Nhiều người thích trồng hoa, cây cảnh trong nhà để tô điểm thêm thi vị cho cuộc sống. Những cây cảnh này cũng trở thành máy lọc không khí, giúp bạn có bầu không khí trong lành.
Màu sắc rực rỡ của hoa giúp chữa lành tâm hồn căng thẳng. Chúng cũng giúp an thần, ngủ ngon, giúp chúng ta kỳ vọng vào tương lai tốt đẹp.
Tuy nhiên, không phải cứ đặt bừa bãi, bê bất cứ cây cảnh nào vừa mắt bạn về nhà là được. Việc trồng cây cảnh bừa bãi sẽ khiến cuộc sống của bạn thêm chật vật, vất vả, mệt mỏi, thậm chí ốm đau, bệnh tật, nói gì đến việc chữa lành.
Khi trồng cây cảnh, bạn cần nắm chắc 5 nguyên tắc này để cây cảnh không "trở mặt thành thù" với bạn.
Bạn phải chọn lọc khi trồng hoa, cây cảnh trong phòng khách. Không phải loại hoa nào cũng phù hợp để trồng trong phòng khách, ví dụ như những loại sau đây thực sự không phù hợp để trồng trong phòng khách:
Hoa có độc tính cao: Một số loài hoa tuy có lá to, mang lại cho con người cảm giác thành đạt, ý nghĩa tốt nhưng lại có độc. Một khi nuôi ở nhà sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe.
Cụ thể như: trúc đào, ráy, trạng nguyên, nhài vàng, cây đơn, cây ngót nghẻo... Nhựa cây của chúng rất độc hại, có thể dễ dàng dẫn đến ngộ độc khi tiếp xúc hoặc nuốt phải.
Hoa có mùi thơm nồng và nhiều phấn hoa: Một số loài hoa có mùi thơm nồng và nhiều phấn hoa nếu để trong phòng khách dễ gây dị ứng phấn hoa. Cùng với hương thơm nồng nàn của hoa cũng có thể khiến người ta khó thở.
Ví dụ: hoa ly, hoa tulip, hoa ngũ sắc, hoa dạ lý hương, ngâu, hoa nguyệt quế... Khi trồng hoa trong phòng khách nên trồng một số loại có mùi thơm nhẹ như hoàng dương hoặc hoa trà, có mùi thơm nhưng không nồng, khiến người ta cảm thấy đặc biệt dễ chịu.
Ngoài ra, khi trồng hoa trong phòng khách, tốt nhất nên chọn những loại cây có tác dụng thanh lọc không khí tốt như: cây ngũ gia bì, cây thường xuân, cây đa búp đỏ, thường xuân... Các cây cảnh này có khả năng hấp thụ mạnh các loại khí độc hại trong nhà, giúp không khí trong nhà bạn trong lành hơn.
Vì nhiều người thích trồng cây cảnh nên họ cũng trồng rất nhiều loại hoa, cây trong phòng khách. Thậm chí chỉ vài mét vuông phòng khách, ban công đã có đến hàng trăm chậu cây.
Trồng cây cảnh theo cách này thực sự không tốt. Việc mua hoa, chậu và đất sẽ tốn rất nhiều tiền. Nếu cây cảnh này chết đi, bạn sẽ rất đau lòng, đau ví.
Đương nhiên, nó cũng sẽ ảnh hưởng đến môi trường trong nhà nếu chúng chất thành một đống bừa bộn, không những không mang lại vẻ đẹp cho căn phòng mà còn mang lại cho người ta cảm giác rất bừa bộn.
Mẹo nhỏ: Bạn không cần trồng quá nhiều cây cảnh trong phòng khách, chỉ cần chọn một vài chậu hoa mà mình thích, phù hợp với phòng khách và trang nhã là được. Ví dụ: lan quân tử, trầu bà lá xẻ, phát tài phát lộc, quất...
Đặt một số chậu cây trong phòng khách cũng rất tốt vì chúng thanh lọc không khí trong nhà và mang ý nghĩa tốt đẹp. Chỉ cần được cắt tỉa đúng cách là chúng sẽ rất đẹp.
Tuy nhiên, nếu thông gió không tốt, cây cảnh trồng trong phòng khách cũng đặc biệt dễ bị sâu bệnh, côn trùng gây hại khiến hoa lá ngả vàng, rụng, héo rũ nhìn rất bơ phờ, bệnh tật.
