTNT hiện có số vốn khoảng 50.000 tỷ đồng, sở hữu gần 500.000 ha đất nông lâm nghiệp.
Tập đoàn cao su quản lý đất từ trong nước đến nước ngoài khoảng 400.000 ha, công ty cà phê, công ty lâm nghiệp cũng quản lý khoảng vài chục ngàn ha đất nông nghiệp.
Cũng theo Thứ trưởng Hà Công Tuấn, về cơ bản 5 doanh nghiệp này dù có những lúc khó khăn nhưng cơ bản làm ăn có lãi. Chẳng hạn, Tập đoàn Công nghiệp Cao su dù trong giai đoạn khó khăn nhưng vẫn có lãi cả nghìn tỷ đồng/năm…
Hiện nay Tập đoàn Công nghiệp Cao su và Tổng công ty Lương thực miền Nam (VINAFOOD2) đang trong quá trình cổ phần hóa.
Với việc bàn giao này, Ủy ban quản lý vốn Nhà nước đã nhận đủ 19 tập đoàn, tổng công ty từ 5 bộ, bao gồm: Bộ Công thương, Giao thông - Vận tải, Bộ Tài chính, Bộ Thông tin và Truyền thông và Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn. Việc chuyển giao được thực hiện theo Nghị định 131/2018/NĐ-CP của Chính phủ.

Những tập đoàn, công ty Nhà nước nào sẽ tập trung về "siêu ủy ban"?

Có 21 doanh nghiệp Nhà nước là các tập đoàn, tổng công ty quy mô lớn, trong đó có cả SCIC, sẽ được chuyển về "Siêu ủy ban" quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp.

Những tập đoàn, công ty Nhà nước nào sẽ tập trung về "siêu ủy ban"?
Siêu ủy ban” sẽ là đại diện chủ sở hữu của Tổng công ty Đầu tư và kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC). 20 doanh nghiệp còn lại là công ty mẹ các tập đoàn, tổng công ty đang thuộc quyền đại diện chủ sở hữu Nhà nước của các Bộ Công Thương, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Thông tin và Truyền thông, Giao thông vận tải.

Danh tính 19 "ông lớn" Nhà nước chuyển về “siêu Ủy ban“

(Kiến Thức) - 19 tập đoàn, tổng công ty có quy mô lớn của Nhà nước sẽ chuyển về Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp. "Siêu Ủy ban"này sẽ quản lý khối lượng vốn lên tới 5 triệu tỷ đồng.

Danh tính 19 "ông lớn" Nhà nước chuyển về “siêu Ủy ban“
Theo dự thảo lần 2 Nghị định quy định về chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức của Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp Nhà nước, 19 tập đoàn, tổng công ty có quy mô lớn của Nhà nước có tên trong danh sách doanh nghiệp Nhà nước thuộc diện chuyển giao quyền đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước từ các bộ, ngành về Ủy ban này.

Ðiểm tên 19 tập đoàn, tổng công ty có thể chuyển giao về “siêu ủy ban“

Bộ Tài chính vừa công bố dự thảo quyết định “Ban hành quy chế chuyển giao quyền, trách nhiệm đại diện chủ sở hữu nhà nước về Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp” trong đó có nêu tên 19 tập đoàn, tổng công ty lớn.

Ðiểm tên 19 tập đoàn, tổng công ty có thể chuyển giao về “siêu ủy ban“
Ðiem ten 19 tap doan, tong cong ty co the chuyen giao ve “sieu uy ban“
Ảnh minh họa: Internet 
Theo đó, 19 tập đoàn, tổng công ty lớn có thể được chuyển gia về "siêu ủy ban" gồm Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước. Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex), Tập đoàn Hóa chất Việt Nam (Vinachem), Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN), Tập đoàn công nghiệp cao su Việt Nam (VRG), Tập đoàn Công nghiệp than khoáng sản Việt Nam (TKV) và Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT).

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Giá xăng hôm nay 14/01: Tăng bật dữ dội?

Giá xăng hôm nay 14/01: Tăng bật dữ dội?

Giá xăng hôm nay 14/01 trên thị trường trong nước, quốc tế như thế nào? Giá xăng RON95-III, giá xăng E5RON92, giá dầu diesel 0.05S, giá dầu hỏa, giá dầu mazut 180CST 3.5S ra sao… sẽ được Tri thức và Cuộc sống cập nhật liên tục.