Nhiều cây trồng trong nhà đều thích môi trường ẩm ướt, nhưng chúng cũng thích thông gió. Một khi thông gió không tốt, chúng dễ bị bệnh và côn trùng gây hại, trường hợp nghiêm trọng thì rễ sẽ bị thối và khô héo.
Mẹonhỏ: Cây cảnh trồng trong phòng khách cũng cần được thông thoáng như mở cửa sổ thường xuyên hoặc mở cửa trong nhà để không khí lưu thông và giảm sự xuất hiện của sâu bệnh.
Nhiều người dù thích cây cảnh nhưng lại là "kẻ giết hoa”. Họ thường mua hoa về trồng... đến chết. ĐIều này không chỉ gây tốn kém mà còn gây chán nản, bực bội. Đó là vì bạn chỉ biết ngắm cây mà không biết chăm sóc nó.
Việc không biết cách chăm sóc cây cảnh như vậy trong thời gian dài cũng sẽ dẫn đến hoa và cây bị úa vàng, rụng lá, đồng thời xuất hiện sâu bệnh và côn trùng gây hại.
Nếu những loại cây như vậy được trồng trong nhà cũng sẽ dẫn đến chất lượng không khí trong nhà kém. và ảnh hưởng tới sức khỏe gia đình bạn.
Trồng cây cảnh là "bộ môn" cần phải được học tập cẩn thận và lưu ý nghiêm ngặt.
Bạn đừng tưới quá nhiều: 80% số hoa chúng ta trồng đều bị chết nước, bởi vì nhiều người không thể kiểm soát bản thân và luôn tưới nước cho hoa và cây.
Cũng có người không hiểu rõ thói quen của hoa và cây, nếu hoa thích nước kiềm được đổ vào nước có tính axit, hoa thích nước có tính axit được đổ vào nước có tính kiềm sẽ dễ khiến cây cảnh bị héo và chết.
Kiểm soát tưới nước: Vì vậy, muốn cây cảnh phát triển tốt, trước tiên bạn cần kiểm soát việc tưới nước và xem đất có chuyển sang màu trắng hay không trước khi tưới nước. Bạn cũng cần hiểu thói quen của hoa và cây, từ đó tưới nước khác nhau tùy theo từng loại hoa và cây khác nhau.
Học cách bón phân: Cây cảnh đều phụ thuộc vào phân bón nên khi trồng hoa chúng ta cũng cần bón phân. Tuy nhiên, khi bón phân cho hoa, cây tốt nhất nên sử dụng các loại phân hữu cơ như nước bón bánh lên men, phân cừu lên men, nước gạo lên men,…
Những loại phân bón này có thể làm cho đất tơi xốp và thoáng khí, thúc đẩy sự phát triển của hoa và cây, đồng thời liên tục giải phóng chất dinh dưỡng để hoa và cây phát triển tốt hơn.
Không bao giờ sử dụng phân bón chưa lên men hoặc bón quá đậm đặc vào thời kỳ cây sinh trưởng chậm hoặc trong thời gian cây cảnh ngủ đông sẽ dễ gây cháy rễ.
Cắt tỉa và tạo kiểu: Nhiều cây cảnh cần được cắt tỉa thường xuyên, chẳng hạn như cắt bỏ những cành, lá khô, bệnh và yếu, những cành, hoa mọc dài, hoa tàn... Ngoài ra, cây cảnh cần được cắt tỉa để tránh phát triển quá lộn xộn, mất đi vẻ đẹp.
Khi tỉa cây, bạn chỉ cần tạo dáng phù hợp theo hình dáng của cây cảnh sao cho cây tròn, đầy đặn, hình dáng tổng thể đẹp hơn.
Vì thế, bạn cần phải thường xuyên kiểm tra cây cảnh của mình để kịp thời xử lý các vấn đề của chúng. Ví dụ, thay chậu và thay đất kịp thời, thay thế vị trí kịp thời, cắt tỉa kịp thời và phun thuốc trừ sâu kịp thời có thể ngăn chặn hoa và cây bị héo và chết.
Bởi vì một khi cây cảnh có vấn đề sẽ ảnh hưởng đến chất lượng không khí trong nhà và dẫn đến sức khỏe gia đình không tốt. Vì vậy, việc phát hiện sớm và điều trị sớm cũng có thể giúp hoa, cây phát triển tốt hơn.